Nữ sinh thi THPT quốc gia bị nhầm tên, thầy cô phải nhờ đò chuyển gấp giấy khai sinh
Vì bị nhầm tên trong chứng minh nhân dân và giấy báo dự thi, 1 thí sinh ở Trường THCS – THPT Thạnh An (TPHCM) phải nhờ phụ huynh chuyển giấy khai sinh qua đò và thầy giáo nhận giúp để ngày mai kịp thi môn đầu tiên.
Vì nhầm tên nên học sinh trường THCS – THPT Thạnh An phải nhờ phụ huynh và thầy giáo hỗ trợ. Ảnh minh họa: Anh Tú
Chiều 24.6, trong lúc làm thủ tục thi THPT quốc gia 2019 tại điểm Trường THCS Bình Khánh (huyện Cần Giờ), cán bộ coi thi phát hiện thí sinh Trần Thị Ngọc Hưỡng (THCS – THPT Thạnh An) bị nhầm giữa “dấu hỏi” và “dấu ngã” trong họ tên của thí sinh giữa giấy báo dự thi và chứng minh nhân dân.
Cô giáo Trần Thị Thuyết, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 A1 -Trường THCS – THPT Thạnh An cho biết, vì điều kiện địa lý khá đặc biệt, phải qua đò để lấy được giấy khai sinh, nên Ngọc Hưỡng khá lo lắng sau sự việc này.
Sau đó, phụ huynh của em bèn nhờ người gửi đò từ bến Thạnh An qua bến Cần Giờ. Ở đầu bến Cần Giờ, thầy Hiệu phó Trường THCS – THPT Thạnh An sẽ lấy hộ và đến sáng mai sẽ mang tới điểm trường thi cho em. Đây là sự cố khá hy hữu, rất may là có thầy cô và phụ huynh hỗ trợ tối đa nên Hưỡng cũng yên tâm.
Ngọc Hưỡng chia sẻ: “Tên thật của em là Hưỡng nhưng trong chứng minh nhân dân sai dấu. Khi làm thủ tục buổi chiều hôm nay, em lo lắng vì sai sót này. Nhưng rất may đã được thầy cô hỗ trợ nên cũng bớt lo”.
Năm nay, Ngọc Hưỡng dự thi vào trường ĐH Sài Gòn ngành sư phạm tiểu học và sư phạm mầm non. Từ sáng nay, em và 25 bạn cùng lớp đã được thầy cô đưa đón tới điểm Trường tiểu học Bình Phước để ở lại dự thi đến hết ngày 27.6.
ANH NHÀN – ANH TÚ
Theo Lao động
Video đang HOT
Thi THPT quốc gia 2019: Lời khuyên dành cho thí sinh trước giờ G
Chỉ còn hai ngày nữa là thí sinh các nước bước vào Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Để giúp thí sinh có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi, lãnh đạo một số trường ĐH có những lời khuyên dành cho thí sinh trước giờ G.
Tinh thần lạc quan, vui vẻ rất cần trong suốt kỳ thi
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: 10 lời khuyên dành cho thí sinh
PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Chia sẻ trên trang cá nhân (facebook) PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đưa ra 10 lời khuyên dành cho thí sinh:
- Các giấy tờ cần thiết: giấy báo dự thi, giấy chứng minh nhân dân nên để sẵn trên bàn để nhớ mang theo. Chiều 24/6/2019 các em sẽ được phát Thẻ dự thi.
- Mang 2 bút bi màu xanh, 2 cây bút chì 2B hoặc 4B, thước kẻ, ê ke, compa, tẩy, chuốt viết chì, máy tính (các máy được phép), Atlat.
- Đồng hồ đeo tay để canh giờ làm bài.
- Nước uống đựng trong chai không có mác.
- Tuyệt đối không được mang theo điện thoại hay các thiết bị điện tử, máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
- Nếu quên giấy tờ hoặc mất trên đường đi thi thì các em yên tâm là không bị sao cả. Các em sẽ được làm cam kết và lăn dấu ngón tay rồi thi bình thường.
- Nên đến sớm 15-30 phút để phòng kẹt xe.
-Trong những ngày thi nhớ đi ngủ sớm, tranh thủ chợp mắt buổi trưa nhưng đề phòng ngủ quên.
- Ăn uống đầy đủ, hạn chế ăn ngoài đề phòng ngộ độc thực phẩm. Không nhậu nhẹt.
- Lúc làm bài trắc nghiệm: câu dễ làm trước câu khó làm sau. Thời gian còn 5 phút tô cùng 1 phương án những câu không làm được.
- Không dao động trước và đừng tin vào các tin vịt trên mạng trong những ngày thi!
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: Cần giữ vững tinh thần lạc quan...
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn
Chia sẻ một vài "bí kíp" giúp thí sinh làm bài thi đạt kết quả tốt, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng:
- Điều kiện cần là: Giữ vững tinh thần lạc quan và tự tin vào bản thân mình khi vào phòng thi, giao lưu cùng giám thị hay thí sinh thi cùng... Kinh nghiệm có thể tham khảo là ổn định tâm lý bằng cách đến địa điểm thi sớm và chuẩn bị đầy đủ "vũ khí" để sẵn sàng "ra trận".
- Điều kiện quan trọng là: Tập trung cao độ khi làm bài và tuyệt đối không rời phòng thi sớm. Hãy tận dụng từng phút trong phòng thi để kiểm tra thật kĩ bài làm của mình. Một trong những sơ xuất không đáng có là thường thiếu thao tác kiểm tra kỹ đề thi vài lần, kiểm tra bài làm vài lần bằng kiểu kiểm tra xuôi và ngược (từ trên xuống và từ dưới lên...).
- Điều kiện được xem đủ là: Cần dung hòa suy nghĩ làm bài thi cho mình và cho cho giám khảo chấm trong tầm nhìn tích cực; có thể vận dụng cách trình bày bài thi theo dàn ý hay sơ đồ; thủ thuật đặt vấn đề gây hiệu ứng tích cực của các môn KHXH... Với các bài thi trắc nghiệm, cần chú ý sử dụng bút đúng yêu cầu, đừng quên ghi mã đề nếu có - không nên bỏ bất kỳ câu trắc nghiệm nào, rà soát vài lần, đừng dừng ở bất kỳ câu nào quá lâu, sử dụng các yêu cầu lựa chọn và điều chỉnh đáp án sao cho chính xác nhất...
Với các bài thi cần trình bày theo luận đề, cần dành ra vài phút cuối để quan tâm đến việc trình bày theo cấu trúc: mở đầu, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề... sao cho hiệu quả, ấn tượng...
Vài kinh nghiệm nho nhỏ có thể khai thác như: vài phút chờ ở phòng thi rất căng thẳng nên có thể nhắm mắt tạm tìm cảm xúc; khơi gợi cảm hứng cá nhân để có nguồn lực khi làm bài; có thể sau khi nhận được giấy nháp, hệ thống hóa nhanh các công thức hay các dàn ý cơ bản... và có thể tác chiến tự tin.
Công Chương (ghi)
Theo giaoducthoidai
Gia Lai: 142 thí sinh vắng mặt trong buổi học quy chế duy nhất Ngày 24/6, Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD (Sở GD & ĐT tỉnh Gia Lai) cho biết, trong buổi học quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2019 đã có 13.093 thí sinh tham gia, 142 thí sinh vắng mặt. Thậm chí có một số điểm thi vắng từ 10 đến 13 thí sinh trong buổi học quy chế thi duy nhất....