Nữ sinh ngôi trường trăm tuổi rạng ngời ngày khai giảng
Các nữ sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) nổi bật với tà áo dài trắng, mỗi khối cầm một đồ vật trang trí trên tay tại lễ khai giảng sáng 3/9.
Sáng 3/9, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), một trong những trường học đầu tiên tại Sài Gòn tổ chức khai giảng năm học mới. Mỗi một khối các bạn trẻ cầm trên tay một loại đồ trang trí để tạo nên những sắc màu đặc biệt.
Không chong chóng thì hoa nhựa. Trên hình ảnh là tập thể học sinh lớp 10A8.
Sau ba tháng nghỉ hè, nhiều nữ sinh mới được hội ngộ dưới nắng sân trường.
Lễ khai giảng trên toàn quốc diễn ra vào 5/9 nhưng có nhiều trường tổ chức sớm một hoặc hai ngày.
Tuổi học trò có nhiều kỷ niệm khó quên.
Ở một góc khác những học sinh có thành tích học tập cao mặc trang phục cử nhân ngồi dự lễ.
Trong khi đó, do đã đi học từ giữa tháng 8 nên nhiều học sinh tranh thủ ôn bài trong lễ khai giảng.
Thời tiết tại TP.HCM sáng 3/9 hơi oi bức và nắng nhẹ.
Khẩu hiệu, mục tiêu đề ra của các tập thể lớp trong năm học 2014-2015.
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải có mặt tham dự và đánh trống khai giảng.
Theo Zing
Top 3 trường THPT cổ xưa nhất Sài thành
Thành phố mang tên Bác có rất nhiều trường học được xây dựng cách đây hàng chục năm cho đến hàng trăm năm. Tuy hiện nay đã ít nhiều được sơn sửa lại nhưng lối kiến trúc đậm phong cách Pháp vẫn được giữ lại. Quan trọng hơn, kỷ niệm tuổi học trò vẫn đọng lại mãi dưới những mái trường này.
THPT Lê Quý Đôn
Được thành lập vào năm 1875, trường THPT Lê Quý Đôn là ngôi trường đầu tiên của Sài Gòn và là trường phổ thông "lão làng" nhất Việt Nam. Năm sau, trường sẽ tròn 140 năm tuổi (1875 - 2015).
Khi mới thành lập, trường có tên Collège Indigène, không lâu sau đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat. Trường được xây dựng với mục đích đào tạo con em thực dân Pháp tại Sài Gòn từ bậc tiểu học đến tú tài theo chương trình giảng dạy của Pháp. Đến đầu thế kỷ 20, trường nhận thêm học sinh người Việt có quốc tịch Pháp. Từ đó trường chia thành hai khu: Khu bản xứ dành cho học trò người Việt có thêm giờ học tiếng Việt và khu dành cho học trò người Pháp.
Trường Collège Chasseloup Laubat.
Tượng đài bác học Lê Quý Đôn được dựng từ năm 1998.
Sân trường với hàng cây cao bóng cả.
Sau năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau, dạy chủ yếu học sinh người Việt. Năm 1967, trường đổi tên thành Lê Quý Đôn và tên gọi này được sử dụng cho đến ngày nay. Từ năm 1975, trường tách thành THCS Lê Quý Đôn và trường THPT Lê Quý Đôn.
Dãy phòng học với sắc vàng đặc trưng của kiến trúc Pháp.
Hành lang có mái che lợp ngói mang vẻ đẹp cổ kính.
Trường Lê Quý Đôn độc đáo với kiến trúc hình chữ "khẩu" do bốn tòa nhà ghép lại tạo thành. Phong cách đậm chất Tây Âu vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Dãy lầu mới được xây dựng sau này.
Sảnh D.
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Thị Minh Khai là trường nữ sinh đa cấp đầu tiên của Sài Gòn được thành lập năm 1913. Nổi tiếng với đồng phục áo dài tím - biểu tượng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam nên trường còn nổi tiếng với tên gọi: trường Nữ Sinh Áo Tím.
Thời gian mới thành lập, trường dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp còn tiếng Việt được dạy hai tiếng mỗi tuần trong giờ Việt văn. Nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp trong trường. Năm 1953, trường đổi tên thành trường Nữ Trung học Gia Long. Tà áo dài tím đặc trưng đổi sang áo dài trắng với phù hiệu đóa mai vàng trên áo. Chương trình giáo dục tiếng Pháp cũng được thay bằng tiếng Việt.
Chính diện trường ngày xưa và ngày nay.
Cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên trường sạch, xanh và đẹp đã tạo được môi trường sư phạm lý tưởng để dạy và học.
Sau 1975, trường đào tạo nữ sinh cấp hai và cấp ba dưới tên gọi trường Nữ sinh Nguyễn Thị Minh Khai. Đến năm 1978, trường giải thể cấp hai, thu nhận cả nam sinh lẫn nữ sinh và trở thành trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Một góc sân trường.
Đằng sau phòng học.
Ngôi trường hơn 100 trăm tuổi này là niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy trò vì đã giữ vững và viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang mang tên Áo Tím - Gia Long - Minh Khai.
Hành lang lớp học một ngày nắng.
Hồ bơi gắn cực đẹp gắn liền với nghi thức chia tay của khối lớp 12 cho đến năm học 2011 - 2012 thì bị cấm.
THPT Marie Curie
Đây là trường duy nhất không thay đổi tên gọi kể từ lúc thành lập đến ngày nay. Bắt đầu mở cửa năm 1918 với tên Lycée Marie Curie, và giống như trường Gia Long - Minh Khai, trường chỉ tiếp nhận nữ sinh.
Vào thời đó, Marie Curie là một ngôi trường dành cho các nữ sinh trung học người Pháp và một số ít người Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có và có thế lực ở Sài Gòn. Tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Hình chụp khi trường mang tên Lycée Marie Curie.
Cổng vào hiện nay.
Hồ phun nước và tượng đài nữ bác học Marie Curie.
Đến năm 1990, trường chuyển thành trường trung học cho cả nam lẫn nữ. Marie Curie từng là trường trung học phổ thông lớn nhất Việt Nam với hơn 5000 học sinh theo học mỗi năm. Trường có tổng cộng 90 đến 100 lớp học trong hơn 50 phòng học. Do đó, học sinh thay phiên nhau học ca sáng hoặc ca chiều. Để tăng chất lượng giáo dục, trường giảm dần sĩ số. Hiện trường có hơn 3000 học sinh với trên 70 lớp học.
Hàng cây to lớn in bóng xuống sân trường.
Hành lang với hàng gạch ca rô đỏ trắng trải dài.
Cầu thang gỗ vẫn được giữ lại.
Sân trường qua ô cửa sổ.
Theo Trithuctre
Chấm điểm đồng phục các trường THPT tại TPHCM Những bộ đồng phục đáng yêu trong BOF, Playful kiss, Dream High... đã từng khiến teen mơ ước. Nhưng sự thật, chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng những trang phục như thế, tại các trường THPT trên TP. Hồ Chí Minh. THPT Nguyễn Thị Minh Khai Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, quận 3. Trước...