Nữ sinh nhẩm 100 phép tính trong 86 giây
Với khả năng tính nhẩm 100 phép tính trong 86 giây, thiếu nữ 14 tuổi được ghi tên vào sách kỷ lục của Ấn Độ. Mục tiêu tiếp theo của em là phá kỷ lục thế giới.
Dilpreet Kaur, 14 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được mệnh danh là “cô gái máy tính”. Nữ sinh lớp 8 này giải quyết 1.000 phép tính trong 17 phút với độ chính xác lên đến 99%, theo Times of India.
Với thành tích ấn tượng này, Dilpreet Kaur sẽ có tên trong trong sách Kỷ lục Limca năm 2016.
Dilpreet thực hiện 5.000 phép tính mỗi ngày. Ảnh: Zeenews.
“Niềm đam mê lớn nhất của Dilpreet là tính toán. Nhằm nâng cao trí thông minh cho con gái, chúng tôi hướng dẫn cháu cách sử dụng bàn tính để thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia… Chúng tôi không biết những nỗ lực ấy sẽ giúp Dilpreet lập kỷ lục”, ông Manjeet Singh, cha cô bé, nói.
Vợ chồng ông cho biết, tháng 10/2015, gia đình nhận email xác nhận việc Dilpreet đã phá kỷ lục tính nhẩm của Ấn Độ. Em cũng nhận giấy chứng nhận và cúp từ ban biên tập sách Kỷ lục Limca.
Học sinh này đang học trường Trung học Huddard ở thành phố Kanpur. Sau khi biết tin học trò lập kỷ lục mới, Hiệu trưởng KB Vincent đã gửi lời chúc mừng tới em và gia đình.
“Toàn thể học sinh và giáo viên trường Huddard tự hào về Dilpreet và hy vọng em sẽ thành công trong tương lai”, ông nói.
Tình yêu với các con số của thiếu nữ tài năng này bắt đầu từ khi em 6 tuổi. Hàng ngày, nữ sinh thực hiện khoảng 5.000 phép tính.
Hiện tại, Dilpreet Kaur nỗ lực cho mục tiêu phá kỷ lục thế giới về khả năng tính nhẩm phép cộng có 100 số hạng. Thành tích của Dilpreet khoảng 21 giây trong khi kỷ lục hiện tại là 19,23 giây.
Học sinh này cũng chuẩn bị tham gia cuộc thi World Mental Math do Đại học Delhi tổ chức vào ngày 5/12.
Theo Zing
Video đang HOT
Ước mơ của 9X bốn lần giành huy chương Olympic Vật lý
Vũ Thanh Trung Nam được cho là người giành nhiều huy chương nhất tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Nam đoạt 3 huy chương vàng, một huy chương bạc trong bốn lần đi thi.
Vũ Thanh Trung Nam (sinh năm 1997), đang là du học sinh tại Singapore. Chàng trai vàng của các kỳ thi Olympic này từng chia sẻ, mục tiêu trong tương lai gần là học tập tốt và ra trường có việc làm ổn định. Xa hơn, Nam muốn trở thành người vĩ đại, được mọi người nhớ tới với những công trình khoa học cụ thể.
Chàng trai vàng của kỳ thi Olympic
Thi vào cấp ba, Trung Nam đỗ thủ khoa Trường chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), á khoa chuyên ĐH Sư phạm, nhưng cậu quyết định học Vật lý của THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam để tiếp tục theo đuổi đam mê.
Hai năm lớp 11 và 12, Trung Nam đoạt hai huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế, một huy chương vàng và một huy chương bạc Olympic châu Á - Thái Bình Dương.
Vũ Thanh Trung Nam - chàng trai vàng của Đoàn Olympic Vật lý Việt Nam. Ảnh: Quyên Quyên.
Trong lễ khai giảng năm học của trường Hà Nội - Amsterdam, Nam được tuyên dương "kỷ lục gia" của những huy chương vàng. Nam sinh cũng được nhắc tên là một trong những học sinh xuất sắc nhất trong Lễ kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ sáu vừa qua.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhận xét, Vũ Thanh Trung Nam bốn lần tham dự các kỳ thi, đoạt ba huy chương vàng, một huy chương bạc... Thành tích có thể đứng vào hàng kỷ lục của những học sinh từng tham dự các kỳ thi quốc tế.
Chia sẻ về điều này, Nam chỉ khiêm tốn: "Em may mắn là một trong số ít thí sinh của Việt Nam giành 3 huy chương vàng. Nếu xét trên thế giới, những gì em đạt được vẫn còn quá nhỏ bé".
Nam kể về những lần đi thi Olympic, kỷ niệm sâu sắc nhất gắn liền thành quả đầu tiên đạt được năm 2014, khi là học sinh lớp 11. Chàng trai cho rằng, lý do đạt thành tích cao năm đó là không quá đặt nặng tâm lý thi cử, chỉ cố gắng hết sức làm bài. Những thành công trong các lần "đấm chuông xứ người" tiếp theo đã mang về cho 9X bộ huy chương đáng nể.
Tự học là phương pháp hiệu quả nhất
Vũ Thanh Trung Nam đoạt:
- Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2014 và 2015.
- Huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2015.
- Huy chương bạc Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương 2014.
- Giải nhất cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia THPT môn Vật lý 2015.
- Giải nhì cuộc thi Học sinh giỏi quốc gia THPT môn Vật lý 2014.
- Giải nhất cuộc thi Học sinh giỏi THPT TP Hà Nội 2015.
- Giải ba cuộc thi Học sinh giỏi THPT TP Hà Nội 2014.
Hiện tại, Nam là du học sinh Khoa học Kỹ nghệ, ĐH Quốc gia Singapore. Đây là ngành học khá mới tại trường, mục tiêu đào tạo những người có kiến thức rộng để làm kỹ sự hoặc nghiên cứu.
Ước mơ thành con người vĩ đại về học thuật nhưng trong cuộc sống, Trung Nam rất giản dị.
Thời gian rảnh, cậu thường nghe nhạc, chơi game và xem bóng đá (thần tượng Lionel Messi).
Ở trường, Nam có biệt danh "tiết kiệm giấy nháp". Chàng trai gầy, đeo kính cận có thói quen nháp vào những quyển vở cũ. Từ việc tiết kiệm giấy nháp đến tiết kiệm thời gian, Nam thường tập trung cao độ để học tập sao cho đạt hiệu quả nhất.
Cách học của chàng trai này rất độc đáo, vừa học vừa nghe nhạc. Nếu giải một bài tập trong 15-20 phút không ra kết quả, Nam sẽ xem đáp án, tìm hiểu vấn đề thật kỹ rồi rút kinh nghiệm.
Với Nam, tự học là phương pháp hiệu quả nhất. Mỗi ngày, cậu dành hơn 3 giờ đọc và làm bài tập tại nhà.
Trung Nam cùng bố mẹ trong ngày trở về từ cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế 2015.
Gắn liền những cuộc thi quốc tế, Nam biết vượt qua thất bại để hướng đến thành công lớn. Đất nước Singapore gây ấn tượng với chàng sinh viên về môi trường sạch và văn hóa giao thông tốt. Trung Nam đang trải qua những ngày đầu đại học vui vẻ và gặp nhiều thuận lợi để hướng tới những ước mơ phía trước.
Chat với Vũ Thanh Trung Nam
- Trung Nam có nghĩ ước mơ trở thành người vĩ đại là viển vông không?
- Mình nghĩ với khả năng hiện tại, điều đó còn khá xa, nhưng sau khoảng 15, 20 năm nữa có thể mọi thứ sẽ khác.
- Người ta thường nghĩ những chàng trai học "siêu" như Nam sẽ rất khô khan?
- Đến giờ, mình cũng chưa có hành động gì thực sự lãng mạn cả, có chăng cũng chỉ là nhắn một cái tin dài ngoằng để chúc mừng sinh nhật một bạn nữ thôi.
- Người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc sống của Nam?
- Đó là bố mẹ mình.
- Châm ngôn sống của bạn?
- Đừng để những đánh giá của người khác làm ảnh hưởng đến mình.
- Mẫu bạn gái lý tưởng của Nam?
- Một người xinh đẹp, ngoan hiền, chung thủy và học giỏi, tuy nhiên đến khi yêu thì thường sẽ không có lý do gì cả.
Theo Zing
Cách giải 32 - 12 = 20 đã lỗi thời ở Mỹ Phụ huynh Mỹ thường xuyên phát cáu, thậm chí bật khóc khi giúp con làm bài tập, giải những bài toán đơn giản theo cách phức tạp của Bộ quy chuẩn Chương trình cốt lõi. Phụ huynh bức xúc Cũng như những phụ huynh khác trên thế giới, các bậc cha mẹ ở Mỹ thường xuyên phải kèm con làm bài tập về...