Nữ sinh nghèo đạt 27,5 điểm khối A và giấc mơ gác lại giảng đường đại học
Ngày biết kết quả thi THPT, cũng là lúc hai mẹ con nhìn nhau nghẹn ngào nghĩ về những khó khăn phía trước…
Số phận quá hẩm hiu
Ở thôn Bình Minh, xã Trung Lộc, Can Lộc ( Hà Tĩnh) ai cũng xót thương cho hoàn cảnh khó khăn, bi đát của cô giáo mầm non về hưu Hoàng Thị Huệ (SN 1962, tên thường gọi là cô Huê). Cuộc đời cô giáo mầm non là chuỗi dài đằng đẵng của bất hạnh bủa vây.
Hơn 20 tuổi, Hoàng Thị Huệ theo học tại chức rồi được nhận vào dạy mầm non ở quê để hưởng lúa từ hợp tác xã.
Cứ lầm lũi đi dạy cùng cha mẹ nuôi các em trưởng thành quên luôn cả chuyện tình duyên. Khi các em đã lớn khôn cũng là lúc tuổi xuân Huệ vút qua sau những lớp học mầm non tuềnh toàng khó nhọc.
Quá lứa lỡ thì, Hoàng Thị Huệ nhận lời làm vợ kế cho một người đàn ông trong xã. Những bất hạnh của cô giáo mầm non đẹp người đẹp nết cũng bắt đầu từ đây.
Đứa con đầu với bao hy vọng ra đi sau một năm làm Huệ như ngã gục. Khát khao được làm mẹ thôi thúc cô gắng có thai. Lần 2, lần 3 rồi đến lần thứ 6 tiếp theo của Huệ đều thất bại do sảy thai non.
Nghĩ số mình bất hạnh, nhiều lúc Hoàng Thị Huệ buông xuôi cho số phận, mặc đến đâu thì đến. Khi có thai lần thứ 8, thì trời thương cho cô được toại nguyện. Bé Nguyễn Thị Linh Chi ra đời trong niềm vui vô bờ bến sau ca mổ thai non hơn 7 tháng. Linh Chi sinh non nên ốm yếu, còi cọc, ốm đau liên miên.
Linh Chi được 5 tuổi thì bố mất sau một cơn bạo bệnh. Cũng từ đây, hai mẹ con côi cút trong căn nhà bếp tềnh toàng.
Phóng viên Pháp luật Plus trao quà hỗ trợ tới tay Linh Chi.
Điều an ủi lớn nhất của cô Huệ chính là việc Linh Chi rất ngoan, chăm học và học giỏi. 12 năm liền là học sinh giỏi, nhiều năm là học sinh giỏi cấp huyện.
Video đang HOT
Kết quả Kỳ thi THPT 2020, Linh Chi đạt kết quả ấn tượng với tổng số điểm bài làm Khối A đạt 25,75 điểm (Toán 9, Hóa 9,25 và Lý 7,5).
Ước mơ cháy bỏng được đứng trên giảng đường đại học của Linh Chi đang dần trở thành hiện thực. Nhưng cũng chính lúc này, gánh nặng lại đè lên vai người mẹ.
Cô giáo về hưu Hoàng Thị Huệ òa khóc nức nở khi nói với đứa con gái duy nhất: “Mẹ đành có lỗi với con, tình thế mẹ lúc này bất lực không lo cho con theo đuổi ước mơ vào đại học được”.
Thành tích học tập suốt 12 năm học của Linh Chi.
Ngôi nhà đơn sở của 2 mẹ con.
Cần lắm những tấm lòng hảo tâm
Bà Hoàng Thị Nga (em gái cô Huệ) cho biết: “Từ ngày biết được điểm của cháu ai cũng mừng nhưng với hoàn cảnh của mẹ con đành bất lực. Cái bìa đất để cắm vay ngân hàng cũng không có”. Nhiều năm nay, cô Huệ đau ốm triền miên nhưng không dám bước chân tới cổng bệnh viện vì không có tiền.
Khó khăn là vậy nhưng Linh Chi chưa một lần nghĩ tới bỏ học. Từ nhỏ, Chi ước mơ cháy bỏng được trở thành dược sĩ.
Mùa thi năm nay, Chi đăng ký vào Khoa Dược – Đại học Y Dược Huế. Với số điểm trên cùng với điểm ưu tiên, cơ hội bước vào giảng đường đại học của Chi là rất lớn.
“Mẹ ốm yếu triền miên giờ em đi học cũng không đành lòng. Mỗi tháng với số tiền lương ít ỏi không đủ mẹ mua thuốc nên em sẽ cố gắng vừa học vừa làm thêm để mẹ không phải lo lắng chuyện tiền bạc”, Linh Chi tâm sự.
Vẻ trầm tư của người mẹ khi không đủ tiền lo cho con học đại học. (Ảnh: Congly.vn)
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học – Cựu giáo chức Can Lộc – ông Võ Đức Đại cho biết: “Trước đây, mấy lần công đoàn ngành mong muốn xây nhà Mái ấm công đoàn cho cô Huệ nhưng không thành vì bố mẹ chồng cô không cho làm Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Trước nguy cơ cháu Linh Chi phải dừng bước trước cổng đại học, Hội lên thăm, động viên phần quà nhỏ và gửi lời kêu gọi đến các Mạnh Thường Quân, các nhà hảo tâm, các cơ quan đơn vị cùng chug tay cho Linh Chi có một cơ hội được tiếp tục đi học”.
Nhìn những tấm giấy khen được treo trang trọng bên tường nhà và mép tường cạnh bếp nơi Linh Chi vừa nấu ăn vừa học bài qua ánh sáng của ô kính trên ống khói rọi xuống khiến ai cũng xót xa.
Chia tay mẹ con cô Huệ, nhìn ánh mắt tuyệt vọng của cô khi bất lực nhìn con có nguy cơ phải dừng bước trước cổng trường đại học khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Hơn lúc nào hết, mẹ con cô Huệ đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
Mọi sự ủng hộ xin được gửi về TK Nguyễn Thị Linh Chi, STK: 3710205245603, Ngân hàng Agribank, chi nhánh TT Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Số điện thoại cô Huệ: 0353360130; Số điện thoại cháu Linh Chi: 0828181150.
Khát khao đến giảng đường của cậu học sinh nghèo người dân tộc Khơ-mú
Trở thành thủ khoa đầu ra của trường THPT huyện Quế Phong (Nghệ An) Moong Văn Dương đã tới cổng giảng đường đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em vẫn chưa thể bước chân vào trường.
Không học thêm vẫn có thể giành được điểm 10
Moong Văn Dương (18 tuổi), trú bản Nhật Nhoóng (xã Nậm Nhoóng, Quế Phong) là con đầu trong một gia đình có 4 anh em. Cũng như người dân trong bản, gia đình em vô cùng nghèo do cuộc sống chỉ phụ thuộc vào nương rẫy. Vì vậy, sau khi học xong lớp 9, Dương đã nghỉ đến việc nghỉ học, đi làm để phụ giúp bố mẹ các em.
Thế nhưng, bố mẹ Dương lại nghĩ khác, chỉ có con đường học tập thì mới giúp thoát nghèo. Vì vậy, gia đình đã động viện em xuống trường THPT huyện để tiếp tục theo đuổi con chữ. Hàng tháng, bố mẹ em đã có gắng nhận thêm việc để có tiền gửi cho con ăn học.
"Mỗi tháng, em nhận được khoảng 200.000 đồng gia đình gửi cho. Số tiền này không lớn nhưng đó là mồ hôi nước mắt của bố mẹ. Vì vậy, em chi tiêu tằn tiện chẳng dám mua một chiếc áo mới nào cho mình", Dương kể.
Ước mơ của Dương là được đến trường. Ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật
Em tự biết mình vốn không thông minh, học lực không mấy nổi trội so với các bạn, thậm chí hai năm lớp 10 và lớp 11 em không đạt học sinh khá. Vì vậy, em chỉ có thể lấy sự cần cù, chăm chỉ để bù vào. Em sống hiền lành và chan hòa với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, em nổi tiếng với tinh thần chịu khó nhất nhì trường THPT huyện Quế Phong.
Thầy Nguyễn Xuân Quang - giáo viên chủ nhiệm -cho biết: "Dương là một học trò rất ngoan, luôn lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, đặc biệt em rất chăm chỉ học tập. Dù gia cảnh khó khăn, mỗi tháng em chỉ được bố mẹ chu cấp 100.000 - 200.000 tiền ăn, nhưng em có một ý chí rất lớn nên thầy cô và bạn bè ai cũng quý mến, luôn tạo điều kiện giúp đỡ. Em không phải là thiên tài thông minh, nhưng là thiên tài trong nỗ lực".
Không có điều kiện để đi học thêm như các bạn, nên ngoài thời gian học trên trường thì Dương chủ yếu tự học. Hàng đêm, khi các bạn đã đi ngủ, chiếc giường của Dương vẫn sáng đèn. Em mượn sách nâng cao của thầy cô, in đề các năm trước để luyện. Để cập nhật kiến thức, em dùng mạng internet học online ở ký túc xá. Vì vậy, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, rất nhiều người bất ngờ khi biết rằng em đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân; 9,5 môn Địa lý; 9,25 môn Lịch sử; 7,5 điểm môn Văn. Bởi đây là số điểm cao nhất khối tổ hợp môn xã hội của trường THPT huyện Quế Phong. Tổng điểm xét tuyển khối C (bao gồm cả điểm ưu tiên) của Dương là 29 điểm.
Khi rời khỏi phòng thi và tự chấm điểm, Moong Văn Dương nghĩ mình sẽ đỗ nhưng không nghĩ lại đạt điểm cao như vậy, đặc biệt là điểm 10 môn Giáo dục công dân.
Khi được hỏi về bí quyết học tập, cậu học trò Khơ mú này chỉ cười: "Em không có bí quyết gì đặc biệt cả. Em đọc nhiều, học đi học lại để ghi nhớ kiến thức, phần nào chưa rõ thì hỏi thầy cô, kết hợp làm đề thật nhiều để luyện kỹ năng và củng cố kiến thức".
Ước mơ được đến giảng đường
Dương tâm sự, từ nhỏ em ước mơ được vào trường quân sự để sau này trở về bảo vệ cho người dân bản và gia đình. Thế nhưng, do học lực của mình không giỏi, xem điểm chuẩn của trường này các năm trước khá cao nên em không đủ tự tin để đăng ký làm hồ sơ. Bởi vậy, khi đạt kết quả này, Dương có phần nuối tiếc bởi nếu em dũng cảm theo đuổi ước mơ, cánh cửa trường đã rộng mở hơn. Em cũng không phải lo lắng chi phí học hành cũng như cơ hội xin việc khi ra trường.
"Em muốn được tiếp tục đi học, tiếp tục đến trường như các bạn cùng trang lứa. Vì vậy em đang cân nhắc khoa Luật hoặc Sư phạm Địa lý, trường đại học Vinh. Thế nhưng, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, 3 đứa em còn đang đi học, em chưa biết lấy kinh phí ở đâu để đóng học phí, trang trải cuộc sống", Dương rầu rĩ nói.
Biết ước nguyện của con trai, anh Mong Văn Tùng và chị Vi Thị Bình mấy đêm nay cũng không ngủ do lo lắng. Anh chị hy vọng con mình sẽ tiếp tục được đi học, nhưng nhìn hoàn cảnh gia đình, tính toán các chi phí thì phụ huynh không khỏi sầu muộn.
"Trước đây cả 2 vợ chồng chúng tôi đều không có điều kiện học hành, nên chỉ mong các con ai cũng biết cái chữ. Dương đạt kết quả thế này tôi hạnh phúc lắm. Điều tôi lo lắng là không biết lấy tiền đâu cho con đi học", chị Bình thở dài.
Nói về việc này, cô Từ Thị Vân - Hiệu trưởng trường THPT Quế Phong xác nhận, em Moong Văn Dương là học trò người Khơ-mú, sinh sống ở bản nghèo, xa trung tâm, nơi người dân chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em. Vì vậy, kết quả này của Dương khiến các thầy cô rất bất ngờ. "Xuất phát điểm của em không thuận lợi như các bạn, điểm thi đầu vào của em không cao. Trong hai năm lớp 10 và lớp 11, học lực của em chỉ ở mức trung bình. Nhưng nhờ sự cố gắng, năm lớp 12, em đã có sự bứt phá trong học tập và là học sinh tiên tiến. Thành tích này xứng đáng với sự nỗ lực vượt khó và cố gắng không mệt mỏi của em", cô Vân cho biết.
Nam sinh đạt 29,75 điểm khối B đã giành nhiều huy chương vàng võ thuật Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, em Lê Văn San - học sinh trường THPT Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có điểm thi khối B00 đứng thứ 5 toàn quốc, với tổng điểm 29,75, gồm Toán 10, Hóa 10 và Sinh 9,75 điểm. Chúng tôi tìm gặp em Lê Văn San (SN 2002) tại nhà ở thôn An Lợi (xã Triệu Độ,...