Nữ sinh nghèo mồ côi cha học giỏi toàn diện
Khi em lọt lòng mẹ thì cha em qua đời trong một tai nạn khi đi đánh cá trên biển, từ đó, mẹ em phải nặng gánh mưu sinh để nuôi 4 con ăn học. Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trong 7 năm qua em liên tục là một học sinh giỏi toàn diện.
Đó là hoàn cảnh éo le của em Bùi Thị Thảo ở thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Cô bé học sinh lớp 7B, Trường THCS Gio Hải ấy là con út trong gia đình thuộc diện hộ nghèo nhất nhì của xã.
Được nhà trường giới thiệu, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của em vào một chiều mùa đông giá rét, khi em vừa cùng mẹ ra biển nhặt ve chai trở về. Ngồi trong ngôi nhà nhỏ, đơn sơ nhìn em run rẩy trong bộ áo quần xạch xoạc, cũ kỷ, đôi chân trần, không áo ấm khiến chúng tôi không khỏi xót lòng. Ngồi tiếp chuyện chúng tôi mà hai hàm răng của em cứ va vào nhau từng đợt vì rét.
Em tâm sự với chúng tôi, Thảo kể khi em mới được vài tuần tuổi, thì trong một lần ra khơi đánh cá, do sóng to, gió lớn đã đánh chìm tàu cá, bố em đã từ giã cõi đời bỏ lại vợ và con thơ không nghề nghiệp, không nhà cửa.
Từ khi chồng qua đời, mẹ Thảo là chị Nguyễn Thị Khuê phải làm việc bằng hai, bằng ba, mới đủ tiền nuôi 4 chị em Thảo ăn học. Nhiều lúc mẹ bị bệnh không đi làm được, nhà hết gạo mấy chị em em phải ăn sắn, ăn cháo cho qua ngày. Nhiều khi trong nhà không đủ khoai sắn mà ăn, có ngày chỉ ăn 2 bữa để tiết kiệm. Hiện nay cả 4 anh em đều đang đi học, một mình mẹ em không nuôi nổi nên hai anh trai đang học cấp ba ở Gio Linh phải ở nhờ bà ngoại và bà nội.
Em Bùi Thị Thảo bên góc học tập.
Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, mấy anh em Thảo ai cũng học giỏi chăm ngoan để làm vui lòng mẹ em. Anh trai đầu của Thảo đang học Cao đẳng Giao thông Vận tải Đà Nẵng, hai anh trai tiếp theo của Thảo đều đang học cấp ba. Còn Thảo một buổi tới trường, một buổi em làm đủ việc, từ việc nhà cho đến việc đi làm thuê, nhặt ve chai… để có thêm chút tiền phụ mẹ trang trải cuộc sống. Không có tiền mua sắm sách vở như các bạn cùng trang lứa, em góp nhặt từng cuốn sách từ các tập sách cũ mà mẹ em mua về để làm tài liệu tham khảo và học tập. Không có điều kiện học thêm như các bạn trang lứa, em cố gắng học hỏi từ các thầy cô, anh chị đi trước, tham khảo thư viện trường.
Nhờ nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, côi cút, 7 năm qua Thảo liên tục là HS giỏi toàn diện. Năm nào em cũng đạt điểm tổng kết trên 8,0, trong đó môn Toán và môn Tiếng Anh em đều học rất giỏi và điểm tổng kết năm nào cũng trên 8,5. Đặc biệt trong năm học vừa rồi, Thảo giành giải Ba cấp huyện môn Olympic Tiếng Anh và giải Nhì cấp huyện môn Toán.
Trước những thành tích trên, Thảo liên tục nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của Hội Khuyến học thôn, xã, và huyện. Đặc biệt, em nhận được nhiều suất học bổng của Hội Khuyến học huyện, của xã và nhiều nhà hảo tâm dành cho HS nghèo vượt khó học giỏi trong toàn huyện.
Khi được hỏi về bí quyết giúp em đạt được kết quả cao trong học tập, Thảo cho biết: “Em học rất đơn giản, biết học và chơi đúng lúc. Đối với những môn tự nhiên trước hết là nắm vững công thức, thường xuyên làm bài tập nhiều sẽ quen, sau đó tập làm những bài có độ khó tăng dần. Đối với các môn như Tiếng Anh cần học thuộc ngữa pháp và từ vựng, cần chăm viết từ vựng thì lúc đó sẽ ngày càng tiến bộ”.
Video đang HOT
Khi được hỏi về cô học nghèo, học giỏi Bùi Thị Thảo, cô Phạn Thị Hoài Thương – GV bộ môn Văn nhận xét: “Trong lớp, Thảo là HS học giỏi toàn diện, không chỉ các môn tự nhiên mà hầu như môn nào em học cũng giỏi, đặc biệt là môn Văn. Không chỉ học giỏi, em còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, của lớp”.
Những giấy khen của Thảo.
Còn thầy Phan Văn Quốc Tuấn – GV chủ nhiệm của em tâm sự: “Mặc dù hoàn cảnh hết sức khó khăn, vất vả nhưng Thảo đã biết vượt lên hoàn cảnh để học giỏi. Em đúng là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó học tập của trường và của toàn xã, em xứng đáng để các bạn noi theo”.
Khi nói về ước mơ, Thảo cho biết: “Nhà em nghèo quá không biết mẹ em có nuôi nổi 4 anh em học hết đại học không, nhưng dù có thế nào đi nữa, em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một cô giáo để truyền đạt tri thức cho các em nhỏ. Đây là một nghề mà em đã mong ước từ lâu”.
Trần Văn Toàn
Theo dân trí
Những thành phần tiêu biểu để tạo nên một lớp học
Cùng check xem thử teen chúng mình thuộc thành phần nào dưới đây.
1. Nhóm "cầm quyền"
Thành phần này gồm: lớp trưởng, lớp phó, bí thư, đa phần học lực khá giỏi, năng nổ, hoạt bát, là người cầm đầu và là chủ xị của các hoạt động trong lớp. Bất cứ thông tin nào về trường lớp cũng đều nắm rõ trong lòng bàn tay, là người có quyền hành cao nhất nhì trong lớp. Vậy nên đừng có gây thù chuốc oán với những bạn ấy.
2. "Bộ mặt xinh đẹp" của lớp
Thành phần này thuộc số ít trong lớp, trai xinh, gái đẹp, nhà giàu, học lực khá giỏi. Con trai thì ga lăng, chơi thể thao giỏi, con gái thì đàn hát, thơ văn. Những bạn này đi tới đâu cũng đều "tỏa sáng", là trung tâm của những hội bà tám. Ai nấy cũng đều ngưỡng mộ tại sao một người lại có thể toàn diện như vậy. Những bạn này thường bị gắn cho cái mác là "chảnh, kiêu".
3. Hội game thủ
Các bạn này đa số là bùng tiết để tụ tập chơi game. Đề tài nói chuyện của những bạn ý là những nhân vật trong game, các kiểu chiến đấu... Trong lớp thường hay ngủ gật, đầu óc ít khi tỉnh táo, người xanh rớt, thiếu sức sống. Sở trường là game còn lại những môn học khác, thể dục thường hay ở mức đậu vớt.
4. Ngoài thể thao ra thì không có gì đặc biệt
Thành phần này chỉ tập trung ở mỗi một lĩnh vực là thể thao, các môn năng khiếu còn lại thì hoàn toàn chẳng biết gì cả. Mức học trung bình nhưng bù lại thì thể thao rất xuất sắc, thường thì đại diện cho trường, lớp đi thi đấu cấp thành phố, quốc gia nên việc học chính quy ở trường thường được các thầy cô vớt vác cho qua môn. Những bạn này là niềm tự hào của rất nhiều người, họ đem vinh quang về cho trường, lớp, ngoài ra thì được khá là nhiều bạn khác yêu quý.
5. Mọt sách chính hiệu
Ảnh minh họa.
Thành phần này suốt ngày cắm đầu vào học, hầu như bất kể khi nào thấy bạn ấy thì một là trong thư viện, hai là đang cắm cúi làm bài trong lớp, ba là cặm cụi làm bài tập ở nhà, bốn là lúi húi đạp xe đi học thêm. Mục tiêu duy nhất của bạn ấy là đạt điểm cao, phải đứng nhất lớp, phải vào đại học, phải có một công việc với mức lương cao. Thông thường những mọt sách này ít khi đi chơi với lớp hoặc tụ tập tám chuyện với bạn bè. Đặc điểm dễ nhận biết là cận nặng, mặt mũi lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ. Bất kể câu hỏi gì cũng đều biết, là con cưng của nhiều thầy cô giáo.
6. Dạng không có gì nổi trội ngoài tài năng "chém gió vô đối"
Thành phần này luôn là trung tâm của trò cười cho cả lớp, lúc nào bạn ấy cũng vui vẻ, cười đùa, rất hòa đồng, ai nấy cũng đều thích nói chuyện. Ngoài tài năng chém gió thì học lực ở mức trung bình, khá, điểm số thất thường cứ như thời tiết.
7. Tự kỷ không tiếp xúc với ai
Thành phần này một là im im để học hành cho tốt, hai là im im suy trầm tư suy nghĩ, phần lớn là dành cho thế giới riêng. Trên lớp hầu như không nói chuyện với ai, thế nhưng trên mạng thì có vô vàng bạn bè, chỉ có trên mạng những bạn này mới cảm thấy thỏa mái làm con người thật sự của mình. Thành phần này thường dành hầu hết thời gian của mình để online, là admin của nhiều diễn đàn, là thành phần nguy hiểm trong mắt mọi người.
8. Hay bỏ học, không quan tâm gì đến lớp
Thành phần này chỉ cần thích là sẽ nghỉ, ai rủ gì cũng đi, mọi ngóc ngách trong trường đều thông rõ. Mặc dù không đi học thường xuyên nhưng không bao giờ vắng mặt trong các tiết kiểm tra, điểm số ai cũng phải ngước nhìn. Những bạn này thường được nhìn với một ánh mắt khó hiểu, tại sao nó không học mà vẫn giỏi thế.
9. Đại gia trong lớp
Thành phần này học hành ở mức bình thường, mọi thứ đều có thể quy thành tiền, bài tập thì nhờ làm dùm, kiểm tra thì nhờ bày hộ... mọi việc xong xui sẽ được hậu tạ tương xứng.
10. Bình thường, không có gì đặc biệt
Thành phần này mọi thứ đều ở mức bình thường, hay làm nền cho người khác, thầy cô cũng chẳng bao giờ nhớ tên. Các hoạt động thể thao, hay học tập đều ở mức trung bình. Lâu lâu nổi hứng khuấy động lớp một chút rồi sau đó tịt ngóm.
Theo TTVN
Một gia đình người Vân Kiều có 3 con vào đại học Nói về tinh thần hiếu học của người dân tộc Vân Kiều ở Quảng Bình, ai cũng trầm trồ về gia đình ông Hồ Thạch ở bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, bởi vợ chồng ông là người duy nhất có 3 người con học đại học. Quyết nuôi con ăn học để thoát nghèo Qua lời giới thiệu của...