Nữ sinh Nông nghiệp sống hết mình với đam mê diễn xuất
Không chỉ gây ấn tượng bởi ngoại hình dễ thương, Nguyễn Thu Quỳnh (Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam) còn là một cô gái tài năng và có niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật diễn xuất.
Thu Quỳnh hiện đang là sinh viên năm hai, khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Quỳnh cho biết, bản thân lựa chọn ngành học này vì muốn có những kiến thức về kinh doanh để bổ trợ cho các công việc tương lai.
Từ đó có thể trở thành một người phụ nữ tự chủ về tài chính. Và để được rèn luyện trong một môi trường năng động, có nhiều hoạt động bổ ích dành cho sinh viên Thu Quỳnh đã lựa chọn Học viện Nông nghiệp Việt Nam để học tập và phát triển.
Trong thời gian học tập tại trường, Thu Quỳnh luôn nỗ lực cố gắng cả trong học tập và sinh hoạt tập thể. Cô tham gia Ban chấp hành Đoàn Thanh niên của khoa. Ngoài ra, Quỳnh còn là thực tập sinh triển vọng tại một công ty truyền thông và đang thử sức trong lĩnh vực người mẫu ảnh và diễn xuất.
Cô chia sẻ về câu nói yêu thích của bản thân: “Hãy chọn một công việc bạn yêu thích, để bạn có thể vui vẻ từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối và làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”. Vì thế Quỳnh luôn cố gắng để có thể đến gần hơn với đam mê và mơ ước của
Để bước chân vào nghề diễn xuất không hề dễ dàng, Quỳnh đã có những lần chán nản và muốn bỏ cuộc. Nhưng sau tất cả, bằng niềm đam mê cháy bỏng của mình cô vẫn quyết tâm, kiên định tiếp tục theo đuổi ước mơ.
“Em không muốn làm một người bình thường. Nếu như vì vấp ngã một lần, hai lần mà không dám đứng lên để bước tiếp, thì nhất định em sẽ hối hận vì nỗi sợ khi đó. Em muốn cố gắng hết sức để theo đuổi ước mơ, sống trọn vẹn với cảm xúc. Và em tin rằng, thành quả sẽ là câu trả lời thuyết phục cho những nỗ lực của bản thân mình.”
Video đang HOT
Hy vọng những dự định trên con đường theo đuổi đam mê của Thu Quỳnh sẽ luôn thuận lợi và thành quả nhận lại sẽ là lời giải đáp xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của cô. Nếu như vì sợ hãi, nếu như vì vấp ngã một lần, hai lần mà không dám đứng lên để bước tiếp, thì có lẽ sẽ không có mình của hôm nay.
Cô gái khiếm thị được tuyển thẳng vào Nhạc viện
Không còn mẹ, đôi mắt bị bao phủ một lớp màng không nhìn rõ mọi thứ, nhưng hơn 5 năm qua, một mình cô gái khiếm thị bươn chải ở thủ đô, nuôi ước mong tự nuôi sống bản thân.
Suốt 5 năm qua, Đào Thị Thuý nuôi dưỡng tài năng âm nhạc tại ngôi trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN
"Hồi mẹ còn sống, mình là thành viên xuất sắc của lớp, cầm tờ giấy khen về mẹ rất tự hào khoe khắp xóm. Không còn mẹ, nhưng mình tin mẹ ở trên trời cao nhìn thấy mình theo đuổi ước mơ, thấy con gái làm được sẽ rất tự hào", Đào Thị Thuý, 24 tuổi, tân sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, quyết tâm.
Xoá bỏ "lớp màng che phủ"
9 tuổi, Thuý nhớ "lúc đó đang sáng mà không nhìn rõ nữa". Mọi thứ xung quanh như có một một lớp màng che phủ trước mặt. Không nhìn rõ, Thúy cuộn mình lại trước nỗi sợ.
Về sau cô giáo phát hiện ra Thuý không ghi chép được nên báo cho bố mẹ, cả nhà tá hoả đưa cô đi khám. Bác sĩ chuyển ngay lên Bệnh viện Mắt Trung ương, kết luận cô bị bệnh Glôcôm.
"Đôi mắt phải mổ rất nhiều lần, mấy năm trước hay bị tăng nhãn áp, mắt đau nhức, khó chịu lắm. Mình không nhớ rõ lúc đó ra sao, chỉ nhớ là đang sáng mà không nhìn rõ mọi thứ nữa", Thuý nhớ lại.
Ròng rã 6 năm trời nghỉ học để chạy chữa, bố mẹ sợ cô đi học tiếp sẽ ảnh hưởng đến mắt. May mắn, hội người mù huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) tìm đến. 15 tuổi, Thuý bén duyên với cây đàn piano.
Năm 2012, mẹ Thúy đột ngột qua đời vì hở van tim. Thuý nương nhờ tình yêu thương của bố, của chị gái để bước tiếp. Cô tâm niệm giây phút mẹ cầm tờ giấy khen của con gái khoe khắp xóm àm động lực để vượt qua những tháng ngày cơ cực nhất cuộc đời.
19 tuổi, Thuý đỗ vào hệ trung cấp 7 năm của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2020, cô được tuyển thẳng vào hệ đại học của Học viện - Ảnh: NAM TRẦN
Ở hội người mù huyện Nam Sách có lớp học nhạc, thầy giáo phát hiện ra Thuý có tài năng đặc biệt với piano. 19 tuổi, Thuý đỗ vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam hệ trung cấp 7 năm. Sau một năm học, cô quyết tâm thi vượt rào, nhảy lên năm thứ 4.
Đã khó khăn, càng phải đứng lên
Thuý nhớ rất rõ lần đầu tiên xa nhà, tất cả mọi thứ xung quanh đều phải làm quen và thích nghi lại từ đầu. Chỉ còn lại một bên mắt với thị lực 1/10, đôi lúc đi ra ngoài, cô nghe được những lời ái ngại " cô bé kia mắt làm sao thế nhỉ? ", hay " mắt đẹp vậy, tiếc nhỉ? ".
"Làm thế nào để mình thích nghi và có thể làm tốt được?" - cô gái nhỏ trăn trở.
Làm thế nào để mình thích nghi và có thể làm tốt được khi không còn mẹ ở bên, đôi mắt cũng chẳng thể nhìn rõ mọi thứ? - Ảnh: NAM TRẦN
Một mình loay hoay giữa thủ đô, cô bước đi những bước thật chậm. Nhưng khó khăn nhất là học trên lớp. Thuý chẳng thể nhìn rõ được những nốt nhạc, ký hiệu trên bảng. Những buổi học đầu, cô loay hoay chẳng chép kịp.
Về sau, cô nghĩ mình có điện thoại, sao không chụp lại? Có chế độ ghi âm, sao không ghi âm vào? Từ đó đến những buổi học sau, những gì cô giáo viết trên bảng, Thuý đều chụp lại, ghi âm bài giảng của cô.
Thuý chọn bước đi thật chậm, bám vào cầu thang, men theo những bức tường. Đến nay sau hơn 5 năm, Thuý đã quen với từng bậc tam cấp, cầu thang ở Học viện - Ảnh: NAM TRẦN
"Mới đầu mình còn khóc, muốn về nhà, nhưng dần dần mình quen, nghĩ là lớn rồi phải trưởng thành, dù ai lớn cũng phải đi xa nhà. Dần dần rồi quen, mình chăm chú vào học tập, mọi thứ xung quanh cũng quen dần", Thuý giãi bày.
Năm 2020, Đào Thị Thuý lúc này đã là thiếu nữ 24 tuổi, được tuyển thẳng vào hệ đại học, ngành E.Keyboard của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nhưng niềm vui lớn bao nhiêu, nỗi lo cũng nhiều bấy nhiêu. Bố đi bước nữa, còn phải lo cho em trai ăn học, Thuý quyết tâm đi xin việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập, trang trải tiền học phí, tiền sinh hoạt.
Với một bên mắt 1/10 còn lại, Thuý ráng sử dụng chiếc điện thoại với phông chữ thật to, xem từng nốt nhạc, ký hiệu. Học nhạc với người bình thường đã khó, với cô còn khó gấp trăm lần - Ảnh: NAM TRẦN
Vừa rồi, Thuý đi phỏng vấn, đánh thử đàn ở một trung tâm, mới đầu người ta đồng ý nhận, còn hỏi giờ giấc để phân ca. Thế nhưng trước lúc vào ký kết hợp đồng, họ lại lắc đầu bởi e ngại khi Thuý chẳng thể nhìn rõ, lo sợ phụ huynh chẳng tin tưởng giao cho con cho một cô giáo khiếm thị.
"Sau buổi phỏng vấn, mình rất buồn, nghĩ nếu mình như mọi người có phải bây giờ đã có việc làm, có cuộc sống tốt hơn, có thể tự lập được. Nhưng thôi, mình nghĩ đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn phải đứng lên, cố gắng đi tìm nơi khác để chứng minh được bản thân", Thuý bộc bạch.
Đôi tay của cô tân sinh viên Đào Thị Thuý lướt điệu nghệ trên từng phím đàn. Cô tin rằng ở trên trời mẹ sẽ luôn dõi theo, tự hào vì thấy con gái đã hoàn thành được ước mơ của mình - Ảnh: NAM TRẦN
Suốt 5 năm bám trụ ở mảnh đất thủ đô, Thuý đã quen với trường, với lớp, với từng đoạn đường, đến cả bậc tam cấp cô cũng ghi nhớ hết trong đầu. Nhưng nay bước vào giảng đường đại học, gánh nặng trước mắt là học phí bởi chi phí học tập lớn hơn rất nhiều.
"Nếu quyết định đi học đại học là cả chặng đường, mình ước mong sớm tìm được việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập để phần nào đó giúp đỡ được gia đình", tân sinh viên Đào Thị Thuý ước mong.
Làm vừa lòng bố mẹ hay theo đuổi ước mơ? Chia sẻ của bạn Đào Quang Phú - sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội - sẽ mở đầu cho một chuỗi các bài chia sẻ truyền cảm hứng sống tích cực của các bạn sinh viên. Năm học cấp 2, mình may mắn được cô giáo tin tưởng là bầu làm lớp trưởng. Lớp của mình lại là lớp chọn...