Nữ sinh lớp 8 viết thư hiến kế cho tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Nguyễn Đỗ Huyền Vi, học sinh lớp 8 trường THCS Tây Sơn (Đà Nẵng), đã giành giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2017. Nữ sinh đề xuất giải pháp nhân văn cho bài toán tị nạn.
Với yêu cầu chọn vấn đề để giải quyết đầu tiên khi vào vai cố vấn cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Huyền Vi đã chọn vấn đề người tị nạn.
Trong bức thư, Vi đã đưa ra giải pháp với cách lập luận rất sắc bén, chững chạc so với lứa tuổi của em. Những lý giải của cô học sinh lớp 8 khiến nhiều người bất ngờ vì em hiểu biết khá sâu sắc về vấn đề người tị nạn và nhiều vấn đề khác của thế giới.
Huyền Vi chia sẻ chính bức ảnh cậu bé Agim Shala, 2 tuổi, tại Kosovo được người lớn đưa qua hàng rào thép gai sang trại tị nạn Kukes thuộc lãnh thổ Albania, nơi gia đình em đang chờ, đã ám ảnh và thôi thúc em viết bức thư.
Dù còn nhỏ tuổi, Vi đã có mối quan tâm đặc biệt với những thông tin về tình hình chính trị xã hội trong nước và trên thế giới. Khác với bạn bè cùng trang lứa, Huyền Vi thường hay xem các chương trình thời sự trên tivi để có được nhiều thông tin.
Huyền Vi đã viết thư tư vấn về vấn đề người tị nạn.
Bức thư của Huyền Vi đã được ban tổ chức dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh gửi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tại Thụy Sĩ dự thi quốc tế.
Nội dung bức thư của Huyền Vi:
Ngày 1 tháng 1 năm 2017.
Kính gửi ông Antonio Guterres!
Hôm nay, ông chính thức trở thành tổng thư ký thứ chín của Liên Hợp Quốc. Cháu gửi đến ông lời chúc mừng sâu sắc nhất và chúc ông giải quyết được nhiều vấn đề nan giải cho thế giới trong nhiệm kỳ của mình.
Tuy mới là học sinh lớp 8, cháu rất quan tâm những vấn đề chính trị của đất nước và thế giới. Ông Ban Ki-moon nói rằng ông chính là “sự lựa chọn tốt cho thế giới, cho Liên Hợp Quốc”. Cháu vô cùng ngưỡng mộ ông!
Thưa ông!
Ông nhậm chức trong bối cảnh thế giới nhiều biến động: Xung đột đẫm máu, khủng bố hoành hành, biến đổi khí hậu, sự thay đổi vai trò của Mỹ trên thế giới dưới thời Donald Trump… nên cháu rất ủng hộ khi ông tuyên bố: “Đã tới lúc cần phải đấu tranh vì hòa bình”.
Trước đó, trên cương vị người đứng đầu Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), ông được mệnh danh là “người bảo trợ không mệt mỏi cho người tị nạn”.
Video đang HOT
Cháu biết nỗ lực của ông rất lớn, nhưng đây là bài toán quá khó của toàn cầu. Tại sao bà Merkel, Thủ tướng Đức mở cửa biên giới đón người tị nạn, lại bị lên án vì tạo ra những thách thức an ninh; hay ông Obama nhận 10.000 người tị nạn, cũng bị chỉ trích vì kẻ khủng bố sẽ trà trộn vào?
Trái lại, ngôi làng giàu nhất châu Âu – làng Oberwil Lieli (Thụy Sỹ) chấp nhận nộp phạt 300.000 USD thay vì nhận 10 người tị nạn Syria, cũng bị cáo buộc phân biệt chủng tộc; hay ông Donald Trump ban lệnh cấm nhập cư với người tị nạn Syria và 6 nước khác, lại cũng bị phản đối gay gắt?
Mỗi người đều có lý riêng, nhưng chẳng lẽ hễ ai không có nhà đều mất quyền được chở che? Chẳng lẽ mầm sống sắp héo khô lại không cần những giọt nước mát?
Cháu không nghĩ ông hay bất cứ ai có lương tri trên Trái Đất lại ngồi yên chấp nhận điều đó! Nhưng cháu cũng nghĩ ông và Liên Hợp Quốc có nỗ lực chừng nào cũng không thể giải quyết bài toán tị nạn theo hướng cũ từ trước đến nay.
Bởi vậy, cháu xin được làm cố vấn cho ông, đưa ra một ý tưởng vừa giải quyết bài toán tị nạn, vừa rất nhân văn. Xin ông dành ít phút lắng nghe cháu ông nhé!
Ý tưởng của cháu xuất phát từ việc tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris mua đảo tặng người tị nạn. Chính bức ảnh cậu bé Aylan 3 tuổi nằm úp mặt bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã thức tỉnh ông ta. Ông đặt tên đảo là Aylan, xây nhà cửa, trường học, bệnh viện, cung cấp thức ăn, điện nước, tạo công việc cho họ.
Ý tưởng này đã được cơ quan UNHCR đồng tình và hợp tác tiến hành. Mặc dù còn nhiều rào cản, cháu tin rằng, nếu quyết tâm, chúng ta có thể biến dự án này thành hiện thực. Với cách này, các bên tham gia đều có lợi.
Bài dự thi của Huyền My.
Bên thứ nhất, hàng triệu người tị nạn sẽ nhận được sự sống, sự bình yên. Và khi điều kiện sống ở đất nước họ tốt hơn, họ có thể trở về quê hương mình bất cứ lúc nào.
Bên thứ hai, châu Âu và Mỹ sẽ không phải đau đầu và tranh cãi về người tị nạn, không nhận thì vô nhân đạo, nhận thì rắc rối về an ninh.
Bên thứ ba, người mua đảo cho người tị nạn sẽ được lưu danh hậu thế. Cháu đồng quan điểm với ông Sawiris rằng ai góp vốn mua đảo đều hưởng lợi vì họ sẽ được nhận cổ phần, trở thành đối tác trong dự án này. Sau khi hòn đảo đã hoàn thiện như một thành phố xinh đẹp, lợi nhuận từ kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch… quả là rất lớn cho người đầu tư về lâu dài.
Bên thứ tư, quốc gia bán đảo thu được khoản lợi không nhỏ. Nếu họ ngần ngại khi phải tiếp nhận một đảo người tị nạn vào quốc gia mình thì có thể bán đứt và hòn đảo lập thành quốc gia riêng có quyền tự trị độc lập.
Ông thấy ý tưởng của cháu thế nào? Ông cứ viết thư cho cháu, mình sẽ trao đổi thêm cho thấu đáo ông nhé! Và việc cuối cùng của chúng ta là tìm những tỷ phú có tiềm năng, kêu gọi họ cùng bắt tay với Liên Hợp Quốc đầu tư vào dự án nhân đạo này.
Thưa ông, ông Sawiris xếp vị trí 557/1810 tỷ phú thế giới, mà ông ấy đã tự tin mua đảo tặng người tị nạn, nên cháu tin sẽ tìm được 5 người đồng thuận với dự án này, thế là đủ cho số người tị nạn của thế giới. Những tỷ phú khác có thể góp vốn cổ phần. Cháu tư vấn giúp ông 5 tỷ phú này nhé:
Ông Bill Gates, CEO Microsoft; ông Warren Buffet, CEO hãng Berkshire Hathaway; ông Mark Zuckerberg, CEO Facebook; ông Jeff Bezos, CEO Amazon; anh em Koch, CEO tập đoàn công nghiệp Koch Industries.
Họ có điểm chung là cam kết dành 99% tài sản cho hoạt động từ thiện. Cháu sẽ giúp ông viết thư cho các tỷ phú này. Cháu tin họ đều hào hứng với dự án của ông cháu mình; từ đó, sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng triệu người, giải quyết được bài toán khó cho Liên Hợp Quốc, châu Âu và Mỹ.
Cháu xin kết thúc bức thư của mình bằng lời cô bé 7 tuổi ở Syria, Bana Al-Abed: “Ông Trump kính mến, cấm người tị nạn là rất tệ! Nếu điều đó là đúng, cháu có ý tưởng này cho ông: Hãy làm cho các quốc gia khác hòa bình”.
Chúng ta yêu hòa bình, đang hành động vì hòa bình, để không còn người tị nạn rời bỏ quê hương phải không ông?
Cố vấn nhỏ tuổi của ông!
Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 (năm 2017) do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức. Năm 2017 là tròn 30 năm cuộc thi viết thư quốc tế UPU được tổ chức tại Việt Nam.
Sau 30 năm tham gia, học sinh Việt Nam đã 12 lần đoạt giải quốc tế, trong đó có 2 lần giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích.
Theo Zing
Thắng 'Cuộc đua số', nhóm sinh viên giành giải thưởng 500 triệu đồng
Vượt qua 7 đối thủ, đội Học viện Kỹ thuật Quân sự giành giải nhất cùng phần thưởng trị giá 500 triệu đồng, trong đó có chuyến trải nghiệm tại "thánh địa" công nghệ Silicon, Mỹ.
Tối 10/5, sau hơn 6 tháng Cuộc đua số được phát động, 8 đội thi đến từ 8 đại học trên cả nước vượt qua vòng loại, cùng bước vào vòng chung kết tại Nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội).
Trước đó, 8 đội đã được ban tổ chức (FPT) trang bị ôtô mô hình, tài liệu đào tạo về công nghệ xử lý ảnh, các thư viện mã nguồn mở.
MTA Racer bắt đầu trận chung kết. Ảnh: Nguyễn Sương.
Ở vòng chung kết, các đội thi phải sử dụng kiến thức công nghệ mới như xử lý ảnh (nhận làn đường, xác định vật cản), trí tuệ nhân tạo, kết hợp kiến thức về điều khiển tự động để xe có thể di chuyển chính xác trên đường thẳng, trong khúc cua, leo dốc, biết tự điều chỉnh đường đi, tốc độ khi gặp vật cản.
Mở đầu cuộc thi ngày 10/5, 8 đội bốc thăm, chia thành 4 cặp thi đấu. Mỗi cặp thi đấu một lượt trên hai đường đua độc lập. Đường đua được thiết kế với làn hai bên cùng các vật cản.
Thời gian thi đấu cho mỗi lượt là 3 phút. Các đội có thể chạy số vòng tùy ý, nếu gặp sự cố, họ được quyền vào sân để đưa xe về điểm xuất phát và khởi động lại để tiếp tục đua với số lần không giới hạn.
Ở vòng này, xe của MTA Racer - đội thi từ Học viện Kỹ thuật Quân sự - gặp sự cố, không thể khởi động. Sau vài phút khắc phục, xe vận hành bình thường với tốc độ lên đến hơn 9 km/h và xuất sắc hoàn thành đường đua 34,7 m chỉ trong 13 giây.
Đội thi CDIO từ ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đạt thành tích tương đương. Hai đội còn lại lọt vào vòng bán kết là LHU Racing 304 của ĐH Lạc Hồng (thành tích 14 giây) và Alpha One từ ĐH FPT (thành tích 18 giây).
Sang vòng bán kết, MTA Racer chiến thắng Alpha One trong khi CDIO đánh bại LHU Racing 304. Hai đội bước vào trận chung kết.
Đội thi từ Học viện Kỹ thuật Quân sự mở đầu vòng thi mang tính quyết định khá suôn sẻ và nhanh chóng hoàn thành đường đua. Trong khi đó, pha lật xe đáng tiếc lúc xuống cầu khiến đội CDIO bỏ lỡ chiến thắng.
Đội Học viện Kỹ thuật Quân sự giành chiến thắng với giải thưởng trị giá 500 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Sương.
Giành giải nhất, MTA Racer mang về cho các chàng trai đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự giải thưởng 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, các thành viên nhận phần thưởng trị giá 450 triệu đồng, bao gồm chuyến trải nghiệm 7 ngày tại thung lũng Silicon (Mỹ) - "thánh địa" của dân công nghệ - cùng 3 laptop.
Trong niềm vui chiến thắng, Nguyễn Duy Long của MTA Racer chia sẻ: "Tất cả thành viên trong đội đều là học viên ngành Công nghệ thông tin nên gặp không ít khó khăn. Giành giải nhất, chúng em rất vui và tự hào về Học viện Kỹ thuật Quân sự".
Long cho biết thêm cuộc thi không chỉ hỗ trợ các em vận dụng lý thuyết vào sản phẩm thực tế mà còn gắn kết các thành viên, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
8 đội bước vào vòng chung kết tối 10/5:
- BKAkid (ĐH Bách khoa Hà Nội)
- Tech Color (ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội)
- Tên lửa (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
- MTA Racer (HV Kỹ thuật Quân sự)
- Alpha One (ĐH FPT)
- Seboys (ĐH Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM)
- CDIO (ĐH Bách khoa TP.HCM)
- LHU Racing 304 (ĐH Lạc Hồng)
Theo Zing
Đồng Nai Học sinh lớp 8 bơm thuốc thực vật vào bình nước ở lớp để hại bạn Vì có mâu thuẫn với các bạn học, V nảy sinh ý định trả thù bằng chiêu độc... là bơm thuốc tăng trưởng thực vật vào bình nước ở lớp. Nam sinh dùng thuốc tăng trưởng thực vật để trả thù bạn. Công an huyện Tân Phú cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ nam học sinh cấp 2 trường...