Nữ sinh nhắn tin nhiều có thể học kém
Một nghiên cứu cho thấy, việc nhắn tin bằng điện thoại di động ảnh hưởng kết quả học tập của nữ sinh, song không tác động tới nam sinh.
Kelly Lister-Landman, tiến sĩ của Cao đẳng Cộng đồng Delaware tại Mỹ, cùng một số đồng nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của thói quen nhắn tin SMS tới khả năng hoàn thành các bài tập của học sinh, theo Dailymail.
Họ phân tích hành vi của 211 nữ sinh và 192 nam sinh từ lớp 8 tới lớp 11 tại 11 trường ở miền trung nước Mỹ. Các em cũng trả lời những câu hỏi liên quan kết quả học tập.
Nội dung của các tin nhắn cho thấy nữ sinh tỏ ra bốc đồng trong hành vi nhắn tin. Vì thế, việc nhắn tin khiến các em không thể hoàn thành bài tập và tập trung nghe giảng một cách trọn vẹn, dẫn tới điểm thấp.
Ngược lại, thói quen nhắn tin không tác động tới kết quả học tập của nam sinh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Kelly nói rằng, mức độ bốc đồng tác động tới kết quả lớn hơn nhiều so với tần suất nhắn tin. Chẳng hạn, so với nam sinh, nữ sinh dễ nổi giận, buồn chán hoặc lo lắng hơn với nội dung của tin nhắn.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số biểu hiện để phụ huynh có thể xác định con của họ là người bốc đồng khi nhắn tin hay không.
Chẳng hạn, phụ huynh nên can thiệp khi trẻ sẵn sàng bỏ việc nhà để dành thêm thời gian cho việc nhắn tin; nội dung tin nhắn dài; trẻ trở nên cảnh giác hoặc giận dữ khi ai đó hỏi chúng về tin nhắn; trẻ mất ngủ vì nhắn tin và luôn kiểm tra tin nhắn trước khi làm bất kỳ việc gì.
“Trong giai đoạn cơ thể phát triển mạnh, nữ thiếu niên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bạn cùng giới hơn so với nam sinh. Các em cũng suy ngẫm về nội dung tin nhắn nhiều hơn. Vì thế, kết quả học tập của chúng cũng chịu tác động tiêu cực của tin nhắn nhiều hơn”, Kelly bình luận.
Theo Zing
Nam sinh có 2 quả thận một bên vào Học viện Kỹ thuật quân sự
Thí sinh Lê Huỳnh Đức ở Thanh Hóa đạt 23,5 điểm nhưng không được vào Trường Sĩ quan Pháo binh vì lý do sức khỏe, đã làm thủ tục nhập học hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Chiều 2/10, ông Lê Văn Dinh (ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, cách đây ít ngày, con trai ông đã làm thủ tục nhập học vào ngành Công nghệ thông tin, hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Lê Huỳnh Đức và cha. Ảnh: N. D.
Ông Dinh kể, sau khi biết Bộ GD&ĐT đồng ý với đề nghị của Bộ Quốc phòng về việc chuyển thí sinh không đạt yêu cầu về sức khỏe sang học hệ dân sự của trường quân đội, gia đình đã làm thủ tục theo hướng dẫn của các ngành chức năng.
Những ngày cuối tháng 9, ông Dinh cùng con trai ra Hà Nội nạp hồ sơ vào hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự và chờ đợi. Đến ngày 30/9, người cha nhận được tin vui và đưa con trai đến trường nhập học.
"Lúc đó, hai bố con tôi rất hạnh phúc. Ban tuyển sinh Học viện Kỹ thuật quân sự đã tạo mọi điều kiện cho cháu làm thủ tục nhập học nhanh chóng. Tôi xin cảm ơn Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT và Học viện Kỹ thuật Dân sự đã mở thêm cơ hội cho cháu được học tập", người cha xúc động nói.
Gia đình Đức thuộc diện khó khăn ở địa phương. Trước em còn một người chị đang học năm 3 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ở Hà Nội.
Trước đó, kỳ tuyển sinh vừa qua, Lê Huỳnh Đức là một trong những nam sinh trúng tuyển trường quân đội, nhưng bị trả về nhà vì không đảm bảo sức khỏe.
Sau khi báo chí phản ánh, Đại tá Vũ Xuân Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng) cho biết, với những trường hợp không đủ sức khỏe, Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT về việc tạo điều kiện cho các em. Thí sinh sẽ không mất quyền học đại học mà nhà trường sẽ cấp giấy xét tuyển bổ sung để nộp vào các trường ngoài quân sự.
Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản đồng ý việc này.
Theo Zing
Sinh viên chọn chuyên ngành theo kiểu quay xổ số Để đảm bảo sự cân bằng giữa các chuyên ngành, Đại học Nam Hoa, Trung Quốc, phân lớp cho sinh viên theo hình thức quay xổ số ngẫu nhiên. Đại học Nam Hoa ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vừa bị chỉ trích vì phân lớp cho sinh viên theo cách ngẫu nhiên trong hệ thống xổ số, theo Xinhua. Trường yêu cầu...