Nữ sinh Quảng Trị chia sẻ kinh nghiệm xây dựng dự án cộng đồng
Việt Anh sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trước vấn đề xây dựng dự án cộng đồng đối với học sinh ở tỉnh lẻ.
Nữ sinh Lê Thị Việt Anh
“Học sinh tỉnh lẻ không biết tham gia hoạt động ngoại khóa gì?”, “Có dự án cộng đồng nào phù hợp với học sinh các tỉnh không”, “Muốn lập CLB/dự án riêng nhưng không biết bắt đầu từ đâu”… là những thắc mắc của nhiều học sinh đến từ các tỉnh nhỏ, cách xa trung tâm thành phố lớn.
Bên cạnh đó, học sinh còn băn khoăn, mất phương hướng khi mỗi ngày có hàng trăm dự án cùng những CLB ra đời. Rất khó để kiểm tra, đánh giá được chất lượng, giá trị mang đến cho cộng đồng. Không ít các tổ chức, CLB kém chất lượng, uy tín thấp gây ra hàng loạt vấn đề: Mâu thuẫn giữa các thành viên, ban điều hành trục trặc, người thành lập không làm tròn trách nhiệm…
Chính vì vậy, nhiều học sinh có ý định “ làm đẹp” hồ sơ để đi du học hay để tăng kỹ năng mềm đã quyết định xây dựng dự án cộng đồng riêng. Tuy nhiên, đa số các bạn đều gặp vướng mắc bởi chưa có kinh nghiệm thực hiện hoạt động ngoại khóa. Vậy học sinh ở các tỉnh lẻ – nơi ít cơ hội tiếp cận các dự án, các workshop phát triển kỹ năng phải làm cách nào? Hãy nghe em Lê Thị Việt Anh, học sinh lớp 12 trường THPT thị xã Quảng Trị chia sẻ phương thức xây dựng dự án cộng đồng.
Hiện Việt Anh là nhà sáng lập tổ chức VANG – dự án phi lợi nhuận cung cấp cơ hội hoạt động ngoại khóa và đồng hành cùng học sinh Việt Nam trong việc phát triển kỹ năng lãnh đạo. Dự án đã thu hút hơn 1.300 lượt nộp đơn trở thành thành viên sau 2 năm hoạt động. Mỗi sự kiện trung bình khoảng 400 – 500 học sinh đăng ký tham gia. Fanpage Facebook thu hút hơn 14.000 lượt theo dõi. Ngoài ra, Việt Anh còn là nhà đồng sáng lập của Tiệm tạp hóa kỹ năng du học với hơn 14.000 thành viên.
Nữ sinh lớp 12 cho biết, để xây dựng một dự án cộng đồng mang lại nhiều giá trị tích cực là điều không hề dễ dàng. Việt Anh cùng các thành viên khác gặp nhiều khó khăn khi ở tỉnh lẻ bởi cơ hội tiếp cận nhà tài trợ, KOL/Influencer (người có ảnh hưởng) gặp hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều thời điểm do việc học tập bận rộn cùng với những thách thức gặp phải khiến Việt Anh muốn bỏ cuộc. Điều này khiến dự án hoạt động chậm lại. Nhưng sau đó, bằng động lực và quyết tâm, em đã điều hành thành công, không chỉ mang lại cơ hội cho bản thân mà còn cho nhiều bạn học sinh khác.
01. VẤN ĐỀ NHÂN SỰ, BTC VÀ ĐIỀU HÀNH
Trước khi thành lập một tổ chức, Việt Anh chú trọng tìm người đồng hành, cùng chung định hướng và phong cách làm việc rất quan trọng. Điều này nhằm tránh trường hợp có thành viên rời bỏ giữa chừng vì trong quá trình làm việc sẽ không tránh khỏi việc xảy ra tranh cãi.
Ngoài ra, tìm các mảnh ghép đa sắc sẽ giúp tổ chức trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Khi làm viêc, có thành viên hướng ngoại nên khá năng động, cởi mở trong giao tiếp và giúp khuấy động phong trào. Nhưng cũng có thành viên hướng nội, là người trầm tính, điềm đạm, luôn bình tĩnh giải quyết sự cố hay phân tích vấn đề một cách sâu sắc.
Để kiểm soát chất lượng công việc cũng như đánh giá thành viên một cách công tâm nhất, các tổ chức nên có nội quy, bảng tính điểm, bảng đánh giá bản thân và báo cáo tiến độ hàng tháng. Điều này giúp ban điều hành nắm được cụ thể công việc của từng thành viên.
Khi xây dựng dự án cộng đồng, các bạn học sinh nói chung và học sinh ở tỉnh lẻ nói riêng cần chú trọng đến những vấn đề sau:
02. VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG
Trong quá trình diễn ra sự kiện, công tác truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều dự án tập trung chạy seeding và thậm chí là seeding vô tội vạ. Theo kinh nghiệm cũng như quan điểm của nữ sinh, seeding thôi là chưa đủ mà cần áp dụng những cách sau đây:
- Mời KOL/Influencer (người có ảnh hưởng) để đăng bài, đăng thông tin về sự kiện/dự án.
- Xin hỗ trợ truyền thông từ các CLB/dự án uy tín như: YBOX, Tiệm tạp hóa kỹ năng du học… Tuy nhiên, bạn không nên xin hỗ trợ vô tội vạ, tràn lan. Hãy xác định đúng đối tượng hướng đến để gửi thư mời. Chẳng hạn tổ chức Việt Anh sáng lập hướng đến phát triển kỹ năng mềm cho học sinh tỉnh lẻ nên sẽ xin hỗ trợ truyền thông ở các page confession (trang thông tin riêng), CLB thuộc các trường thay vì các dự án online.
- Đăng thông tin vào các group (hội nhóm) học sinh bằng cách viết bài chia sẻ nội dung hữu ích và cuối bài thêm thông tin của sự kiện/dự án.
Video đang HOT
Việt Anh đang là nhà sáng lập tổ chức VANG – 1 dự án phi lợi nhuận
03. VẤN ĐỀ ĐỐI NGOẠI
- Bảo trợ pháp lý: Các bạn có thể xin phía đoàn đội địa phương, hoặc các tổ chức uy tín như CSDS, VEO… và các doanh nghiệp: MiYork Education, Student Life Care, VSPACE…
- Kinh phí hoạt động: Việt Anh cùng các thành viên thuộc dự án thường có kinh phí thông qua 3 hình thức. Đầu tiên, nữ sinh xin tài trợ ở các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp như: Student Life Care, VSPACE, DOL Đình Lực, IELTS Tutor và các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, các bạn có thể tận dụng mối quan hệ gia đình của các thành viên trong dự án để gây quỹ. Thứ hai, Việt Anh cùng các thành viên gây quỹ cộng đồng. Cuối cùngg, dự án sẽ tổ chức bán một số mặt hàng như đồ ăn, đồ dùng học tập, phụ kiện… để gây quỹ.
04. VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH SỰ KIỆN
Tùy vào tính chất, quy mô của sự kiện mà các bạn lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, sự kiện cơ bản gồm những việc sau: Lên kế hoạch tổng quan – master plan, kế hoạch truyền thông, dự trù kinh phí, xin tài trợ và mời khách mời phù hợp. Đối với việc lập kế hoạch, bạn cần chia theo giai đoạn, vai trò và deadline (thời hạn) cũng như KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả công việc) cho từng thành viên.
Nữ sinh lớp 12 chia sẻ kinh nghiệm viết bài luận dễ trúng học bổng giá trị cao
Bài luận trong hồ sơ xin học bổng du học là yếu tố rất quan trọng, quyết định bạn có thành công trong quá trình 'apply' hay không.
Thanh Ngọc, 18 tuổi, hiện đang là học sinh lớp 12 của một trường THPT. Em chia sẻ bản thân đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng. Vì điểm xuất phát khá muộn so với nhiều bạn khác nên em luôn cố gắng nỗ lực hết sức để đạt mức học bổng như mong muốn.
Nữ sinh hào hứng chia sẻ: "Vì có mục tiêu đi du học nên em đã tham gia vào khá nhiều hoạt động ngoại khóa, nhờ đó em tìm thấy những bạn cùng chung chí hướng. Đây là cơ hội tuyệt vời để em có thể giao lưu, học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức về việc "apply" học bổng.
Em đã tham gia vào AppLike - tổ chức mang sứ mệnh giúp đỡ các bạn học sinh vượt lên điều kiện tài chính gia đình hạn hẹp để giành suất học bổng có giá trị cao nhất. Ngoài ra, em còn là thành viên của Tiệm tạp hóa kỹ năng du học - nơi mang đến nhiều kiến thức về xã hội nói chung và kiến thức cho việc đi du học".
Ảnh minh họa.
Thanh Ngọc luôn chủ động tìm tòi thông tin du học qua nhiều kênh khác nhau như: Hannahed (trang web cung cấp kinh nghiệm xin học bổng từ các quốc gia trên thế giới); Schlars4dev (trang web chứa nhiều tips giúp cho việc "apply" học bổng trở nên thuận lợi). Hoặc những group "săn" học bổng khác như: VinUni, Wannable, Scholarship Hunters, FullBright Together,...
Đối với việc xin học bổng du học, bài viết luận đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ hồ sơ. Bài luận là yếu tố giúp ban tuyển sinh đánh giá năng lực ứng viên cũng như sự đam mê, tâm huyết đối với ngôi trường sắp đặt chân tới. Mỗi trường, mỗi đất nước đều có những tiêu chí đánh giá bài luận riêng. Và Thanh Ngọc đã đưa ra lời khuyên hữu ích trong cách viết bài luận nhằm chinh phục hội đồng tuyển sinh.
BƯỚC 1: ĐỌC KỸ PHẦN GỢI Ý CỦA BÀI LUẬN
Các trường Đại học hoặc các tổ chức cấp học bổng thường đưa ra chủ đề hoặc một câu hỏi. Và nhiệm vụ của ứng viên là dùng bài luận để giải quyết vấn đề. Đọc kỹ chủ đề hoặc câu hỏi gợi ý và cố gắng hiểu ẩn ý đằng sau là việc đầu tiên các bạn phải làm. Chẳng hạn, ban tuyển sinh có thể yêu cầu: "Hãy miêu tả một cuốn sách tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn và cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào sau khi đọc xong cuốn sách đó. Tại sao?".
Lúc này, bạn hãy tự hỏi bản thân: "Họ có thực sự quan tâm đến sở thích văn học của mình hay còn có ẩn ý gì khác?". Nhiều khả năng, ban tuyển sinh muốn hiểu rõ hơn về con người của bạn, chủ đề bạn đang quan tâm, chứ không chỉ tò mò về cuốn sách bạn thích. Qua câu hỏi, họ sẽ biết được liệu bạn có phải là sinh viên tiềm năng không dựa trên loại sách bạn chọn và những gì bạn nói về nó.
Mẹo nhỏ là bạn cần nhớ rằng với bất kỳ câu hỏi essay xin học bổng nào, ở bất kỳ chủ đề nào cũng phải thể hiện mối quan tâm và background của mình. Và điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được những kinh nghiệm phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức tài trợ.
Việc đầu tiên là hãy đọc kỹ những gợi ý mà đề bài đưa ra. (Ảnh minh họa)
Đôi khi bạn sẽ không được nhận bất kỳ gợi ý nào ngoài chủ đề bài luận. Dù nó khá thử thách nhưng đây cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng sáng tạo của bản thân.
Thanh Ngọc chia sẻ: "Em mất nhiều thời gian ở phần tìm đề tài. Nhưng may mắn là em trong đội tuyển HSG môn Ngữ văn nên được giáo viên chỉnh sửa nhiều về phong cách viết. Một trong số đó là cách khai thác vấn đề từ đơn giản. Khi bạn đơn giản hóa tức là đã giải quyết được 80% vấn đề. Vì thế, em nghĩ rằng trước một chủ đề đơn giản, bối cảnh đơn giản cũng có thể giúp bài luận thành công. Đừng viết quá vòng vo, hãy đưa hàm ý qua những điều đơn giản nhằm thể hiện tính cách bản thân".
BƯỚC 2: LẬP DANH SÁCH CÁC TỪ KHÓA VÀ CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN CÓ TRONG BÀI VIẾT
Bạn cần đảm bảo danh sách này bao gồm những thông tin quan trọng có liên quan đến kinh nghiệm và background học thuật để giúp bạn trở thành ứng cử viên lý tưởng .
Để làm điều này, trước tiên hãy nghiên cứu kỹ về trường hay tổ chức mà bạn đang ứng tuyển, cố gắng tìm tuyên bố tầm nhìn - sứ mệnh của họ trên website chính thức. Sau đó, hãy khoanh tròn một vài từ chính trong tuyên bố tầm nhìn - sứ mệnh và đảm bảo đưa những từ trọng điểm đó vào bài luận của bạn.
Ban tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những sinh viên giỏi, mà họ còn tìm kiếm người phù hợp với mục tiêu tổ chức của họ. Bạn nên rà soát lại hồ sơ ứng tuyển của mình như: Bảng điểm, resume, thư giới thiệu (LOR) để xem trình độ cũng như ghi chú lại những gì còn thiếu trong hồ sơ nhằm bổ sung vào bài luận.
Ví dụ: Nếu bạn đang nộp đơn xin học bổng dựa trên thành tích học tập, bạn có thể nói về một khóa học thật sự thú vị, ý nghĩa và truyền cảm hứng cho mục tiêu học tập, nghề nghiệp hiện tại. Ban tuyển sinh sẽ biết những môn bạn đã học thông qua bảng điểm nhưng không biết cụ thể môn học nào đã truyền cảm hứng cho bạn, trừ phi bạn nói với họ. Và bài luận chính là "đất diễn" hoàn hảo nhất để bạn nói ra điều này.
Bên cạnh đó, danh sách các điều quan trọng bạn cần đưa vào bao gồm:
- Bất kỳ giải thưởng học tập hoặc danh hiệu nào bạn đã giành được.
- Bất kỳ khóa học AP, A level hoặc cấp độ Đại học nào bạn đã học ở trường trung học.
- Bất kỳ khóa học ngoài, thực tập hoặc kinh nghiệm học tập nào hỗ trợ cho chủ đề bài luận.
- Tại sao kinh nghiệm của bạn và sứ mệnh của tổ chức tài trợ lại khớp với nhau?
- Bạn dự định học chuyên ngành gì và bạn nghĩ chuyên ngành đó sẽ hữu ích như thế nào đối với mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai?
- Bất kỳ khóa đào tạo hoặc kiến thức đặc biệt nào bạn có, một dự án bạn đã hoàn thành ở trường hoặc các hoạt động ngoại khóa.
- Một ví dụ về cách bạn vượt qua thử thách.
- Hoàn cảnh tài chính khiến bạn cần nhờ sự tài trợ cho việc học của mình thông qua tiền học bổng. (Mình có 1 offer cho vấn đề này. Thay vì kịch bản cũ là "nhà không đủ điều kiện để theo học, học bổng sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình học tập", bạn có thể tham khảo cách trả lời sau nếu hoàn cảnh phù hợp: "Việc có học bổng giúp bạn tự lập hơn, ít dựa dẫm vào gia đình".
BƯỚC 3: VIẾT DÀN Ý HOẶC MỘT BẢN NHÁP THÔ
Không phải ai cũng thích lập dàn ý trước khi bắt đầu viết bài luận nhưng trong trường hợp này, nó sẽ rất hữu ích. Bạn có thể lên danh sách những điều quan trọng để bắt đầu viết dàn bài. Đối với nhiều người, kể một câu chuyện là cách đơn giản và hiệu quả nhất để viết bài luận xin học bổng. Bạn có thể kể câu chuyện về việc bạn tìm thấy cuốn sách yêu thích. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ khi lập dàn bài với chủ đề: CUỐN SÁCH YÊU THÍCH VỀ NGÀNH LUẬT.
- Cuốn sách đã truyền cảm hứng để tôi theo đuổi sự công bằng trong xã hội.
- Cuốn sách là nguồn cảm hứng không ngừng và sẽ tiếp thêm động lực để theo đuổi sự nghiệp.
- Cuốn sách luôn nhắc nhở mình dù không giàu về vật chất nhưng vẫn có thể giúp tạo nên sự thay đổi to lớn trong cuộc sống của người khác.
- Cuốn sách đã lật tẩy sự bất công bằng trong xã hội, phân hóa giàu nghèo. Thế nên nó là nguồn động lực to lớn để mình theo đuổi mục tiêu phía trước.
- Cuốn sách này của... (profile của họ). Câu chuyện của họ đã tiếp thêm sức mạnh để mình bước tiếp hành trình gian khó phía trước.
Một mẹo nhỏ để có một bài văn hay là thường xuyên đọc nhiều bài mẫu. Tuy vậy, Thanh Ngọc chia sẻ, bản thân em lại đọc ít văn mẫu nhưng mỗi lần đọc sẽ suy nghĩ và cảm nhận rất lâu. " Chẳng hạn như em đã đọc 1 bài trong "50 successful Ivy League Applocation Essays" để thấu hiểu nhiều điều. Bài văn ấy không chỉ tập trung kể về cảm xúc, tình trạng mà còn đưa ra giải pháp và hành động cụ thể. Bài văn cũng có những nét riêng rất độc đáo", Thanh Ngọc cho biết.
Hãy lập dàn ý để tránh bỏ sót ý. (Ảnh minh họa)
BƯỚC 4: VIẾT MỘT LỜI TUYÊN BỐ MẠNH MẼ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM
Bạn cần một lời tuyên bố mạnh mẽ, dõng dạc nhằm tóm tắt tất cả các quan điểm đã đề cập trong bài luận. Bài luận của bạn không nhất thiết phải bắt đầu hoặc kết thúc bằng câu luận điểm, nhưng nó nên xuất hiện ở đâu đó để gắn kết các phần riêng lẻ với nhau.
Chẳng hạn như, luận điểm chính của bạn là: "Bạn sẽ thấy rằng những kinh nghiệm khác nhau từ quá trình học tập và cuộc sống của tôi hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh của tổ chức: Hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn". Lời tuyên bố này có thể giúp bạn sắp xếp các luận điểm chính, đồng thời cung cấp định hướng, đảm bảo tính mạch lạc cho bài luận.
Ngoài ra, Thanh Ngọc khuyên các bạn nên cẩn trọng trước những điều sau:
- Lưu ý khi chọn chủ đề: Không nên chọn chủ đề liên quan đến tôn giáo, mang tính xung đột hoặc tiêu cực hóa vấn đề cũ.
- Lưu ý về câu chữ: Không viết tắt, phải kiểm tra ngữ pháp đầy đủ trước khi submit (gửi đi).
- Đảm bảo sự mượt mà trong câu văn và tính logic. Không viết dài dòng, hãy cố gắng cô đọng vấn đề nhất có thể. Hãy khai thác đúng trọng tâm điều bạn muốn truyền tải qua 1 câu slogan (thông điệp).
Nữ sinh Quảng Trị đạt 8.5 IELTS sau 3 tháng ôn 'cấp tốc' Nguyễn Hoàng Tố Uyên (2005, Quảng Trị) là học sinh lớp 11 Anh 1 của trường THPT chuyên Quốc học Huế 'tình cờ' đạt 8.5 IELTS ngay từ lần thi đầu tiên. Mặc dù không có ý định thi nhưng bố đã lỡ đăng kí nên em đã ôn luyện 'cấp tốc' trong 3 tháng. Điểm số của Tố Uyên rất ấn tượng:...