Nữ sinh Nghệ An thi Đại học 31 điểm: Mẹ bị ung thư giai đoạn 4, phải đi nhổ cỏ lúa, bóc mía thuê, ngày chỉ ngủ 2 tiếng vì quyết tâm thi đỗ
Ngoài giờ học, Quỳnh Trang còn giúp bố mẹ chăm em, dọn dẹp nhà cửa rồi lo toan công việc ruộng vườn, thậm chí đi nhổ cỏ lúa, bóc mía thuê để đỡ đần chi phí học hành.
Sau khi Bộ GDĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, các sĩ tử 2K2 đã chính thức hoàn thành trọn vẹn một kỳ thi chưa từng có trong lịch sử ngành Giáo dục Việt Nam. Tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng cả hai đợt thi năm nay đều hiện diện nhiều nhân tố xuất sắc là Thủ khoa, Á khoa toàn quốc, điểm số cao ngất ngưởng, thậm chí lên tới 29-30 điểm.
Bên cạnh bảng điểm khủng của “con nhà người ta trong truyền thuyết”, cộng đồng mạng đang rầm rộ chia sẻ hình ảnh các thí sinh có câu chuyện đặc biệt, mỗi người mỗi cố gắng, nỗ lực khác nhau song các bạn ấy đều trở thành những tấm gương sáng giá ở mùa thi này. Theo đó, nữ sinh Mai Thị Quỳnh Trang đến từ Nghệ An là cái tên được nhắc tới khá nhiều bởi cô bạn không chỉ sở hữu thành tích học tập xuất sắc mà còn khiến người ta cảm thấy nể phục khi biết về hoàn cảnh gia đình.
Vượt lên khó khăn, Mai Thị Quỳnh Trang đã giành nhiều thành tích xuất sắc trong học tập.
Mai Thị Quỳnh Trang là người dân tộc Thổ ở xã nghèo 135, thuộc vùng sâu vùng xa miền núi của Nghệ An, điều kiện sinh sống, học tập tương đối khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên cô bạn lại gây ấn tượng vì sở hữu thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 với số điểm 28,25, trong đó đạt 9 điểm môn Ngữ văn, 9,25 điểm môn Lịch sử và 10 điểm môn Địa lý. Như vậy nếu tính cả điểm vùng thì tổng điểm của Trang chạm ngưỡng 31 điểm.
Nhờ kết quả này, nữ sinh tự tin đăng ký vào trường Đại học Luật Hà Nội, theo đuổi ước mơ trở thành Luật sư giỏi. Nhưng so với các bạn đồng trang lứa, Quỳnh Trang có hoàn cảnh thực đặc biệt, mẹ bị ung thư giai đoạn 4 từ khi cô bạn còn học lớp 10, bố Trang trở thành trụ cột chính trong gia đình, nuôi hai con ăn học và lo lắng chạy chữa cho vợ. Suốt 3 năm nay, thời gian bố ở viện chăm mẹ nhiều hơn ở nhà.
Nếu tính cả điểm vùng thì tổng điểm của Trang chạm ngưỡng 31 điểm, nữ sinh quyết định đăng ký vào Đại học Luật Hà Nội.
12 năm đèn sách, cô bạn luôn đạt danh hiệu học sinh Khá, Giỏi, tham gia đội tuyển chọn học sinh giỏi các cấp, bởi vậy kết quả thi vừa qua hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của Trang. Nữ sinh cho hay: “Học kỳ 2 lớp 12 ngày nào mình cũng học, đặc biệt là giai đoạn nước rút, vừa đọc sách vừa học online, thường thì mình sẽ thức học tới 2 giờ sáng và dậy lúc 4 giờ để tiếp tục ôn bài. Mình chủ yếu tự học theo sự hướng dẫn của thầy cô trên lớp.
Mỗi người muốn thành công thì cần tạo ra cho bản thân động lực, mục tiêu phấn đấu, luôn nỗ lực cố gắng vì mục tiêu đó. Quan điểm của mình là khi ôn thi phải thật nghiêm túc, năm chắc kiến thức rồi mới luyện đề. Với môn Địa lý thì có thể chủ động học thêm kiến thức thực tế, môn Văn cần chắc chắn phần Đọc hiểu, không được chủ quan ở câu hỏi dễ, còn môn Lịch sử thì đọc sách giáo khoa, làm thêm đề,…”
Ngoài giờ học, Quỳnh Trang giúp bố mẹ chăm em, dọn dẹp nhà cửa rồi lo toan công việc ruộng vườn, thậm chí đi nhổ cỏ lúa, bóc mía thuê để đỡ đần chi phí học hành. Cứ hễ nghỉ học là cô bạn giúp bố trồng trọt vì một mình bố vất vả, làm không xuể, đồng áng xong xuôi bố Trang vẫn tranh thủ đi làm thuê kiếm thêm thu nhập.
Video đang HOT
Nữ sinh chia sẻ: “Tương lai chưa biết ra sao nhưng mình cứ cố gắng cho hiện tại đã, mình muốn trở thành sinh viên trường Luật để sau khi ra trường giúp bà con trong bản có thêm kiến thức pháp luật. Thêm nữa là Đại học Luật Hà Nội gần với bệnh viện mẹ mình đang chữa bệnh nên dễ dàng chạy qua chạy lại.”
Ảnh: Nhân vật cung cấp
'Không cần thiết học trước khai giảng để có thêm thời gian nghỉ hè'
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cho rằng với việc học trực tuyến, qua truyền hình, một số chương trình có thể cắt gọn, học sinh không cần thiết học trước khai giảng.
Kỳ nghỉ hè sắp tới, con trai đang học lớp 2 của chị Hoàng Linh (Hà Nội) có rất nhiều dự định. Để con có đủ quỹ thời gian nghỉ ngơi, thực hiện những dự định đó, cũng như vì một số lý do khác, chị Linh mong muốn tựu trường muộn hơn tối thiểu nửa tháng so với mọi năm.
Phụ huynh đề xuất tựu trường muộn hơn ít nhất nửa tháng để trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Ảnh minh họa: Liêu Lãm.
Lùi ngày tựu trường cho trẻ nghỉ ngơi
Chị Hoàng Linh thông tin trường con trai mình đang trong tháng ôn tập nước rút. Con chị ngày đi học, chiều chơi với bạn, tối ăm cơm xong học bài.
"Cuối tuần, cha mẹ vẫn cho con chơi nhưng bé chưa thỏa mãn lắm. Dự định hè sẽ du lịch, học kiểu bơi khác, đọc truyện tranh, đạp xe để lớp 3 tự đi học, rồi bóng rổ, bóng đá, cờ vua...", chị cho hay.
Vì thế, chị hy vọng năm nay có thể tựu trường muộn để con có kỳ nghỉ hè như mong đợi.
Hơn nữa, theo nữ phụ huynh, nghỉ hè dài hơn đồng nghĩa việc con của giáo viên - những người không được nghỉ vì phải làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT, bồi dưỡng chương trình mới - không thiệt thòi vì bố mẹ có quá ít thời gian cho trẻ.
Chị nói thêm rút gọn chương trình học theo hướng giảm liều lượng kiến thức lý thuyết, tăng trải nghiệm, ngoại khóa, kỹ năng, tự học, kết hợp học online là rất tốt và nếu năm học tới triển khai được thì càng hay.
"Nhưng để làm được thì cần thời gian chuẩn bị, nhất là học sinh lớp 1 với bộ sách giáo khoa mới. Tựu trường muộn hơn cũng có lợi cho công tác này", chị Hoàng Linh nêu quan điểm.
Hơn nữa, tại các trường đại học, tân sinh viên cần có thời gian chuẩn bị điều kiện nhập học và cũng háo hức với lễ khai giảng. Trong khi đó, năm nay, kỳ thi diễn ra muộn, các mốc thời gian đều bị đẩy lùi. Nếu điểm thi công bố ngày 27/8, đầu tháng 9 khai giảng e cập rập.
Với những lý do trên, chị Hoàng Linh đề xuất thay vì tựu trường ngày 15/8, thậm chí các trường ở Hà Nội đi học từ 1/8 như năm trước, các trường có thể xem xét tựu trường muộn hơn tối thiểu nửa tháng. Nữ phụ huynh cho rằng việc kéo dài thời gian nghỉ hè cũng có lợi cho giáo dục.
Chia sẻ góc nhìn trên, nhiều phụ huynh, giáo viên, nhà quản lý giáo dục cũng mong muốn lùi ngày tựu trường hoặc cho học sinh đi học từ khai giảng để trẻ có kỳ nghỉ hè dài hơn.
Theo dự kiến, Nghệ An bắt đầu năm học 2020-2021 muộn hơn thường lệ, lùi từ ngày 20-22/8 xuống 26/8.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế đề xuất năm nay, ngành giáo dục có thể tựu trường đúng ngày khai giảng năm học 5/9.
Ông Nguyễn Việt Hà, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, cũng ủng hộ đề xuất này. Ông thông tin thêm những năm gần đây, việc dạy học tại tỉnh này đều bắt đầu từ đầu tháng 9.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không cần bắt học sinh đi học trước khai giảng. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Đừng bắt ép học sinh học nhiều quá
Thực tế, không chỉ Vĩnh Phúc, nhiều năm nay, Cà Mau cũng cho học sinh chính thức vào năm học mới từ 5/9.
Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, cho hay do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các trường trên địa bàn kết thúc năm học 2019-2020 ngày 10/7. Dự kiến, năm học sau bắt đầu ngày 17/8.
Tuy nhiên, trước khai giảng, học sinh chỉ đến trường, nhận lớp, ổn định chỗ ngồi. Giáo viên dạy phụ đạo hoặc bồi dưỡng, nâng cao cho những em có nguyện vọng học.
Ông ủng hộ việc cho học sinh nghỉ hè khoảng hai tháng và dành một tháng để các em tham gia các hoạt động trải nghiệm ở lớp, học phụ đạo hay nâng cao nếu cần.
Học sinh không cần thiết phải học trước, cứ để ngày khai giảng rồi học. Như vậy là hợp lý, đừng bắt ép con em mình học nhiều quá.
Nguyên Thứ trưởng GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ
Trong khi đó, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội), lại có góc nhìn khác. Ông cho biết trường Marie Curie cho học sinh nghỉ hè một tháng trọn vẹn, từ ngày 29/6 đến hết ngày 31/7.
Theo dõi tình hình các trường ở Hà Nội, ông nhận thấy một số trường kết thúc năm học từ đầu tháng 6, phần lớn trường gói gọn chương trình trong tháng này, rất ít trường bắt học đến 15/7.
Thầy Khang cho rằng nhìn ở khía cạnh tích cực, lịch tựu trường giữ nguyên như năm ngoái đồng nghĩa dịch Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến năm học hiện tại. Năm học 2020-2021 diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, ông khẳng định việc sắp xếp thời gian tựu trường cần linh động, đảm bảo học sinh có ít nhất một tháng nghỉ hè.
PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng GD&ĐT - nhận định đề xuất tựu trường vào ngày 5/9 hợp lý, không chỉ với năm học bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mà còn các năm học sau này.
"Ngay cả bộ cũng nghiên cứu nhân việc học trực tuyến, truyền hình, một số chương trình có thể cắt gọn bớt. Vì thế, học sinh không cần thiết phải học trước, cứ để ngày khai giảng rồi học. Như vậy là hợp lý, đừng quá bắt ép con em mình học nhiều quá", ông Nhĩ chia sẻ.
Ông nói thêm trẻ con ở tuổi cần có thời gian nghỉ ngơi nhất định, phục hồi sức lực. Ngành giáo dục nên tăng chất lượng dạy học bằng cách thay đổi phương pháp và thực hiện điều này trong suốt cả năm thông qua ứng dụng công nghệ để dạy học từ xa.
Ngoài ra, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng dạy học trực tuyến, qua truyền hình cũng có thể áp dụng để đảm bảo sức khỏe cho người học trong thời gian còn lại của năm học 2019-2020, khi thời tiết ở miền Bắc nắng nóng, khắc nghiệt.
Ông đề xuất một tuần, học sinh có thể học từ xa 1-2 ngày và cho hay cách này đã được áp dụng tại Singapore.
"Nếu chuyển được một bộ phận sang học trực tuyến rất tốt. Nắng nóng, trẻ đi lại bên ngoài không tốt. Tôi theo dõi nhiều bài giảng trên truyền hình, thấy rất tốt, học sinh có thể tiếp thu được", PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
Ngăn tình huống giáo viên chấm bài của học sinh mình dạy Một điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là giáo viên của địa phương sẽ coi thi, chấm thi hoàn toàn, thay vì có thêm cán bộ trường ĐH như năm ngoái. Nhiều người lo ngại, giáo viên sẽ chấm thi trúng bài thi của học sinh mình dạy. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được giao cho các...