Nữ sinh tô son, hiệu trưởng gặp khó
Trước quy định cấm học sinh tô son môi đến lớp của THPT Lô-mô-nô-xốp, lãnh đạo một số trường cho biết họ cũng gặp nhiều khó trước chuyện trang phục, trang điểm cua học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: “Nhiều em trang điểm đậm, không phù hợp với tuổi”
Hầu như trường nào cũng có quy định trong nội quy về việc học sinh không được trang điểm lòe loẹt, ăn mặc lố lăng đến lớp nhưng thực tế nữ sinh bây giờ một số em vẫn trang điểm. Nếu một chút nhẹ nhàng thì không sao nhưng nhiều em trang điểm rất đậm, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
Với vi phạm này trường chỉ nhắc nhở, không có kỉ luật nặng.
Cũng có những em phản ứng khi thầy nhắc nhở nói đây là quyền của các em, không có gì vi phạm đạo đức nhà trường.
Về trang phục của học sinh cũng ít nhiều có biến tấu. Có em quần bó quá, lại cạp trễ, áo thì quá ngắn. Trong khi nội quy nhà trường quy định rất rõ về chất lượng, màu sắc, kích cỡ. Nhưng phải nói thật có khi mình làm quá, các em mang quần áo vào nhà vệ sinh rồi thay. Trường không thể làm triệt để được.
Có trường hợp nhà trường phải mời phụ huynh lên để nói chuyện. Lúc đầu bố em học sinh phản ứng. Tôi phải xin lỗi phụ huynh rồi nói anh nhìn cháu mặc như vậy thấy thế nào rồi gia đình mới chịu.
Tôi vẫn nói với học sinh về trang phục, trang điểm trường không quá cứng nhắc nhưng các em đừng thời trang quá cũng đừng lôi thôi, luộm thuộm khi đến trường là được.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội: “Trường muốn học sinh không sơn móng chân, móng tay…”
Vừa qua, trong buổi sinh hoạt đầu tuần nhà trường đã nêu chuyện của Trường THPT Lô-mô-nô-xốp và nhắc nhở các con nên ăn mặc sao cho phù hợp khi đến trường.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.
Nhưng thú thật là một số học sinh tập trung ở những lớp đông nữ sinh vẫn trang điểm, có loại son khiến môi các em rộp lên. Trường cũng đã có nội quy học sinh không được đánh móng chân, móng tay, tô son môi đậm đến trường. Có lần mình phải kéo học sinh ra trước gương, cô trò nhìn nhau rồi nói em trang điểm thế này còn già hơn cô.
Vi phạm có giảm đi song có em vẫn tiếp tục trang điểm. Có em phản ứng “như vậy là đẹp mà cô”. Không ít em cũng phản bác em trang điểm nhưng vẫn ngoan, học giỏi.
Nhu cầu làm đẹp của học sinh hiện nay như một trào lưu, trường ngăn cấm quá nhiều khi lại không có tác dụng giáo dục, dễ gặp phản ứng của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Hiệu phó THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội: Chút phớt hồng cho đẹp cũng không sao
Video đang HOT
Trường chưa có quy định cấm học sinh không được tô son môi đến lớp. Nếu các em tô chút cho phớt hồng, đẹp đôi môi cũng không sao. Chỉ trường hợp các em làm quá thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và giám thị mới nhắc nhở. Tuy nhiên việc nhiều em tô son môi quá đậm đến lớp ở trường tôi không nhiều trừ những ngày lễ hội của trường.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Hiệu phó trường THPT Kim Liên, Hà Nội.
Về trang phục trường cũng đã có quy định rất rõ ràng về đồng phục, trừ những ngày mưa hoặc trời rét các em có thể ăn mặc sao cho đủ ấm là được.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội: “Nên trao đổi cách làm với học sinh”
Ông Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Trang phục, trang điểm đến trường đối với học sinh, nhất là học sinh nữ hiện nay rất quan trọng. Chuyện trang điểm là vấn đề thẩm mỹ và nhu cầu riêng của các em do đó không nên quá độc đoán, cứng nhắc. Nếu các em vẽ lông mày, tô son quá đậm hay xăm trổ thì giáo viên, nhà trường can thiệp. Nên lấy ý kiến của học sinh khi thực hiện các việc này.
Trường tôi không có quy định cấm học sinh trong chuyện ăn mặc, trang điểm. Giáo viên khi thấy học sinh có chuyện trang điểm hay ăn mặc quá lên thường sẽ trao đổi trực tiếp với học sinh hoặc đưa vấn đề ra trước lớp để cùng thảo luận, thống nhất cách làm.
Theo Văn Chung/Báo Vietnamne
Nhiều học sinh Mỹ bị đình chỉ vì mạng xã hội
Những người nghĩ mạng xã hội là nơi xả bực tức sẽ phải nghĩ lại sau các vụ học sinh Mỹ bị đình chỉ học vì... Twitter.
Nói xấu cô giáo, dọa đánh bom trường trên Twitter
Tháng 10/2012, trường Trung học Thành phố Granite ở bang Illinois, Mỹ, đình chỉ hơn 10 học sinh trong 5 ngày vì liên quan bài đăng mang nội dung xúc phạm giáo viên, Stl Today cho hay.
Sự việc bắt nguồn từ học sinh viết nhận xét xấu về cô giáo trên Twitter. Bạn bè của nam sinh này chia sẻ và bài viết nhanh chóng lan rộng trên mạng xã hội.
Học sinh DeAndre Williams, 15 tuổi, một trong những người chia sẻ bài viết, cho biết, cậu không suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động và không ngờ hậu quả nghiêm trọng đến vậy.
DeAndre Williams, 15 tuổi, bị đình chỉ học hai ngày vì chia sẻ bài nói xấu cô giáo trên Twitter. Ảnh: Stl Today
"Em thậm chí không nghĩ gì cả. Lúc đó, em đang tụ tập cùng bạn bè tại nhà và thấy nó trên Twitter. Em bật cười rồi chia sẻ trên trang cá nhân. Nó không giống việc chúng em hét lên trong hành lang và khiến cô giáo xấu hổ trước mọi người", Williams nói.
Vụ việc khiến phụ huynh và học sinh bức xúc. Họ tiếp tục đăng bài phản đối quyết định của nhà trường trên Twitter. Một số học sinh bị đình chỉ khi thích bài đăng của bạn khác.
Dylan Thevenout, học sinh 17 tuổi, nhận hình thức kỷ luật tương tự vì cậu giao tiếp với những người có dấu hiệu phản đối quyết định của nhà trường.
Ngoài ra, trường này cũng đình chỉ một học sinh dọa đánh bom trên Twitterđể... không phải đi học và 3 người chia sẻ bài viết.
Ed Yohnka, nhân viên Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ tại Illinois cho rằng, trường Trung học Thành phố Granite đã "đi quá xa" khi giám sát hoạt động của học sinh trên Internet.
"Ngay cả khi học sinh có lời nói hoặc hành động không phù hợp bên ngoài trường, phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm uốn nắn các em", ông Yohnka nói.
Trước cuộc phản đối của phụ huynh và học sinh, Hiệu trưởng Jim Greenwald nói: "Chúng tôi không kiểm soát ý kiến cá nhân trên Internet, nhưng nếu nó ảnh hưởng danh dự giáo viên hay đe dọa sự an toàn của trường, nhà trường buộc phải can thiệp".
Ông cho biết thêm, trường đã phổ biến quy định sử dụng mạng xã hội và điện thoại với học sinh từ đầu năm học và cho các em ký vào bản cam kết.
Tuy nhiên, theo DeAndre Williams, phần lớn học sinh không hiểu nội dung của bản cam kết về những hành vi bên ngoài trường trên Internet. Cậu cho rằng, nhà trường nên xử lý vụ việc một cách mềm mỏng hơn là đưa ra hình thức xử phạt nặng, khiến nhiều người bức xúc. Những học sinh liên quan bài đăng cũng sẵn sàng xin lỗi giáo viên vì lời nói đùa vô ý thức.
Bị đình chỉ vì nhục mạ hiệu trưởng trên Twitter
HW bị đình chỉ học hai ngày và bị cấm tham gia các hoạt động do trường tổ chức sau khi chỉ trích Hiệu trưởng trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Newswhip
Tháng 1/2014, HW, học sinh 17 tuổi, trường Trung học Sterling ở Somerdale, New Jersey, Mỹ, bực mình vì mẹ đến đón muộn. Nam sinh này cãi nhau với mẹ qua điện thoại khi đang đứng trên hành lang trường học. Một giáo viên căn ngăn, đồng thời báo cáo tình hình với hiệu trưởng vì nữ sinh này vi phạm quy định sử dụng điện thoại của trường và không tôn trọng giáo viên. HW bị đình chỉ trong hai ngày.
Mẹ của HW đã nói chuyện với phó hiệu trường và quyết định kỷ luật được thu hồi. Tối hôm đó, nữ sinh 17 tuổi nói chuyện với bạn bè trên Twitter, hai trong số đó là học sinh trường khác. Cô phàn nàn nhà trường phạt mình dù "không làm sai chuyện gì" và buông lời nhục mạ hiệu trưởng, theo Splc.
Hôm sau, HW đi học như bình thường. Trong khi đó, ban lãnh đạo nhà trường kiểm tra Twitter của cô và phát hiện những lời nói khiếm nhã. Cuối ngày, hiệu trưởng quyết định kỷ luật đình chỉ hai ngày đối với HW.
Sau đó, Giám đốc Jack McCulley và Hiệu trưởng Mark Napoleon mời phụ huynh HW lên làm việc. Một ngày sau, ông McCulley gửi thông báo về gia đình học sinh, cấm HW tham gia các vũ hội, chuyến đi, lễ tốt nghiệp hay "bất kỳ hoạt động nào do trường tài trợ".
Tháng 3/2014, HW gửi đơn khiếu nại lên Tòa án liên bang, cho rằng nhà trường đã ngăn cản quyền tự do ngôn luận của cô. Tháng 4, tòa ra phán quyết: Trường phải thu hồi quyết định xử phạt, đồng thời trả 9.000 USD lệ phí thuê luật sư thay HW. Lãnh đạo nhà trường cũng thay đổi quy định, sẽ thông báo học sinh trước khi kiểm tra tài khoản trên mạng xã hội của các em.
Hơn 20 học sinh bị đình chỉ vì chỉ trích giáo viên trên Twitter
Hơn 20 học sinh trường Trung học McKay bị đình chỉ vì đăng bài trên Twitter. Ảnh: USA Today
Tháng 2/2014, một học sinh trường Trung học McKay ở bang Oregon, Mỹ, đăng bài trên Twitter chỉ trích cô giáo có hành động không đúng mực các nam sinh. Hơn 20 em khác chia sẻ bài viết.
Hiệu trưởng Sara LeRoy đình chỉ học đối với những em này với lý do đe dọa giáo viên qua Internet, theo USA Today.
Quyết định của nhà trường khiến phụ huynh bức xúc và tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. Họ băn khoăn liệu sự trừng phạt này là biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường trên mạng xã hội hay chỉ là phản ứng thái quá, vi phạm quyền tự do ngôn luận của học sinh.
Đình chỉ 3 học sinh đăng hình giáo viên vi phạm luật giao thông
Trường Trung học cơ sở Highland Oaks đình chỉ 3 học sinh đăng hình cô giáo vi phạm luật giao thông lên Instagram. Ảnh: Google
Tháng 4/2015, 3 học sinh trường Trung học cơ sở Highland Oaks ở Memphis, Tennessee, Mỹ, bị đình chỉ học sau khi chia sẻ ảnh cô giáo vi phạm luật giao thông trên Instagram.
Trong ảnh, cảnh sát đang xử phạt Tiffany Jackson, giáo viên lớp 8, do sử dụng giấy phép lái xe quá hạn.
Quyết định này khiến phụ huynh bức xúc.
Shanna Richardson cho biết, con trai cô là một trong những học sinh bị đình chỉ vì chia sẻ bức ảnh đó. Cô cho rằng, nhà trường xử phạt không công bằng, đặc biệt sau khi con cô đã xóa ảnh và xin lỗi giáo viên Jackson.
"Đây là thông tin được công bố rộng rãi. Mọi người có thể thấy bức ảnh trên các trang mạng xã hội hay báo chí", cô Richardson nói thêm.
Nhà trường đình chỉ 3 em với lý do "sử dụng thiết bị truyền thông điện tử không phù hợp".
Theo nội quy được đăng trên trang web của trường, điện thoại bị cấm do nó khiến học sinh mất tập trung trong quá trình học tập.
Theo đó, nhà trường cấm các trường hợp học sinh "sử dụng điện thoại để gian lận thi cử, chụp ảnh, quay phim những hình ảnh không phù hợp về bạn học, nhân viên nhà trường và đăng tải trên Internet, đe dọa hay bắt nạt các bạn, truy cập mạng xã hội trong giờ học"
Tuy nhiên, trên thực tế, nhà trường đưa ra hình thức kỷ luật khi họ chưa xác định liệu học sinh có chia sẻ bức ảnh cô Tiffany Jackson trong hay ngoài giờ học, theo Daily Mail.
Theo Zing
Hiệu trưởng lập bài thi khống cho học sinh rút kinh nghiệm Bà Thanh Hiền tường trình đã chỉ đạo giao lại bộ đề thi lớp 4 cho giáo viên chủ nhiệm cùng phối hợp với trưởng thôn, đưa bài vào tận nhà cho học sinh. Ngày 9/9, Phòng GD&ĐT huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền (Hiệu trưởng Trường tiểu học Hàm Cường 1, xã Hàm Cường, huyện...