Nữ sinh Thụy Điển 16 tuổi được đề cử giải Nobel Hòa bình
Người tiên phong cho các cuộc biểu tình chống ảnh hưởng biến đổi khí hậu ở 105 quốc gia được đề cử bởi ba nghị sĩ Na Uy.
The Guardian ngày 14/3 thông tin, Greta Thunberg (16 tuổi), nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển, người sáng lập phong trào Youth Strike for Climate đã được ba nhà lập pháp Na Uy đề cử cho giải Nobel Hòa Bình 2019.
Greta Thunberg bắt đầu cuộc biểu tình đơn độc tại Thụy Điển vào tháng 8 năm ngoái. Khi đó, em đã bỏ học và ra ngồi bên ngoài trụ sở Quốc hội trong nhiều ngày, cầm trên tay tấm bảng có dòng chữ “Đình công trường học vì khí hậu”.
Greta Thunberg đã tạo ra phong trào chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Ảnh: Reuters
Chỉ sau nửa năm, hành động của em đã truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên trên toàn cầu. Cuộc đình công trên diện rộng dự kiến diễn ra vào thứ sáu ngày 15/3 tại 1.659 thị trấn và thành phố ở 105 quốc gia, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trẻ tuổi.
Freddy André vstegrd, một trong ba nghị sĩ Na Uy đề cử nữ sinh 16 tuổi cho giải thưởng danh giá giải thích: “Chúng tôi đề cử Greta Thunberg bởi nếu con người không làm gì để ngăn chặn biến đổi khí hậu, nó sẽ trở thành nguyên nhân của chiến tranh, xung đột và tị nạn. Greta Thunberg đã phát động một phong trào quần chúng mà tôi đánh giá là đóng góp rất lớn cho hòa bình”.
Trên Twitter cá nhân ngày 14/3, Thunberg viết: “Tôi rất vinh dự và biết ơn về đề cử này. Ngày mai chúng ta sẽ đình công trường học vì tương lai của chúng ta”.
Video đang HOT
Trước đó, nữ sinh gây ấn tượng về khả năng lãnh đạo phong trào khi trực tiếp phát biểu tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cuối năm 2018 diễn ra ở Ba Lan.
Trong khi một số người phản đối các cuộc đình công trường học, Thủ tướng Đức Angela Merkel và chính trị gia Leo Varadkar ở Ireland nằm trong nhóm ủng hộ hành động của Greta Thunberg.
Anne Hidalgo, thị trưởng Paris và chủ tịch của C40 – nhóm thành phố dẫn đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đánh giá cao phong trào của nữ sinh Thụy Điển. Theo ông, Thunberg hoàn toàn chính xác khi nói rằng hành động của chúng ta ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai của tất cả.
Ông gửi thông điệp đến các công dân trẻ tuổi: “Là người lớn và nhà lãnh đạo chính trị, chúng tôi có trách nhiệm học hỏi từ các bạn và mang đến một tương lai mà các bạn mong muốn”.
Greta Thunberg và tấm biển viết tay nổi tiếng. Ảnh: EPA
Theo quy định, chính trị gia các nước và một số giáo sư đại học có thể đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa bình, sẽ được trao thưởng vào tháng 12. Có 301 ứng cử viên cho giải thưởng năm 2019, gồm 223 cá nhân và 78 tổ chức.
Năm 2014, giải thưởng được trao cho Malala Yousafzai, nữ sinh người Pakistan. Khi đó, Malala mới 17 tuổi và trở thành người đạt giải Nobel trẻ tuổi nhất trong lịch sử. Do đấu tranh vì quyền đi học của trẻ em, đặc biệt là nữ giới, cô bị Taliban ám sát bất thành vào năm 2012 và trở thành biểu tượng toàn cầu.
Thùy Linh
Theo VNE
Quốc gia EU nào nói tiếng Anh tốt nhất và kém nhất?
Pháp được xếp trình độ tiếng Anh thấp nhận trong Liên minh châu Âu (EU) theo chỉ số thành thạo tiếng Anh năm 2018 (2018 English Proficiency Index), được công bố bởi công ty đào tạo ngôn ngữ toàn cầu Education First mới đây.
Chỉ số thành thạo tiếng Anh năm 2018 (2018 English Proficiency Index), được công bố bởi công ty đào tạo ngôn ngữ toàn cầu Education First, đã so sánh trình độ tiếng Anh giữa những người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ từ 88 quốc gia trên thế giới.
Chỉ số này, được biên soạn bằng cách kiểm tra 1,3 triệu người mà tiếng Anh không phải là bản ngữ của họ, qua đó chỉ số của người Pháp cho thấy rằng đây là đất nước nói tiếng Anh ít thành thạo nhất so với bất kỳ quốc gia EU nào.
Pháp có trình độ tiếng Anh thấp nhất trong Liên minh châu Âu, theo một chỉ số hàng năm được công bố. (Ảnh: ef.com)
Chỉ số thành thạo tiếng Anh phân loại các quốc gia vào năm cấp độ, bao gồm: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Chỉ số "rất cao", tức là có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ với mọi sắc thái, đọc văn bản chuyên ngành một cách dễ dàng và thương lượng hợp đồng với người nói tiếng Anh bản xứ, chỉ số "rất thấp" dành cho những người chỉ có thể tự giới thiệu bản thân, hiểu những từ đơn giản và đưa ra các câu cơ bản.
Ý và Tây Ban Nha cũng là hai quốc gia có chỉ số thành thạo tiếng Anh thấp. Tuy nhiên, trong khi cả Pháp và Ý đều đã cải thiện trình độ tiếng Anh của họ kể từ báo cáo năm ngoái, Tây Ban Nha lại thể hiện sự giảm sút.
Người dân Thụy Điển được xếp hạng những người nói tiếng Anh không phải là người bản địa tốt nhất thế giới, Hà Lan, xếp thứ hai.
Đan Mạch, Đức và Bỉ nằm trong số các nước EU khác có chỉ số thành thạo tiếng Anh "rất cao", trong khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Hungary, nằm trong nhóm có chỉ số "cao".
Nhìn chung, châu Âu là nơi nói tiếng Anh tốt hơn so với bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới nơi tiếng Anh không phải bản ngữ, nhưng Education First nhấn mạnh rằng trình độ tiếng Anh có khác biệt rất lớn trong lục địa.
Education First cho biết thêm các biện pháp khác nhau có thể giúp cải thiện mức độ thành thạo tiếng Anh, bao gồm chính thức công nhận tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng; dạy tiếng Anh cho tất cả trẻ em bắt đầu từ cấp tiểu học; tránh lồng tiếng vào phim và chương trình truyền hình tiếng Anh.
Thái Hằng
Theo Euro News
Thụy Điển: Thầy hiệu trưởng mặc váy tới trường nhằm xóa bỏ định kiến Thầy hiệu trưởng người Thụy Điển coi những quy định về trang phục dành cho từng giới là "lỗi thời và thâm căn cố đế", thầy hy vọng ngày càng nhiều học sinh, không phân biệt lứa tuổi, phá vỡ những rào cản về trang phục nhằm tạo ra một xã hội cởi mở, xóa bỏ định kiến. Thầy Henrik Theorin (45 tuổi)...