Nữ sinh thi THPT Quốc gia: Mẹ ung thư, bố bị thận và ước mơ kiếm thật nhiều tiền
Trước hoàn cảnh khó khăn, cô nữ sinh lớp 12 mong muốn sau này sẽ thật thành công, kiếm được nhiều tiền để chữa bệnh cho bố mẹ.
Ba mắc bệnh thận, mẹ bị ung thư
Là một trong những thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2019, hoàn cảnh của em Phạm Thị Thu Hồng (xóm 13, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) nhận được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè . Nhà Hồng có 3 anh chị em, Hồng là con cả. Dưới em vẫn còn một em gái đang học lớp 7 và em trai đang học lớp 4.
Trước đây, bố em bị sỏi thận và trĩ nên không làm được việc gì nhiều. Sau khi mổ xong, có thể làm một vài việc nhẹ trở lại thì lại hay tin mẹ bị ung thư buồng trứng. Gia đình hoàn toàn khánh kiệt sau hai ca phẫu thuật của bố mẹ. Thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Phẫu thuật xong, mẹ Hồng lại phát hiện có u ác tính ở vú. Từ đó, mỗi tháng một lần, hai mẹ con lại phải đi hóa trị một lần.
‘Từ đầu năm học lớp 12 cứ 21 ngày một lần mẹ lại phải ra Hà Nội để truyền hóa chất và em lại phải nghỉ học để ra chăm mẹ. Nhà em là nhà thuần nông, bố mẹ đều là nông dân nên vướng vào bệnh tật hoàn cảnh lại càng khó khăn. Mẹ em hiện nay thì cũng đỡ hơn dạo vừa đi truyền hóa chất về nhưng cơ bản là vẫn còn yếu và chưa làm được nhiều việc cho lắm.’ – Hồng bộc bạch.
Nữ sinh Phạm Thị Thu Hồng
Khoảng một, hai tháng nay đỡ hơn thì mẹ em đi bán đồ ăn sáng dạo, kiếm được chỉ khoảng 40-50 ngàn một ngày. Còn bố em thì công việc là đi xây, khi nào có việc người ta gọi thì đi. Thế nhưng bố chỉ làm được khoảng 15-20 công một tháng (4 triệu), có tháng mưa gió không đi được có khi lại ở nhà. Mẹ em thì quê ở tận trong Thanh Hóa xa xôi nên người thân cũng không giúp đỡ được nhiều.
Bệnh hiểm nghèo mà điều trị thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ, nhưng may mắn nhà em có sổ hộ nghèo và thẻ bảo hiểm nên số tiền chữa bệnh cũng giảm đi phần nào. Tuy vậy, nhiều lúc gia đình Hồng vẫn rất chật vật để xoay sở mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ vất vả nên 3 chị em Hồng luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và bảo ban nhau giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Luôn nằm trong top của lớp và thường xuyên đi thi học sinh giỏi
Tuy nhà có sổ hộ nghèo nhưng chiếu theo sổ thì số học phí chỉ giảm được chỉ khoảng 300-400 ngàn, tiền học của Hồng vẫn còn khoảng 5 triệu. Nhà trường cũng có hỗ trợ một phần vào ngày Tết. Bây giờ tuy đã học hết năm rồi nhưng nữ sinh vẫn chưa có đủ tiền để đóng hết học phí.
Vì chăm chỉ học tập, cần cù, siêng năng nên Hồng luôn được thầy cô và bạn bè trong lớp yêu quý. Có lẽ do thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình nên nữ sinh không cho phép bản thân ngưng phấn đấu.
Video đang HOT
Thu Hồng (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh với các bạn cùng lớp
Hồng luôn nằm trong số các bạn học giỏi của lớp, bên cạnh đó em còn gặt hái được một số giải học sinh giỏi của huyện và của trường như: 2 giải Khuyến khích môn Toán thi học sinh giỏi cấp trường; giải Ba môn Văn cấp trường; giải Khuyến khích môn Lịch sử cấp trường; giải Khuyến khích cấp thành phố cuộc thi Tích hợp liên môn khoa học trẻ và giải Ba môn Sinh học cấp huyện.
Tài sản quý giá nhất của Hồng trong học tập có lẽ là những tờ giấy khen, giấy chứng nhận
‘Ước mơ thật thành công để kiếm tiền chữa bệnh cho bố mẹ’
Hồng tâm sự: ‘ Em có định học và thi các ngành khối quân sự công an vì muốn đỡ tiền nuôi của bố mẹ nhưng đợt vừa rồi em đi khám tuyển thì trượt vì chiều cao nên em chuyển hướng qua các khối ngành luật.
Em luôn giấu bố mẹ em về ước mơ của mình vì điều kiện không cho phép mà mẹ lại không lo cho em được nên em sợ mẹ buồn. Em rất muốn đi học để tiếp tục con đường và ước mơ của mình nhưng cứ nghĩ đi nghĩ lại lại thấy khó khăn quá…’
Những ngày đi thi THPT quốc gia vừa rồi tuy mẹ cũng rất muốn đưa em đi thi nhưng điểm thi cách xa nhà, xe máy lại không có cộng sức khỏe không cho phép nên mẹ đành nhờ một chú hàng xóm chở em đi. Hồng cho biết bài thi em làm tạm ổn, môn Toán em được 8 điểm còn môn Văn thì được khoảng 7 điểm.
Nữ sinh luôn lạc quan và nghị lực dù hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, khó khăn
Khi được hỏi về mong muốn của mình, cô nàng chỉ nói: ‘Em thực sự mong muốn có được sự giúp đỡ để vượt qua lúc khó khăn này và có thể đỗ đại học để mai sau thật thành công, kiếm được nhiều tiền phụ giúp, chữa bệnh cho bố mẹ và nuôi các em ăn học.’
Trước mắt Hồng là vô vàn thử thách mà cuộc sống đặt ra, với những khó khăn mà em đã vượt qua, tôi tin tưởng và cầu mong những ước mơ của em sớm trở thành hiện thực.
Theo baodatviet
Sao bây giờ người ta không tin sự tử tế?
Từ bao giờ việc tử tế lại bị nghi kỵ, không đáng tin? Phải chăng thông tin tiêu cực tràn lan khiến nhiều người không tin vào sự tử tế diễn ra ngay trước mắt?
Những ngày qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về hình ảnh Đại úy Vũ Đức Lợi - Phó trưởng Công an phường Minh Khai (Thành phố Hà Giang) dùng xe máy, đến tận nhà thí sinh Trần Thị Yến (ở tổ 5 phường Quang Trung, thành phố Hà Giang) đưa em đến điểm thi Trung học phổ thông quốc gia 2019 đúng giờ.
Việc làm ấy được đánh giá là hành động đẹp, kịp thời và nhân văn, đồng thời cũng cho thấy sự phản ứng nhanh của lực lượng tại chỗ khi có sự cố xảy ra.
Nhưng thật tiếc rằng sau khi những hình ảnh tốt đẹp đó được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng lại xuất hiện những ý kiến trái chiều cho rằng đó là "diễn", là sự sắp đặt để truyền thông...
Những nghi vấn được đưa ra như trong khoảng thời gian chuẩn bị, cả nước có hàng trăm trường hợp bỏ thi, nhưng tại sao mỗi thí sinh này được truy tìm, được đón cho kịp giờ thi?
Góc ảnh khác do phóng viên Chí Tuệ chụp đăng trên trang mạng xã hội cá nhân.
Đặc biệt lý do được cho là có sự sắp đặt khi lúc chiến sĩ "hộ tống" thí sinh ngủ quên đi thi, tại sao có nhiều phóng viên, báo chí chụp ảnh, đưa tin vậy, trong khi các điểm trường khác không có phóng viên nào?...
Sự việc đẩy lên cao khi chính phóng viên Trí Tuệ (báo Tuổi Trẻ) là người có mặt tại điểm thi Trung học phổ thông Lê Hồng Phong sáng 26/6, ghi lại những hình ảnh Đại uý Lợi "hộ tống" thí sinh ngủ quên đi thi - cho biết, sáng hôm đó, 6h anh có mặt tại điểm thi này để tác nghiệp đã phải lên tiếng xác minh.
Tất cả những tiếng nói của người trong cuộc đã chứng minh việc tử tế của Đại úy Vũ Đức Lợi.Nhóm phóng viên gồm các báo Tuổi Trẻ, Người đưa tin, Lao Động, VTC News, Vnexpress, Tiền Phong... cũng đều đã chứng kiến và lần lượt lên tiếng trên mặt báo.
Vậy thì từ đâu mà nhiều người lại nghi ngờ việc tốt như thế?
Có thể đổ lỗi cho việc hàng ngày có những rừng tin tức tiêu cực đập vào mắt nên người ta có quyền nghi ngờ.
Nhưng chẳng lẽ một việc làm tử tế bây giờ khó tin đến thế sao?
Ảnh do phóng viên báo điện tử Người đưa tin chụp sáng ngày thi đầu tiên.
Việc Hà Giang năm ngoái có tiêu cực không có nghĩa là năm nay Hà Giang phải "diễn" một việc tử tế?
Không ai nghĩ thế cả. Chỉ có ai đó hẹp hòi, thiển cận mới nghĩ như vậy.
Nhiều việc tốt tương tự vẫn diễn ra hàng ngày mỗi khi kỳ thi tới sao mọi người không để ý?
Những bữa cơm thiện nguyện, nước uống miễn phí, những bóng áo xanh tình nguyện, áo xanh công an đều giúp hết sức cho các thí sinh có một kỳ thi an toàn và hiệu quả.
Tại sao không mở lòng ra để nhìn thấy việc tử tế diễn ra hàng ngày. Thay vì phân tích và võ đoán, tại sao những người đưa ra ý kiến chỉ trích ấy không làm một việc tử tế nho nhỏ thôi. Nhặt rác xung quanh mình chẳng hạn?
Đừng khắt khe với việc tốt mà hãy lan tỏa ra cộng đồng để tạo cảm hứng cho người khác....
Trong vụ việc này, rất may những người tốt trực tiếp làm việc và những người chứng kiến đã lên tiếng.
Nếu người tốt không lên tiếng, cái ác sẽ lên ngôi mất. Do vậy, sự tử tế sẽ lên ngôi nếu người tốt biết nói đúng lúc và sẵn sàng đấu tranh với cái xấu.
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
Điểm thi được quyết định thế nào khi hai giám khảo chấm khác nhau? Bài thi Ngữ văn tự luận được chấm hai vòng độc lập và điểm chính thức phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa hai vòng. Theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2019, chấm thi tự luận phải tuân thủ theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi được chấm theo thang...