Nữ sinh lớp 8 mồ côi mẹ, nuôi cha tâm thần
“Con ước mơ được tiếp tục đi học, để lớn lên làm cô giáo có tiền nuôi cha”. Ước mơ đó thật giản dị và đầy trách nhiệm, nhưng không biết có trở thành hiện thực hay không. Vì mẹ em đã mất, cha em bị bệnh tâm thần nửa tỉnh, nửa mê.
Thu bên cạnh người cha bị tâm thần lúc tỉnh lúc mê
Đó là hoàn cảnh của em Nguyễn Cẩm Thu (14 tuổi, ở KV 4, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ), hiện là học sinh lớp 8A1 trường THCS Lê Bình – quận Cái Răng – TP Cần Thơ. Cảnh tượng đập vào mắt phóng viên là ngôi nhà tình thương trống trước, hụt sau không có thứ gì làm giá trị. Cha Thu – ông Nguyễn Văn Em, trạc ngoài 60 tuổi, gầy gò ngồi nói chuyện bằng giọng nửa mê, nửa tỉnh trên chiếc võng tồi tàn, thỉnh thoảng phá lên cười rồi lại lầm lũi đi đốt hương cắm lên bàn thờ của vợ.
Ông Nguyễn Trung Cang là dượng của em Thu cho biết: “Lúc 18 tuổi, ông Em đi giao liên cho bộ đội rồi bị địch bắt tra tấn dã man. Do không khai thác được nên chúng thả ông ra. Từ đó ông Em trở nên khù khờ, ban đêm không ngủ mà ngồi hát. Nhiều lần đồng đội của ông đã kêu ông đi giám định tỷ lệ thương tật nhưng khổ nỗi ông không chịu đi nên tới giờ đâu được hưởng chế độ chính sách của nhà nước đối với người có công với cách mạng”. Nhưng những lúc tỉnh ông Em lại dọn dẹp nhà cửa, làm những việc lặt vặt quanh nhà.
Như đã có duyên nợ với nhau từ trước, trong một lần gặp gỡ, bà Nguyễn Thị Năm phải lòng ông Nguyễn Văn Em, 2 người nên nghĩa vợ chồng. Vài năm sau, bé Nguyễn Cẩm Thu chào đời, cuộc sống gia đình ngày càng chật vật hơn, mọi cực nhọc đều dồn lên vai của mẹ Thu. Đáp lại những nhọc nhằn của mẹ nhiều năm liền em Thu đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Em Nguyễn Cẩm Thu, trước bàn thờ của mẹ
Bất hạnh ập đến là khi bà Năm phát hiện mình bị bệnh lao phổi, nhưng sợ con gái biết và lo nên bà đã giấu bệnh. Một lần lên cơn mệt, bà Năm đang làm cỏ mướn thì bị ngất xỉu, được bà con gần đó đưa về. Sau đó bà qua đời vì căn bệnh lao phổi vì không có tiền chữa trị. ” Khi còn sống ngày nào mẹ cũng đi làm thuê kiếm tiền lo cho 2 cha con. Nhưng giờ không còn mẹ cuộc sống thiếu thốn đủ đường chị ạ”- Thu buồn rầu nói.
Trong suốt thời gian ba năm trôi qua em Thu một buổi đi học, còn một buổi ở nhà mò ốc, hái rau để kiếm cái ăn, hôm nào trời thương cho được nhiều cá thì ra chợ bán đổi lấy miếng thịt về cho cha có bữa cơm ngon, còn không thì có hôm chỉ có cơm trắng chan nước mắm. Cô bé nhỏ nhắn kia đã thiếu đi tình mẹ giờ còn phải chăm lo cho người cha bệnh tật của mình. Mọi chuyện trong nhà đều một mình em phải bươn chải.
Lúc tiếp xúc với chúng tôi, cũng là lúc trời trời bắt đầu tối dần, cha của Thu nặng nặc đòi ăn cơm vì đói. Lúc này hai cha con Thu ra phía sau sửa chiếc bếp củi đã hư để nấu mì tôm làm canh chan với cơm nhưng chiếc bếp không thể gắn lại nên hai cha ăn cơm với nước mắm.
Video đang HOT
Bữa cơm hàng ngày của cha con Thu
Nhìn cảnh 2 cha con ăn cơm trắng với muối nên tôi liền hỏi. Lần gần đây nhất, con được ăn cơm với thịt là lúc nào? “Dạ, con được ăn thịt heo …hôm đám giỗ của mẹ. Được ăn cơm trắng, có cha ngồi cùng bên cạnh là hạnh phúc rồi chị ơi. Nhiều lúc thấy không có thịt, cá cũng thương cha nhưng em cũng không biết làm cách nào khác…Em bây giờ chị mong có cơm để ăn với muối, được đến trường mai mốt lớn lên làm cô giáo, lúc đó có tiền sẽ mua thịt cho ba ăn.”- Thu nghẹn ngào nói.
Cô Nguyễn Thị Út Em – cô của Thu cho biết, mặc dù nhà tôi và cha con cháu Thu sống gần nhau nhưng tôi cũng nghèo khổ nên không giúp đỡ gì được cho cháu. Từ trước tới giờ cha con Thu chưa có được bữa ăn ăn no, tôi chỉ sợ cháu phải bỏ học giữa chừng vì không có đủ tiền nếu như cha cháu bệnh trở nặng.
Ông Nguyễn Bá Tước -trưởng KV4, phường Ba Láng cho biết: Hoàn cảnh của cháu Nguyễn Cẩm Thu thật đáng thương, đây là hộ nghèo của khu vực, mẹ mất sớm, cha bệnh tâm thần. Khu vực cũng đã rang giúp đỡ cất cho nhà tình nghĩa nhưng ở đây dân cũng nghèo nên chĩ giúp đỡ chỉ tạm bợ vì thế tôi mong các mạnh thường quân có thể giúp cháu Thu để cháu tiếp tục được học hành.
Lúc chia tay, cha của em vẫn ngồi một góc với chén cơm trắng, còn Thu chạy ra với lời nói vọng lại: chị ơi mong chị thương giúp đỡ hai cha con em, em không muốn bỏ học ,em chỉ muốn có tiền mua thuốc cho cha để cha không còn lên cơn thần kinh nữa, em xin chị giúp em. Câu nói của em làm lòng tôi nặng lòng vì nghĩ đến ngày mai của những con người trong gia đình này rồi sẽ ra sao!
Ở lứa tuổi của Thu, bạn bè đều được bao bọc, được đến trường trong tình yêu thương của cha lẫn mẹ, thì Thu lại côi cút, thiếu thốn bàn tay ấm của mẹ, thiếu đi sự ân cần, nâng niu che chở của cha. Ngược lại, em phải lo từ miếng ăn, giấc ngủ cho người cha bệnh tật. Vẫn biết rằng ước muốn của em giản dị và mang đầy tình yêu thương, nhưng có thành hiện thực hay không là một điều còn quá xa vời khi lúc này em còn quá nhỏ, con đường học hành của em còn dài, liệu có bị đứt quảng giữa chừng hay không khi trên đôi vai nhỏ bé ấy còn nhiều gánh nặng của cuộc đời.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1617: Em Nguyễn Cẩm Thu - Khu vực 4, phường Ba Láng- quận Cái Răng Điện thoại: 01685840368 (Ông Nguyễn Trung Cang – dượng của em Thu) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Tâm – Thùy Trang
Theo dantri
Karaoke - thú vui và sự nhức nhối sau hỏa hoạn
Hàng loạt quán karaoke bị cháy, đã có nhiều người chết trong những vụ hỏa hoạn này. Câu trả lời vẫn là một ẩn số nhức nhối.
Vừa hát vừa run
Thằng bạn trúng mánh mối làm ăn. Để ăn mừng, hắn mời lũ bạn bữa trưa kèm hát túy lúy. Địa điểm được cả nhóm nhất trí chọn là quán karaoke trên phố Nguyễn Khang, nằm ngay ven sông Tô Lịch. Đây là quán hát được giới yêu hát thích nhất trên con phố này.
Đó là quán hát 6 tầng với 15 phòng hát hiện đại. Cậu nhân viên đưa khách vào phòng hát, rồi nhanh chóng bật hai chiếc điều hòa, sau đó ra ngoài khuân mấy két bia. Căn phòng khoảng 20 mét vuông lúc này như ma quái với đủ ánh đèn trang trí khắp nơi.
Cả phòng hát chứa đầy thiết bị điện, điện tử với lũ trai ngấm men đang gào thét, hú hét điên dại trong men bia, ngập ngụa trong thuốc lá. Cậu nhân viên lại trở vào châm thêm mấy ngọn nến cho bớt mùi khói thuốc. Quá nhiều lửa, nhiều nhiệt trong một căn phòng nhỏ.
Thấy vậy, tôi hỏi: "Nhiều lửa thế này không sợ cháy à?" Cúi sát tôi, cậu hét trả lời: "Cũng cháy nhiều lần rồi, nhưng đều nhỏ nên khách và chúng em đều dập được. Anh nhìn xem, mấy tấm nệm trên ghế có tấm nào nguyên vẹn đâu, toàn nham nhở bởi các anh hút thuốc vứt vào đó".
Quán ngày càng đông. Thuốc lá, nến trông qua các ô kính ở phòng hát lập lòe... Tranh thủ lúc ra nhà vệ sinh, tôi quan sát quán hát thấy không hề có bất cứ bảng chỉ dẫn cũng như bình cứu hỏa nào nếu hỏa hoạn xảy ra. Khách lên, xuống đều dùng thang máy, cầu thang bộ nằm khuất nẻo, tối thui trong góc xa căn nhà.
Vụ cháy lớn tại quán karaoke Nhật Thực ở số 4B, ngõ 43 Giảng Võ, Hà Nội khiến 5 người tử vong, trong đó có một chủ quán và 4 nhân viên (nguồn: Internet)
Từ những vụ chết ngạt trước khi chết cháy: Bạn phải làm gì?
"Cháy làm sao được mà lo!"
Ở TP.Hà Nội, mấy năm gần đây đã hình thành lên những con phố được mệnh danh là phố karaoke như ven sông Tô Lịch, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, đường Láng, Hồ Tùng Mậu... Lượng khách ra vào các điểm vui chơi, giải trí này luôn nườm nượp, nhất là vào các buổi tối cuối tuần, dịp nghỉ lễ, tết. Thậm chí có những quán ở phố Đê La Thành đông khách đến nỗi cứ chiều chiều, chủ quán lại cho hàng chục nhân viên ra đứng giữa đường... phân làn giao thông cho khách vào ra thuận tiện trong lúc tắc đường.
Tuy nhiên, một thực tế các quán karaoke đều chung đặc điểm là công tác PCCC đang bị bỏ ngỏ. Nguy cơ hỏa hoạn lơ lửng trên đầu. Một chủ quán karaoke mà tôi quen trên đường Đê La Thành hỉ hả kể cho tôi "chiến dịch xây dựng" cấp tốc ngày đêm căn nhà nằm ngay bên đường của mình hồi cuối năm ngoái.
Mọi việc kết thúc cũng là khi đến ngày ông Táo chầu giời. Ông chủ bảo quán cái gì cũng có, toàn đồ hiện đại, đảm bảo khách hát chỉ có khen hay. Nhưng khi được hỏi vì sao chẳng thấy cái bình cứu hỏa nào trong gian nhà mênh mông kia thì ông cười xòa, phẩy tay: "Cháy làm sao được mà lo!" .
Anh Hoàng Bách Tuấn, chủ một tổ hợp chuyên nhận thi công, trang trí nội thất cho các quán hát chia sẻ rằng, trong gần chục năm hành nghề, nhận rất nhiều đơn hàng thi công nhưng gần như chẳng mấy ông chủ đề cập với anh câu chuyện chú ý phòng ngừa cháy nổ. Tất cả các đơn hàng đều cùng mục đích làm càng nhanh càng tốt, thêm nhiều màu sắc của đèn trang trí, quảng cáo và nhất là giá cả phải rẻ.
Anh cho biết thêm, do tính chất mùa vụ, hay chủ yếu chú trọng trang trí sao cho bắt mắt nên phần nhiều vật liệu, nội thất làm bằng mút, xốp, nhựa... có xuất xứ từ Trung Quốc, là những vật liệu rẻ tiền, dễ trang trí, thay đổi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cực cao khi thi công hay sử dụng. Đó là chưa kể một hệ thống máy móc, thiết bị tiêu tốn một lượng điện rất lớn cũng là nguyên nhân dễ xảy ra chập điện gây cháy nổ.
Làm một vòng khảo sát các quán karaoke trên địa bàn Hà Nội, điều có thể dễ nhận thấy nhất là đa phần các quán đều nằm ở vị trí đông dân cư, cấu trúc nhiều quán không thông thoáng, diện tích chật hẹp, không có lối thoát hiểm nên rất nguy hiểm. Có những quán sâu trong ngõ, khi xảy ra cháy rất khó tiếp cận hiện trường để khống chế ngọn lửa. Mặt khác, nhiều quán không trang bị các dụng cụ chữa cháy tại chỗ và hệ thống báo cháy tự động, nhân viên không được huấn luyện về công tác PCCC.
Yêu cầu của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội về lối thoát nạn khi hỏa hoạn
Có đủ lối thoát nạn, có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói; cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khu vực, từng tầng; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn lối và đường thoát nạn.
Theo Pháp luật Việt Nam
Thương cháu bé 14 tuổi bị vảy nến bao phủ toàn thân Khắp trên cơ thể cháu Nguyễn Đình Kỳ, lúc nào cũng bị bao phủ bởi những nốt mủ và lớp vảy nến dày đặc. Dù bệnh tật, nhưng Kỳ luôn mong được đến trường đi học. Về thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa hỏi thăm gia cảnh của vợ chồng anh Nguyễn Đình Diệu (43 tuổi) và chị Nguyễn Thị...