Nữ sinh Ngoại giao và dự án trại hè quốc tế
Có lúc tưởng chừng thất bại, nhưng với niềm tin vào bản thân và niềm tin vào dự án của mình, nữ sinh Học viện Ngoại giao Vũ Quỳnh Trang đã quyết tâm phát triển dự án của mình, gặt hái được thành công bước đầu, hứa hẹn có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới.
Các trại sinh trải nghiệm trại hè tại Mỹ. Ảnh: NVCC
Đi làm thuê để học làm chủ
Cuộc trò chuyện với nữ sinh Học viện Ngoại giao Vũ Quỳnh Trang thi thoảng bị gián đoạn bởi cuộc họp trực tuyến với đối tác nước ngoài. Trang là đồng sáng lập Công ty Trại hè quốc tế Việt Nam ( VIC Vietnam). Vừa đi học, vừa lo công việc tại VIC Vietnam, Trang còn làm thêm ở Topica, phụ trách mảng tuyển dụng và training quốc tế.
Trang cho biết, VIC thành lập được hai năm, các chương trình của VIC được phụ huynh, học sinh đón nhận và phản hồi rất tốt nhưng lợi nhuận chưa được như ý muốn, mặc dù doanh thu năm 2017 đạt 2 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3,2 tỷ đồng. “Chương trình dù hay đến mấy mà kế hoạch tài chính không ổn, chưa được tối ưu hóa thì cũng rất khó tồn tại. Chính vì thế, tôi quyết định ứng tuyển làm thêm tại Tổ hợp Topica với mục đích học hỏi, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để quản trị, xây dựng sản phẩm VIC một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất”, Quỳnh Trang chia sẻ.
Ý tưởng sáng lập VIC xuất phát từ một chuyến đi nước ngoài của Trang. Năm thứ nhất đại học, Quỳnh Trang nhận được suất học bổng giao lưu văn hóa tại Ấn Độ gần một tháng. “Chuyến đi đó vô cùng thú vị, cảm giác như “cá gặp nước”. Lúc đó, tôi ước giá như mình được tham gia giao lưu, trao đổi quốc tế sớm hơn thì sẽ có sự phát triển tốt biết mấy”, nữ sinh Học viện Ngoại giao kể lại. Sau chuyến đi, Trang lên mạng tìm hiểu các trại hè quốc tế và thấy nước ngoài rất nhiều chương trình phong phú, còn Việt Nam rất ít. Năm 2016, Trang tự đứng ra làm thử một trại hè tại Việt Nam và nhận được sự phản hồi rất tốt.
Vũ Quỳnh Trang tự tin thuyết trình dự án VIC Vietnam tại cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai năm 2018. Ảnh: NVCC
Từ thành công đó, giữa năm 2016, Quỳnh Trang kêu gọi thêm 2 cộng sự thành lập VIC Vietnam, trong đó, Trang là người đảm nhận hầu hết các khâu từ tổ chức, vận hành công ty, triển khai các chương trình… hai cộng sự còn lại lo vấn đề tài chính. Suốt 1 năm đầu, VIC không tổ chức được bất cứ một trại hè nào mà chỉ làm công tác kết nối đối tác nước ngoài cũng như tham vấn học hỏi từ bạn bè, các chuyên gia, nhà giáo dục…”Sau 1 năm chuẩn bị, tháng 6/2017, VIC tự tin tổ chức trại hè đầu tiên nhưng kết quả bị thua lỗ. Bù lại, phụ huynh, học sinh phản hồi rất tích cực. Thế là có động lực làm tiếp”, Trang kể.
Video đang HOT
“Con đường khởi nghiệp vô cùng gian nan, không dễ như mọi người lầm tưởng. Thành công đến thời điểm này của tôi là tự nuôi sống bản thân và tự tin thực hiện đam mê của mình”.
Vũ Quỳnh Trang, sáng lập VIC Vietnam
Bằng sự nỗ lực của bản thân trong thiết kế những chương trình thực sự chất lượng, VIC dần dần được đông đảo phụ huynh, học sinh biết đến và gặt hái được những thành công nhất định. “Chúng tôi tự tin vì VIC là trại hè duy nhất ở Việt Nam tổ chức tại 9 nước trên thế giới. Với mỗi chương trình, mỗi quốc gia được thiết kế một chương trình đặc trưng riêng để mang đến những trải nghiệm, tương tác phong phú cho trại sinh”, Trang chia sẻ.
Tham vọng VIC Vietnam trở thành hệ sinh thái trại hè
Năm 2018, VIC Vietnam xuất sắc vượt qua hàng trăm dự án khởi nghiệp, giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai. Sau cuộc thi, VIC nhận được 4 lời mời đầu tư. Tuy nhiên, Vũ Quỳnh Trang và các cộng sự từ chối. “Khi nhận được lời mời đầu tư, tôi tự hỏi mình cầm 2 tỷ, 3 tỷ đồng của người ta mình sẽ sử dụng vào công việc thế nào, sinh lợi nhuận ra làm sao. Tôi chưa đưa ra được câu trả lời rõ ràng nên chưa vội nhận, mặc dù đang rất cần nguồn vốn. Mục tiêu của chúng tôi là tới năm thứ 3, tức năm 2019, VIC chia sẻ cổ phần để đổi lấy vốn tương đương 3 tỷ đồng nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đặc thù, biến Việt Nam trở thành một điểm sáng trên bản đồ các chương trình ngoại khoá quốc tế. Còn thời điểm này, chúng tôi sẽ tập trung trau dồi, hoàn thiện kinh nghiệm điều hành quản trị một cách chuyên nghiệp, không vội vàng đốt cháy giai đoạn”, Trang chia sẻ.
Hiện tại, VIC đang có 3 dòng sản phẩm chính, tạo thành một hệ sinh thái, gồm: Trại hè kĩ năng dành cho học sinh cấp 1; trại hè quốc tế tại Việt Nam cho học sinh cấp 2; trại hè quốc tế tại 9 nước. Ngoài ra, xen kẽ giữa các chương trình trọng điểm là các chương trình được thiết kế riêng và các khoá học steam khoa học sáng tạo ứng dụng.
Theo Quỳnh Trang, trong khởi nghiệp, điều quan trọng là có niềm tin. Đó là niềm tin vào bản thân và niềm tin vào dự án của mình. Trang kể, lần đầu tiên tổ chức trại hè, cả team lo lắng như “ngồi trên đống lửa”, vì còn 2 tháng nữa đến trại hè nhưng chỉ có 4 trại sinh đăng ký. Cả đội định bỏ cuộc giữa chừng nhưng niềm tin đã giúp cả đội quyết tâm bước tiếp. Kết quả, trại hè có hơn 40 trại sinh đăng ký tham gia, thành công ngoài mong đợi.
Nói về những thành công hiện tại, Quỳnh Trang cười tươi nói: “Nhiều người bảo, con bé này chắc giàu lắm. Đang là sinh viên mà đã có công ty khởi nghiệp, lại còn đạt được các giải thưởng. Nhưng thực tế, con đường khởi nghiệp vô cùng gian nan, không dễ như mọi người lầm tưởng. Thành công đến thời điểm này của tôi là tự nuôi sống bản thân và tự tin thực hiện đam mê của mình và tự tin rằng VIC Vietnam sẽ trở thành một hệ sinh thái trại hè. Học sinh tham gia chương trình của VIC, không chỉ quảng bá Việt Nam ra quốc tế mà mang quốc tế về Việt Nam”.
Nữ sinh năm thứ 3, khoa Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao Vũ Quỳnh Trang là người đồng sáng lập Công ty Trại hè quốc tế Việt Nam (VIC Vietnam). Sau hơn 2 năm thành lập và đi vào hoạt động, VIC Việt Nam đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ trại hè ở khu vực và thế giới, sở hữu bộ chương trình theo tiêu chuẩn của Hiệp hội trại hè quốc tế ICF, hợp tác với 21 tổ chức trại hè tại 9 nước. Chương trình của VIC Việt Nam cũng được Đại sứ quán Mỹ tin tưởng sử dụng trong chương trình cho trẻ vùng cao thời gian tới.
LƯU TRINH
Theo Tiền phong
Có năng lực ngoại ngữ, cơ hội thu nhập sẽ tốt hơn
Lâu nay, tiếng Anh được coi là yêu cầu bắt buộc hoặc là lợi thế của ứng viên trong tuyển dụng.
Ứng viên tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại một ngày hội việc làm - ẢNH: MỸ QUYÊN
Vì thế, các trường ĐH ngày càng chú trọng đào tạo tiếng Anh, xây dựng chuẩn đầu ra nhằm giúp người học đáp ứng được công việc thực tế. Vậy các doanh nghiệp sử dụng ứng viên biết tiếng Anh như thế nào?
Lương ít nhất trên 10 triệu
Bà Lương Tú Anh, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần BPO Mắt Bão, cho biết những vị trí khi tuyển dụng có yêu cầu biết giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, hoàn thiện 4 kỹ năng, tối thiểu trình độ B2 gồm giám đốc điều hành, giám đốc/trưởng bộ phận chức năng, nhân viên các phòng kinh doanh, marketing, tuyển dụng/nhân sự, nhân viên chăm sóc khách hàng bằng ngôn ngữ tiếng Anh tại VN, nhân viên chăm sóc khách hàng sang thị trường Mỹ, trợ lý giám đốc.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Vỹ, Trưởng phòng tuyển dụng Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT, thông tin: "Doanh nghiệp chúng tôi có gần 7.000 nhân sự ở các khối, nhưng chỉ một vài bộ phận cần sử dụng tiếng Anh trong công việc như khối chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple vì nơi làm việc đặt tại khu trung tâm, có nhiều khách hàng là người nước ngoài, cần làm việc với đối tác nước ngoài để tiếp nhận văn bản, giao tiếp; hoặc một số vị trí nhập hàng cũng cần".
Theo khảo sát của Navigos Group trên 1.600 ứng viên trẻ có từ 0 - 2 năm kinh nghiệm, 60% công việc của họ đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ. Trong đó, 31% ứng viên cho biết công việc của họ yêu cầu giao tiếp cơ bản, 22% yêu cầu đọc hiểu văn bản và 13% yêu cầu sử dụng lưu loát 4 kỹ năng. Tuy nhiên, 34% ứng viên tham gia khảo sát lại có ý kiến rằng công việc của họ không yêu cầu năng lực ngoại ngữ. Đáng chú ý, có đến 95% ứng viên trong nhóm "không yêu cầu năng lực ngoại ngữ" có mức lương dưới 10 triệu. Trong khi đó, khảo sát cho thấy nhóm ứng viên có trình độ ngoại ngữ lưu loát có đến 37% có mức lương trên 10 triệu. Điều này cho thấy nhân viên có năng lực ngoại ngữ sẽ có cơ hội thu nhập tốt hơn.
Ông Nguyễn Tấn Vỹ khuyên sinh viên (SV) cần xác định rõ công việc tương lai của mình như thế nào để quyết định đầu tư hợp lý cho việc học tiếng Anh. "Nếu không giỏi tiếng Anh thì bạn vẫn có những vị trí công việc phù hợp. Tuy nhiên, có tiếng Anh là một lợi thế và mức lương được trả thường cũng sẽ cao hơn", ông Vỹ cho hay.
Kỹ năng hàng đầu là giao tiếp
Phần lớn doanh nghiệp khi tuyển ứng viên nếu có yêu cầu về tiếng Anh thì kỹ năng hàng đầu là giao tiếp trôi chảy.
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, nhìn nhận: "Các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên cần có tiếng Anh để phục vụ cho 3 mục đích lớn nhất: giao tiếp, giao thương và học hỏi. Vì tính chất công việc mà các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi trình độ tiếng Anh khác nhau, thường được chia ra như: giao tiếp cơ bản, đọc hiểu văn bản, sử dụng lưu loát, nhưng yêu cầu về giao tiếp vẫn quan trọng nhất. Chúng tôi thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp tại VN mới đạt yêu cầu cơ bản về đọc, hiểu nhưng vẫn hạn chế về mặt giao tiếp, vì chương trình học ngoại ngữ tại VN vẫn còn nghiêng về lý thuyết đọc viết thay vì giao tiếp thực hành".
Chia sẻ về vấn đề này, bà Lương Tú Anh nhìn nhận: "Kinh nghiệm cho thấy SV tốt nghiệp các trường ngoại ngữ hoặc khoa ngoại ngữ cũng phải rèn luyện nói và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên sau khi ra trường thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Còn lại SV các trường không chuyên ngoại ngữ đa số không đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh".
Chuẩn đầu ra cao nhưng hầu như không giao tiếp được
Theo bà Lương Tú Anh, chương trình đào tạo tiếng Anh tại các trường không chuyên về ngoại ngữ thì tiếng Anh chỉ là môn phụ, một tuần có khoảng 2 tiết hoặc học theo tín chỉ cũng rất ngắn, như vậy không đủ để cho SV có thể giao tiếp tốt được. Bên cạnh đó, đa số giảng viên không chú trọng nhiều về rèn luyện kỹ năng giao tiếp và nghe nói, chủ yếu sẽ học ngữ pháp và từ vựng cộng với việc giao bài tập về nhà, cũng không tạo được hứng thú và đủ thời lượng để SV có thể cải tiến được trình độ tiếng Anh của mình. Còn bà Nguyễn Phương Mai cho rằng, SV vẫn còn thụ động và thiếu thực hành trong quá trình học ngoại ngữ. Các trường ĐH cần khuyến khích SV bằng những hoạt động giao lưu với SV nước ngoài, cuộc thi, thuyết trình bằng tiếng Anh, tăng cường giảng dạy những môn học bằng tiếng Anh... để làm phong phú thêm quá trình học ngoại ngữ của SV.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, cũng cho rằng tiếng Anh giao tiếp được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có giao dịch với đối tác nước ngoài. "Chuẩn đầu ra của trường ĐH rất cao nhưng hầu hết SV tốt nghiệp không giao tiếp được. Các trường ĐH xây dựng chương trình học tiếng Anh nên tập trung chủ yếu vào kỹ năng giao tiếp vì thực tế đòi hỏi như vậy", ông Tuấn nhận định.
Cần 3,3 năm học tiếng Anh mới đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng
Mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Thông tin kinh tế và phát triển đã thực hiện cuộc khảo sát trên 600 SV cuối năm nhất và đầu năm thứ tư tại 3 trường là Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội), Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 5,8% SV đạt mức B2 (có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc), 17% SV vẫn ở trình độ A1 và 19,2% trình độ A2. Có đến 89% SV tìm đến các phương thức học tiếng Anh bổ sung khác ngoài chương trình của nhà trường. Trong đó, 42,4% có học thêm tại các trung tâm tiếng Anh hoặc lớp học thêm do các thầy cô tự tổ chức; 34,3% học bổ sung qua internet, ti vi/đài; 30,1% SV khẳng định nếu chỉ học theo chương trình trong trường thì không thể đáp ứng yêu cầu đầu ra của nhà trường; 41,6% cho biết cần đạt trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu xin việc. Các SV cũng cho biết cần 3,3 năm để đáp ứng chuẩn của nhà tuyển dụng, trong khi chuẩn của nhà trường chỉ cần 2,9 năm.
Theo thanhnien
Điểm trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao từ 21,95 Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm chuẩn 2018. Theo đó, điểm trúng tuyển của trường thấp nhất là 21,95 điểm. Mức điểm chuẩn cụ thể và tiêu chí phụ của từng ngành như sau: Đối với các ngành có tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển không nhân hệ số (ngành Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh...