Nữ sinh Thái Lan mặc trang phục truyền thống đi thi
Việc nữ sinh mặc trái quy định pháp luật làm dấy lên tranh luận đồng phục liệu có ảnh hưởng đến học tập và giao tiếp của học sinh?
Một số hình ảnh nữ sinh Thái Lan mặc trang phục truyền thống để tham dự kỳ thi giữa kỳ đang lan truyền mạnh mẽ, khuấy động cuộc thảo luận trên toàn quốc về việc đồng phục trường học có nên tiếp tục nằm trong quy định của luật pháp.
Nữ sinh Thái Lan mặc váy truyền thống đi thi giữa kỳ. Ảnh: Keem Phanthong
Theo Coconuts Bangkok, hôm 9/1, Keem Phanthong, giáo viên trường Prakhon Chai Pittayakhon ở tỉnh Buriram đã chụp lại khoảnh khắc nữ sinh ngồi trong phòng thi, mặc bộ váy thời Ayutthaya, đeo trên người đầy đủ phụ kiện tinh xảo màu vàng và nở nụ cười tươi.
“Học sinh ăn diện một chút để đi thi”, anh chú thích. Bức ảnh của thầy giáo được chia sẻ gần 500 lần và được nhiều phương tiện truyền thông địa phương sử dụng.
Một tài khoản Facebook khác đăng bức ảnh ở phần bình luận, trong đó vài nữ sinh mặc váy xòe màu cam neon khi đang làm bài thi.
Anurak Panthong, giáo viên cùng trường Keem cho hay các nữ sinh là thành viên một ban nhạc truyền thống, vừa biểu diễn và không có thời gian thay đồ. Do danh tiếng mà ban nhạc mang lại cho nhà trường, lãnh đạo đã đồng ý cho các em dự thi dù không mặc đồng phục.
Video đang HOT
Nhóm nữ sinh mặc váy biểu diễn vào phòng thi. Ảnh: Peramintra Boonchom
Những bức ảnh xuất hiện đúng thời điểm đồng phục học sinh là chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Thái Lan, kể từ khi Bangkok Christian College – ngôi trường nam sinh tư thục danh giá áp dụng chính sách mới, cho phép học sinh không mặc đồng phục vào thứ ba hàng tuần.
Theo hiệu trưởng Suphakit Jitklongsub, chính sách này là một phần của cuộc thử nghiệm kéo dài sáu tuần để xem xét liệu quy định về trang phục có ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và giao tiếp của học sinh hay không. Động thái này gây phản ứng trái chiều từ công chúng.
Nhiều người hoan nghênh sự đổi mới, hy vọng nhà trường thúc đẩy tính đa dạng và sáng tạo. Trong khi đó, không ít quan chức giáo dục và phụ huynh phản đối kịch liệt. Họ tin rằng đồng phục là yếu tố cần thiết để duy trì trật tự, kỷ luật và bình đẳng.
Đồng phục điển hình của học sinh Thái Lan. Ảnh: WikiCommmons
Tại Thái Lan, đồng phục là bắt buộc đối với mọi học sinh thuộc trường công và trường tư, bao gồm cả cao đẳng và đại học. Đạo luật Đồng phục Học sinh ra đời năm 2008 nhằm yêu cầu mọi cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm ngặt.
Bất kỳ học sinh nào không mặc đồng phục mà không được miễn trừ đều phải chịu phạt theo quy định của Bộ Giáo dục. Ngoại lệ về đồng phục được xác định bởi chính quyền và từng trường cụ thể, nhưng vẫn bị kiểm soát bởi cấp cao hơn.
Chỉ một ngày sau khi các nam sinh ở Bangkok Christian College được phép mặc tự do, Văn phòng Ủy ban Giáo dục Tư thục (Opec) đã gửi thư yêu cầu nhà trường xem xét lại chính sách. Tuy từ chối kết thúc thử nghiệm sớm hơn dự định, hiệu trưởng Suphakit hứa sẽ hủy bỏ chính sách mới nếu nó được chứng minh là gây trở ngại tiêu cực cho việc học tập.
Thùy Linh
Theo VNE
Có nên đưa hoạt động mại dâm vào quy chế của học sinh, sinh viên!?
Bộ GD-ĐT vừa công khai để lấy ý kiến dự thảo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy.
Theo dự thảo quy chế, sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học - MÃ PHONG
Trong mục lục một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật học sinh, sinh viên (HS-SV) của dự thảo này có nêu nhiều nội dung vi phạm kèm các hình thức xử lý. Đáng chú ý là mục 16 về vi phạm chứa chấp, môi giới mại dâm, quy định khi bị phát hiện lần 1 sẽ giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật. Ở mục 17, hoạt động mại dâm có 4 mức xử lý cụ thể gồm: lần thứ 1: khiển trách, lần thứ 2: cảnh cáo, lần thứ 3: đình chỉ có thời hạn, lần thứ 4: buộc thôi học.
Với dự thảo này, nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên cân nhắc việc đưa nội dung này vào trong quy chế.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng hoạt động mại dâm nếu bị phát hiện là một hành vi vi phạm pháp luật. Khi có kết luận của cơ quan chức năng về vi phạm nặng thì phải đình chỉ học tập, buộc thôi học chứ không thể khiển trách hay cảnh cáo. Thạc sĩ Cường còn nói, bản thân SV phải chịu trách nhiệm công dân trước quy định pháp luật. Vì vậy không nhất thiết phải đưa nội dung này vào trong quy chế, nếu đưa cần phải có hình thức xử lý nặng nhất ngay trong lần đầu vi phạm vì môi trường giáo dục cần phải nghiêm túc.
Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, bày tỏ sự "lấn cấn" về nội dung của dự thảo. Ông Phước nói: "Quy đồng một số hình thức kỷ luật khác so với hoạt động mại dâm thì chưa chuẩn lắm. Trong môi trường học đường thì vi phạm này không thể chấp nhận. Nếu bị phát hiện cần xử lý mạnh tay ngay lần đầu phát hiện chứ không nên để tới lần thứ 4".
Thạc sĩ Trần Thiện Duy, Chánh văn phòng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trong 20 năm làm công tác SV chưa từng thấy SV nào bị xử lý vì tham gia hoạt động mại dâm. Ông Duy cho rằng Bộ GD-ĐT nên cân nhắc kỹ và lắng nghe ý kiến các trường khi đưa nội dung này vào quy chế HS-SV. Theo ông Duy việc xử lý vi phạm này với các trường học là rất khó khăn vì đòi hỏi phải có chứng cứ rõ ràng. Bản thân trường học không thể tự phát hiện và xử lý mà thường phải dựa vào kết luận của cơ quan chức năng. Trong khi đó, các SV đều từ 18 tuổi trở lên, đều đủ tuổi công dân và phải tuân thủ quy định pháp luật, có thể xử lý theo quy định pháp luật.
"Bản thân các trường, đứng trước các kết luận của cơ quan chức năng về hành vi vi phạm của SV đều có biện pháp xử lý phù hợp. Do vậy cái gốc của vấn đề vẫn là quy định pháp luật với sự tham gia xử lý của cơ quan chức năng nên có thể không nhất thiết đưa vào quy chế này", ông Duy nhấn mạnh.
Đã có quy định trong luật
PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng các ý kiến đề xuất không nên đưa nội dung này vào quy chế HS-SV là đúng đắn. "Chúng ta đã có quy định trong luật về tội này. SV cũng chính là một công dân thì nếu vi phạm sẽ xử lý theo luật đó. Nếu có một quy định khác cũng liên quan đến nội dung này, dù nặng hơn hay nhẹ hơn cũng đều không cần thiết và có thể khiến các văn bản luật mâu thuẫn với nhau", ông Hải nói.
Theo thanhnien
Dạy thêm học thêm: Phạt tiền thế nào cho đúng đối tượng? Dạy thêm học thêm trái quy định có thể bị phạt tới 15 triệu đồng theo đề xuất mới đây của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT). Điều này được không ít người đồng tình cho rằng cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn dạy thêm tràn lan. Nhiều tranh cãi xung quanh việc phạt tiền dạy thêm học sinh...