Nữ sinh trường Ams nhận học bổng 7,8 tỷ tại Mỹ: Viết bài luận về MẸ khiến ai cũng nghẹn ngào
Mẹ là người thầy vĩ đại. Em học được từ mẹ phong thái đĩnh đạc, cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm từ những điều nhỏ nhất…
Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời, là người em nhìn vào để nỗ lực mỗi ngày’, Trà My xúc động khi chia sẻ về mẹ.
Khúc Trà My (SN 2004, Hà Nội), học sinh lớp chuyên Anh, trường THPT Chuyên Amsterdam vừa xuất sắc dành học bổng toàn phần trị giá 7,8 tỷ đồng tại trường Đại học Haverford College. Chuyên ngành mà nữ sinh theo học là Xã hội học (Sociology), tập trung chủ yếu vào Giáo dục (Educational Studies).
Thành tích xuất sắc mà Khúc Trà My đạt được:
GPA 9.6; IELTS 8.0
Giải Nhì môn Tiếng Anh trong kỳ thi HSG cấp thành phố năm lớp 9
Giải Nhất môn Tiếng Anh trong kỳ thi HSG cấp thành phố năm lớp 11
Phó Chủ tịch CLB GreenAms 6520 Robotics Team
Phó Chủ tịch CLB Hanoi – Ams Rock Club.
BÀI LUẬN XÚC ĐỘNG VỀ MẸ GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH
Nữ sinh trường Ams có tên đầy đủ là Khúc Trà My. Em có cái tên kêu như chuông, để lại ấn tượng cho mọi người xung quanh. Tên của em xuất phát từ một loài hoa đẹp, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ, sự may mắn trong cuộc sống. Hoa Trà My có màu sắc tươi thắm, sang trọng và rực rỡ khiến mọi người không thể rời mặt khi trông thấy.
Video đang HOT
Có lẽ mẹ đã đặt tên con gái là Trà My với mong muốn mai sau em sẽ xinh đẹp, yêu kiều và mang vẻ đẹp toàn diện từ cốt cách đến tâm hồn. Không khiến mẹ phụ lòng, Trà My là một cô gái tốt bụng, hiểu chuyện và có thành tích học tập đáng nể phục. Nữ sinh chia sẻ, em sống với mẹ, hằng ngày chứng kiến mẹ làm việc vất vả để nuôi em ăn học. Điều này khiến em cảm thấy thương và biết ơn mẹ vô cùng. Em muốn học thật giỏi, kiếm được tiền để phụ giúp mẹ.
Chân dung nữ sinh Khúc Trà My.
Từ nhỏ, My tỏ ra hứng thú với môn Tiếng Anh. Mọi hoạt động giải trí của em đều bằng ngôn ngữ Anh như: Nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo,… Đặc biệt, em thấy bản thân yêu thích văn hóa Mỹ nên thường sưu tầm tư liệu về nó.
Trà My hào hứng chia sẻ: “Khi còn bé, em đã đặt ra nhiều mục tiêu khác nhau. Trên bàn học của em dán chi chít những mảnh giấy ghi các mục tiêu như: Quyết tâm đỗ vào trường Ams, phải đạt chứng chỉ IELST 8.0, đi du học khi kết thúc chương trình cấp 3,… Có đôi lúc, em thấy những ước mơ ấy viển vông vì tài chính gia đình em không tốt. Nhưng thật may mắn vì em không bỏ cuộc.
Em đã từng bước, từng bước chinh phục các mục tiêu. Và suất học bổng toàn phần đã giúp em có cơ hội sang Mỹ học tập. Mẹ cũng không cần lo lắng nhiều về chuyện học phí cho em nữa. Em đã trút đi được phần nào gánh nặng trong lòng”.
Nữ sinh Hà Nội cho biết, khi “apply” vào Đại học Haverford College, bản thân đã tìm hiểu rất kỹ. Đây là một trong những ngôi trường thuộc nền Giáo dục khai phóng. Trường có thế mạnh đào tạo các ngành như: Công nghệ, Sinh học, Tâm lý học,… Bên cạnh đó, trường có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở bang Havertown, Pennsylvania, cách thành phố New York khoảng 2 tiếng đi ô tô.
“Trường gần với trung tâm thành phố nên rất tiện. Cuối tuần, em có thể cùng các bạn đến đó khám phá những điều mới lạ. Quan trọng là sau khi ra trường, em có nhiều cơ hội đi thực tập ở công ty tốt. Một điều mà em hào hứng nữa là Đại học Haverford College liên kết với 1 trường trong khối Đại học khai phóng và 1 trường trong nhóm đại học Ivy League. Như vậy, em sẽ được tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu tại ngôi trường ưu tú”, nữ sinh cho biết.
Trà My học ở mẹ cách làm việc nghiêm túc, chỉn chu dù là điều nhỏ nhất.
Về bài luận, Trà My viết về mẹ – người mà em yêu thương nhất trên cuộc đời. Mẹ của nữ sinh là một người thợ cắt tóc bình dị. Công việc mỗi ngày của mẹ rất vất vả, nhiều hôm phải làm việc đến tận khuya. Suốt bao nhiêu năm qua, mẹ đã tảo tần sớm khuya nuôi nấng Trà My nên người. Cuộc sống của 2 mẹ con chẳng hề dễ dàng, nhiều lúc gặp khó khăn nhưng mẹ vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cô con gái nhỏ. “Mẹ không phải là người lao động trí thức cao siêu gì nhưng tất cả những điều mẹ làm khiến em nể phục vô cùng”, Trà My nghẹn ngào.
Khi còn nhỏ, Trà My sống cùng bố mẹ nhưng cuộc sống gia đình không yên ấm. Nữ sinh nhiều lần chứng kiến mẹ khóc rất nhiều vì buồn phiền. Điều đó khiến em nghĩ rằng, khóc là một điểm xấu, là cảm xúc tồi tệ của con người. Dần dần em trở nên lầm lì, không bộc lộ cảm xúc và luôn tỏ ra mạnh mẽ. Mãi về sau, khi đã trải qua nhiều chuyện, Trà My mới học được cách bộc lộ tình cảm.
Nữ sinh Hà Nội tâm sự: “Bộc lộ tình cảm giúp bản thân trở nên thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Đây cũng là cách thể hiện được cảm xúc với mọi người xung quanh. Em đã tìm lại được cảm xúc bằng cách viết lách mỗi ngày. Em nhận ra đây không phải là yếu điểm mà là một lợi thế, một điều tích cực. Chính mẹ là người dạy cho em điều tuyệt vời này”.
Ở bài luận thứ hai, Trà My viết về mức độ phù hợp của bản thân với Đại học Haverford College. Ngôi trường nâng cao sự tự lập, tự giác để sinh viên tự do tham gia các hoạt động. Ngay cả bài kiểm tra cũng được mang về nhà làm, trong ký túc xá không có giáo viên giám sát. Trường không có quy định, nguyên tắc khắt khe, để sinh viên được thoải mái nhất. Trà My là một cô bé tự lập từ nhỏ, vì thế em thấy Đại học Haverford College phù hợp với cách sống, cách làm việc của bản thân.
Vì hoàn cảnh gia đình nên Trà My có tính cách tự lập từ khi còn nhỏ.
TRƯỞNG THÀNH TỪ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, LÀ PHÓ CHỦ TỊCH SIÊU NGẦU
Vì đang là học sinh cuối cấp nên lịch học của Trà My gần như kín cả tuần. Nữ sinh còn phải chuẩn bị hồ sơ du học nên khối lượng công việc giải quyết mỗi ngày rất nhiều. Thế nhưng, nữ sinh vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Trà My là Phó Chủ tịch 2 CLB có sức ảnh hưởng lớn.
CLB Hanoi – Ams Rock Club do nữ sinh điều hành thường tổ chức dự án âm nhạc lớn. CLB có khoảng 50 thành viên, Trà My tham gia từ khi mới vào lớp 10 và được mọi người tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch. Mỗi khi sự kiện diễn ra, nữ sinh là người chịu trách nhiệm phân bổ công việc: Truyền thông, design, liên hệ với các ca sĩ, liên hệ với khách mời… Trước đó nhiều ngày, nữ sinh sẽ đi khảo sát địa điểm có thể tổ chức, trao đổi giá thuê trang thiết bị với các bên,… Đây là công việc tương đối phức tạp, cần sự nhanh nhạy, khéo léo.
Ngoài ra, Trà My còn là Phó Chủ tịch CLB GreenAms 6520 Robotics Team. Các hoạt động trong CLB mở ra cho nữ sinh cơ hội được làm việc với nhiều người, học hỏi nhiều điều quý giá. Buổi tối, em còn tranh thủ đi dạy thêm môn Tiếng Anh cho trung tâm Anh ngữ.
Nữ sinh tài năng là Phó Chủ tịch tại 2 câu lạc bộ có sức ảnh hưởng lớn.
Dù làm nhiều việc cùng một lúc nhưng Trà My luôn tràn đầy năng lượng tích cực, không hề than phiền hay cảm thấy áp lực. Bởi đơn giản em coi đó không phải là khó khăn mà là cơ hội quý giá để bản thân được rèn luyện. Em trân trọng những điều đã trải qua vì đã cho em những bài học vô cùng đắt giá. Thêm nữa, việc nhìn mẹ hàng ngày phải làm việc vất vả khiến nữ sinh càng cảm thấy phải nỗ lực gấp nhiều lần.
Nữ sinh Hà Nội xúc động chia sẻ: “Mẹ là người thầy vĩ đại. Em học được từ mẹ phong thái đĩnh đạc, cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm từ những điều nhỏ nhất. Mẹ chưa bao giờ tạo áp lực cho em, thường động viên em phấn đấu thật nhiều để được sang Mỹ. Những lúc mệt mỏi, mẹ thường nói với em rằng: “Cố gắng hết sức để không phải hối hận và nuối tiếc”. Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời, là người em nhìn vào để nỗ lực mỗi ngày”.
Ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hành trang sang Mỹ du học của Trà My chính là những lời nói, lời dạy sâu sắc của người mẹ dịu hiền. Nữ sinh quyết tâm sẽ học thật tốt, có công việc ổn định để sớm đưa mẹ sang Mỹ định cư. Còn 3 tháng nữa em phải rời xa vòng tay của mẹ, hiện tại em đang cố gắng bên mẹ mỗi ngày, cùng mẹ đi du lịch nhiều nơi để lưu giữ kỷ niệm ngọt ngào.
Bật mí nữ sinh trường Ams đỗ thủ khoa đầu vào Học viện âm nhạc
Dù chỉ mới 17 tuổi nhưng Bùi Tú Uyên đã vừa là học sinh trường THPT Amsterdam vừa là thủ khoa đầu vào khoa Đàn dây, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Được thầy giáo NSƯT Bùi Công Duy nhận xét là một cô học trò đặc biệt, Tú Uyên đã chứng tỏ bản thân đặc biệt thật sự khi 15 tuổi cô bé trở thành thủ khoa đầu vào tại Khoa Đàn Dây, chuyên ngành Violon dù trước đó không có nhiều thời gian cho việc học nhạc.
Kể về đam mê âm nhạc của mình với VietNamNet, Tú Uyên cho biết cô được mẹ cho theo học đàn từ khi còn khá nhỏ. Tuy nhiên, mục đích của việc học này chỉ là để giải tỏa những căng thẳng khi học hành. Đi học đã nhiều năm nhưng Tú Uyên cảm thấy bản thân chỉ đạt được một trình độ nhất định, không phát triển được thêm.
"Đợt em thi vào THPT, em dành chủ yếu thời gian để ôn luyện nên không có thời gian theo học đàn. Chỉ khi nào căng thằng, em tự chơi đàn ở nhà. Khoảng thời gian này, em lại càng cảm thấy thích chơi đàn hơn. Chình vì vậy, em đã xin mẹ cho thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam", Tú Uyên kể lại.
Dồn sức cho những niềm đam mê, Tú Uyên vừa đỗ chuyên Anh trường THPT Amsterdam vừa đỗ thủ khoa đầu vào Khoa Đàn Dây, chuyên ngành Violon. Những ngày đầu, cô bé cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian hợp lý. Tuy nhiên, sau 3 năm học song song 2 trường, mọi thứ với Tú Uyên dẫn đi vào quỹ đạo ổn định.
Dù là một người có tài năng, năng khiếu về âm nhạc nhưng Tú Uyên lại xác định không theo ngành này mà chỉ học vì đam mê. Cô được thầy giáo ủng hộ hết mình và định hướng, âm nhạc là thứ rất tốt, khi học nhạc, Uyên có thể vận dụng sự sáng tạo về tư duy để vận dụng vào những điều khác trong cuộc sống.
Không chỉ có niềm đam mê với âm nhạc, Tú Uyên còn là một học sinh giỏi từng tham gia nhiều cuộc thi, có nhiều giải thưởng từ khi còn bé. Gần đây nhất, Tú Uyên cũng 2 người bạn của mình đã thắng giải cao nhất của cuộc thi Earth Prize 2022 với ý tưởng băng vệ sinh phân hủy sinh học từ vỏ thanh long.
Là người phụ trách kỹ thuật chính, Tú Uyên phải tìm tòi và đọc rất nhiều tài liệu vì đây là ý tưởng mới, chưa có nhiều tài liệu sẵn có. Cũng theo Tú Uyên, ý tưởng của nhóm xuất phát từ những lời kêu gọi cộng đồng, xã hội tham gia "giải cứu nông sản" với các điểm bán thanh long rẻ khắp nơi. Cả nhóm cũng mong muốn làm ra đồ dùng thân thuộc với phái nữ từ chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
Chia sẻ với VieNamNet, Tú Uyên cho hay, bản thân cô cùng cả nhóm khá bất ngờ khi giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi này. Bởi khi dự thi, cả nhóm cũng không đặt mục đích là nhất định phải giành giải thưởng mà chỉ coi đây là dịp học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
Nam sinh giành học bổng toàn phần Mỹ với bài luận về cách vượt qua biến cố Nam sinh Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 2004, ở Hà Nội) - học sinh lớp 12 tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc giành học bổng toàn phần tại Mỹ. Để có thành tích trên, ngay từ năm học lớp 9, Hoàng Trung đã tìm hiểu về môi trường giáo dục quốc tế và tự đặt ra mục tiêu...