Nữ sinh Sài Gòn: Đi phụ tiệc cưới, may gia công để giúp mẹ vẫn luôn đứng top đầu của lớp
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn đến mức có thời gian phải nghỉ học thêm nhưng nữ sinh này luôn đứng top 5 của lớp.
Ba mất sớm, em phải đi làm thêm từ lớp 9 để phụ mẹ
Dương Nữ Thục Nhiên là học sinh lớp 12A3 trường THPT Tây Thạnh (TP. Hồ Chí Minh), vừa hoàn thành xong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Nhiên là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em. Ba em mất vào dịp Tết năm em học lớp 4. Mẹ em hiện đang bán vải thuê ở chợ lớn. Chị gái em năm nay 21 tuổi đang đi học và làm thêm phụ gia đình. Dưới em còn 1 em trai, năm sau lên lớp 7.
Từ khi ba qua đời, cuộc sống của gia đình nữ sinh ngày càng khó khăn. Một mình mẹ em phải gánh trên vai 3 đứa con đang độ tuổi ăn học. Lương tháng của mẹ chỉ khoảng 6 triệu. Do tính chất công việc, mẹ em làm trong kho vải, chủ yếu là lao động chân tay nên sức khỏe càng ngày càng yếu đi. Ở độ tuổi gần 50, mẹ thường xuyên bị mất ngủ, nhiều khi chị em Nhiên học bài khuya là mẹ cũng dễ bị thức giấc.
Thương mẹ lao động vất vả, Nhiên nhận đi làm phục vụ tiệc cưới, phụ giúp ở các nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra Nhiên còn đi làm thời vụ ở công ty may, chủ yếu làm các việc như cắt chỉ, làm sạch chỉ. Không như các bạn cùng trang lứa vô lo vô nghĩ, em làm thêm rất sớm, từ lớp 9 cho tới học kì 2 lớp 12 thì tạm nghỉ để ôn thi. Hiện tại, Nhiên đã quay trở lại với công việc để giúp đỡ mẹ quán xuyến, chăm lo cho gia đình.
Thục Nhiên (thứ 4 từ trái sang) tham gia đại lễ vu lan cùng bạn bè
Nhiên thật thà tâm sự: ‘ Trường em thì không học thứ 7 và chủ nhật, nên em làm hoàn toàn vào cuối tuần và cả những dịp Tết, dịp lễ. Ban đầu khi em đi làm tiệc cưới ở nhà hàng thì do trên mạng có thông báo tìm người, nên em đi với một người chị họ. Thù lao ban đầu em làm là 90 ngàn 1 tiệc. Sau này em được giới thiệu làm tiệc cưới ở tư gia, nên thù lao có tốt hơn là 150 ngàn 1 tiệc. Nếu bài tập ít thì vào cuối tuần em có thể làm được 4 tiệc.’
Việc đi làm thêm của Nhiên cũng giúp đỡ mẹ trang trải một phần cuộc sống để mẹ đỡ vất vả hơn. Các chị em trong nhà luôn cố gắng bảo ban nhau học hành chăm chỉ, đỡ đần mẹ việc nhà cửa để mẹ yên tâm làm việc.
Luôn đứng top 5 ở lớp
Năm cấp 2, Nhiên có đi học thêm 2 môn là Toán với tiếng Anh. Lên cấp 3, do tiền học phí tăng nên lớp 10 và 11 Nhiên đành phải nghỉ học thêm.
Đến năm lớp 12, em mới học thêm trở lại với 3 môn Toán, Lý, Hóa. Tiền học của nữ sinh chủ yếu do em tự trang trải để trả, bên cạnh đó em còn được dì ruột và quỹ khuyến học của nhà trường giúp đỡ. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình nữ sinh cũng dần trở nên ổn định hơn.
Video đang HOT
Dù không có nhiều thời gian để học và không có tiền đi học thêm nhưng Nhiên luôn đứng top đầu trong lớp
Có lẽ do từ nhỏ Nhiên đã thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình nên em không cho phép bản thân được ngừng phấn đấu.
Không chỉ chịu khó làm thêm để giúp đỡ mẹ, Nhiên còn rất chăm chỉ học tập. Nữ sinh học giỏi đều các môn và đạt danh hiệu học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Từ cấp 2 đến nay, Nhiên luôn đứng trong top 5 của lớp. Thậm chí năm học lớp 12, Nhiên đứng đầu lớp. Em còn tham gia cuộc thi ‘Cuốn sách tôi yêu’ của trường và đạt giải ba.
Khi được hỏi về bí quyết học tập, cô nàng chỉ khiêm tốn: ‘Bí quyết thì em cũng không có nhiều đâu, em chủ yếu là tập trung nghe giảng ở trường và làm hết những bài tập về nhà. Nhiều lúc có những bạn hỏi bài, em sẽ giảng kĩ cho những bạn đó, bởi vì đó cũng là cách để em nhớ lâu một bài tập khó.’
Nhiên luôn được các bạn cùng lớp quý mến
‘Mong ước lớn nhất của em là đỗ Đại học, sau đó kiếm tiền đưa mẹ đi du lịch’
Nữ sinh đăng ký thi khối A (Toán – Lý – Hóa) vào ngành Kinh tế, Đại học Kinh tế Luật. K
hi được hỏi về quá trình ôn thi, Nhiên chia sẻ: ‘ Em cũng có hơi áp lực, tại em đặt nguyện vọng có hơi cao. Về phần ôn tập thì em hay ôn với nhóm bạn, có bài nào khó hay là quên kiến thức thì tất cả mọi người đều giúp nhau. Em cũng không biết là em có đậu nguyện vọng mà em thích hay không, em chỉ biết là mình phải cố gắng hết sức thôi.’
Nhiên luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ vui lòng
Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng nụ cười vẫn luôn hiện hữu trên môi cùng đôi mắt sáng đầy nghị lực của Nhiên, em không mơ ước gì cao xa, chỉ mong muốn đưa mẹ đi thật nhiều nơi vì mẹ đã vất vả nuôi 3 chị em ăn học. ‘Em muốn đậu đại học để kiếm tiền vì em muốn mua nhà cho mẹ và dẫn mẹ đi du lịch. Mẹ em ít khi đi đâu lắm… vì mẹ tiếc tiền. Mẹ bảo thà để dành tiền đó cho tụi em đi chơi với bạn bè hay gì đó vui hơn. Mẹ nói vậy thôi, nhưng em biết mẹ vẫn muốn cả nhà được đi đâu đó chơi chung.’ – Nhiên thỏ thẻ.
Nhiên cũng cho biết kỳ thi THPT quốc gia vừa qua em đã cố gắng hết sức và làm bài khá ổn. Môn Toán em được khoảng 7,5 điểm. Còn môn Văn và tiếng Anh em ước lượng được tầm 5 – 6 điểm do 2 môn đó chỉ cần đủ điểm xét tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng đã có những phương án dự phòng riêng cho bản thân.
Mong Nhiên có kết quả thật tốt trong kỳ thi này để có thể sớm biến ước mơ thành hiện thực. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và tài năng của mình, tương lai của Nhiên rồi cũng sẽ tươi sáng như nụ cười của em vậy.
Theo baodatviet
97% học sinh từ ngôi trường không điện đỗ đại học
Tọa lạc trong thung lũng hẻo lánh, ngôi trường ở Afghanistan không có điện hay máy tính. Thế nhưng, tỷ lệ học sinh đỗ đại học lên đến 97%.
Tọa lạc tại một góc hẻo lánh của quận Yakawlang, Afghanistan, Rustam là trường trung học duy nhất trong khu vực, đào tạo lớp 1 đến lớp 12. Trường có 12 thầy cô giáo, 330 học sinh nữ và 146 học sinh nam.
Đây là con số đáng ngạc nhiên, bởi ở Afghanistan, tỷ lệ nữ sinh tại trường học thường chỉ là 1/3. Trong bộ đồng phục màu xanh phấn và khăn trùm đầu màu trắng, phần lớn các nữ sinh trong độ tuổi từ 7 đến 18, thường phải đi bộ một tiếng hoặc hơn thế nữa để đến trường.
Ngôi trường không điện
Thầy Mohammad Sadiq Nasiri, 49 tuổi, Hiệu trưởng trường Rustam, bắt đầu buổi sáng mỗi ngày bằng lời động viên: "Thi đại học năm nay sẽ khó hơn bao giờ hết, các em sẽ phải làm tốt hơn bao giờ hết".
Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri cùng các học sinh lớp 1 trong lớp học ngoài trời.
Rustam có vẻ là một địa điểm không thích hợp để khuyến khích giấc mơ đại học. Trường chỉ có 7 phòng học làm bằng đá nguyên khối, thêm 6 lều bạt lớn. Vì thế, học sinh chia thành hai ca học sáng và chiều, mỗi ca 4 tiếng.
Trường không có điện, hệ thống sưởi, máy tính. Nhiều tài liệu học tập được giáo viên chép tay.
Dù vậy, lớp tốt nghiệp năm 2017 của trường Rustam có 60/65 học sinh trúng tuyển các trường đại học công lập của Afghanistan, tương ứng với tỷ lệ học sinh đỗ đại học là 92%. 2/3 số đó là nữ sinh. Vài năm trước, tỷ lệ đỗ đại học của trường lên đến 97%.
Nam nữ học chung
Khác với hầu hết trường ở Afghanistan, Rustam cho nam và nữ học chung. Thầy hiệu trưởng cho biết: "Chúng tôi dạy tất cả học sinh không có sự khác biệt nào giữa các em. Khi vào đại học, tất cả sẽ ở cùng môi trường, nên các em cần phải học cách tôn trọng lẫn nhau", Hiệu trưởng Mohammad Sadiq Nasiri cho biết.
Học sinh phải dùng chung sách giáo khoa và học tập trong lớp học từ lều bạt.
Badan Joya, một trong 5 cô giáo của trường, dạy môn Toán. Với miếng bìa carton được sơn đen làm bảng, cô viết trên đó những công thức đại số đơn giản. Cô hỏi các học sinh, hầu hết là nữ, kể tên môn học yêu thích của mình. Các em đồng thanh trả lời "môn Toán".
Câu trả lời này chẳng hề lạ ở trường Rustam. Môn Toán chiếm 40% số câu hỏi trong đề thi đại học, nhiều hơn các môn khác.
"Thật ra, nữ sinh giỏi hơn nam sinh, họ nghiêm túc hơn. Những đứa trẻ này đều hiểu không ai có thể biến người có học thành nô lệ", thầy Nasiri chia sẻ.
Trừ môn Hồi giáo học, hầu hết lớp trưởng là nữ. Amina, sắp 18 tuổi, là nữ sinh đứng đầu trường. Em tâm sự bản thân may mắn vì cha em biết chữ, dù mẹ em không biết. Em thích Toán và mong trở thành bác sĩ.
Shahrbano Hakimi, lớp trưởng lớp Toán khối 11, cũng mơ ước làm bác sĩ. Bố mẹ em chỉ lao động chân tay trên đồng ruộng và cả hai đều mù chữ. Trong 11 anh chị em, một anh trai và hai chị gái của Hakimi đã đi học đại học.
Hakimi còn đứng đầu lớp Tin học, môn mà mới đây các em đã học về hệ điều hành Windows qua sách giấy. Chỉ 1 trong số 60 học sinh trong lớp có máy tính ở nhà.
"Thứ em mong muốn nhất trên đời là một chiếc máy tính xách tay", Hakimi chia sẻ.
Với thu nhập dưới 200 USD/tháng, Hiệu trưởng Nasiri phải nuôi gia đình với 6 người con. Thầy Nasiri chia sẻ chỉ 5% học sinh trong trường có phụ huynh biết chữ. Hầu hết gia đình đều làm nghề nông.
Theo Zing
Tuyển sinh 2019: 20 điểm vẫn có cơ hội đỗ trường tốp trên! Theo nhiều cán bộ quản lý mảng tuyển sinh, đào tạo của nhiều trường ĐH tốp trên ở Hà Nội, dù năm nay dư luận thí sinh phản ánh là đề thi dễ thở hơn năm ngoái, nhưng nếu có chiến thuật điều chỉnh đăng ký nguyện vọng hợp lý, thì ngay cả khi chỉ đạt 20 điểm/3 môn thí sinh vẫn có...