Nữ sinh lớp 10 tự tử: Nhiều vấn đề phải bàn
Quy định rõ ràng, xử lý công khai, đặc biệt phải có bộ phận tư vấn tâm lý giúp học sinh chia sẻ, tránh bị ức chế, oan ức
Liên quan vụ “nghi vấn nữ sinh N.T.N.Y, học sinh lớp 10 của Trường THPT Vĩnh Xương ( TX.Tân Châu, An Giang) bị xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, gây oan ức dẫn tới tự tử”, hiện nữ sinh vẫn đang điều trị trong bệnh viện, tinh thần còn hoảng loạn, chưa muốn quay lại trường.
Phía Sở GD-ĐT tỉnh An Giang đã tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và xem xét, làm rõ hành vi của giáo viên chủ nhiệm để có hình thức xử lý phù hợp.
Việc đúng sai vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ, tuy nhiên, vụ việc xảy ra một lần nữa khiến cả xã hội phải nhìn nhận lại mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và học sinh để từ đó rút ra bài học ứng xử cho phù hợp.
Nữ sinh nghi tự tử còn hoảng loạn. Ảnh: VNN
Sự lạc hậu của quy định cũ trong bối cảnh mới
Từ góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT – Hiệu trưởng trường Đại học FPT cho rằng sự việc bắt nguồn từ nhiều vấn đề. Đầu tiên, ông nhắc tới câu chuyện kỷ luật, khen thưởng trong nhà trường, trong đó, có những quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh hiện đang bộc lộ những hạn chế rất lớn.
Ông cho biết, nhiều trường học vẫn đang vận dụng các quy định kỷ luật, khen thưởng học sinh cũ, không còn phù hợp trong bối cảnh mới như hiện nay.
Ai cũng hiểu, trong quá trình giáo dục học sinh, việc yêu cầu học sinh phải tuân thủ các quy định, nội quy là rất quan trọng. Mục đích của việc xử lý khen thưởng, kỷ luật là để mang tính giáo dục, học sinh phải tâm phục khẩu phục vì thế, các quy định cũng giống những văn bản có tính chất pháp lý chính thống, khi đó, các quy định phải rất cụ thể, chi tiết đi kèm với các quy định là các biện pháp xử lý cụ thể. Ví dụ, nếu học sinh vi phạm điều khoản A thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều khoản B… quy định càng chi tiết, việc xử lý càng dễ dàng, thuyết phục.
Sự việc xảy ra tại An Giang là minh chứng rõ nhất cho thấy việc vận dụng các quy định cũ vào bối cảnh giáo dục mới hiện nay đã không còn phù hợp. Tình uống xảy không được quy định cụ thể vì thế, trong quá trình xử lý nhà trường cũng không thể áp dụng một văn bản hay một quy định cụ thể nào để xử lý.
Video đang HOT
Trong khi đó, vị thế của giáo viên, nhà trường với học sinh là hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Một bên là vị thế của người nắm “quyền” là giáo viên và nhà trường với một bên “thực hiện” là học sinh, hay một bên ở vị thế “cửa trên” với một bên ở thế yếu, phải tuân theo, làm theo và không có quyền tranh luận hay cãi lại.
Vì điều này, khi nhà trường thực hiện các hình thức kỷ luật nhưng không ban hành quyết định kỷ luật, hoặc thực hiện các biện pháp kỷ luật không có trong quy định như cấm túc, buộc đến trường nghe giáo huấn, bắt học sinh lao động… sẽ dễ khiến học sinh nghĩ rằng ý kiến của mình không được tôn trọng, nhà trường hành xử áp đặt khiến học sinh bị oan ức.
Nếu nhà trường đã ra quy định, điều khoản rất rõ ràng trước sự thỏa thuận, thống nhất công khai với gia đình, học sinh và được công bố ngay từ đầu, khi xử lý, học sinh sẽ biết mình sai ở đâu, vì đâu sai và phải chịu xử lý thế nào, khi đó, học sinh sẽ tâm phục, khẩu phục mà tuân theo.
“Ai cũng có lúc sai, và cái sai nào cũng phải trả giá. Tuy nhiên, như tôi đã nói việc đúng – sai là phải rất rõ ràng.
Tôi lấy ví dụ, học sinh mặc áo dài mỏng, thì giáo viên có quyền nhắc nhở học sinh. Nhắc lần 1 và ra điều kiện với lần 2, lần 3, nếu tiếp tục tái phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Khi đó, nếu học sinh đã cam kết, thực hiện bằng văn bản thì khi xảy ra lần thứ 3, 4 học sinh sẽ phải chịu trách nhiệm và chắc chắn không còn việc ấm ức, không chịu nhận sai.
Trường hợp, nếu đó là hành vi sai phạm mới, chưa có trong quy định nhà trường, đôi khi nhà trường còn buộc phải chấp nhận là các em đúng rồi sau đó sẽ sửa và bổ sung vào quy chế của nhà trường sau. Điều này sẽ tránh cho nhà trường vướng phải điều tiếng “đang cậy thế” của thầy cô để áp đặt khi xử lý học sinh”, ông Tùng nói.
Thiếu nơi chia sẻ, tâm sự
Nói thêm về hình thức kỷ luật, TS Lê Trường Tùng cũng khẳng định không ủng hộ các biện pháp kỷ luật cho học sinh nghỉ học 1 tuần của một số trường. Ông Tùng cho rằng, trách nhiệm của nhà trường là giáo dục, đào tạo, trang bị cho các em đủ kiến thức, như vậy, khi cho học sinh nghỉ học cũng đồng nghĩa với việc nhà trường sẽ phải chạy theo để dạy phụ đạo thêm cho học sinh. Như vậy nhà trường sẽ mệt thêm, mà còn bị mang tiếng là không cho học sinh học khi học sinh muốn học, thế là lại tạo ra sự bất công, bất mãn, khiến học sinh bức xúc.
TS Lê Trường Tùng nhấn mạnh, quy định, kỷ luật phải theo khung và các quy định, hình thức kỷ luật nào thì cuối cùng cũng đều phải hướng tới mục tiêu chung là mang tính giáo dục, giúp nhà trường phát triển hơn, học sinh nhận thức tốt hơn.
Đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 9, lớp 10, lứa tuổi có diễn biến tâm lý phức tạp, tính bốc đồng, khó kiềm chế, các biện pháp xử lý rất cần phải nghiêm khắc nhưng cũng phải rất khéo léo, tinh tế. Như vậy, trong nhà trường, giáo viên chính là chuyên gia tâm lý, là những người bạn chứ giáo viên với học sinh không phải ở hai thế đối nghịch nhau.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trong các trường đều đang bị thiếu đội ngũ cán bộ phụ trách tâm lý hoặc các kênh tư vấn tâm lý để học sinh chia sẻ, trao đổi, giải tỏa bức xúc. Điều này khiến nhiều học sinh khi xảy ra biến cố, hoặc có vấn đề tâm lý không tốt, đã không tìm được nơi giãi bày những bức xúc, bất mãn, dẫn tới hành xử tiêu cực.
Về phía cơ quan quản lý, ngành giáo dục cũng cần phải nhìn nhận và xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Tăng tính tự lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho học sinh
Cùng với những phân tích nêu trên, vị TS cũng cho rằng cần có môi trường cho học sinh cọ sát, trải nghiệm và tăng tính tự chủ, tự lập, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Để làm được như vậy, về phía nhà trường cần luôn chủ động trong mọi tình huống, các giải pháp xử lý phải rõ ràng, công khai, khi xảy ra sự việc đều chủ động bàn với học sinh, cùng học sinh giải quyết. Về phía gia đình cũng cần tôn trọng, chia sẻ và phối hợp, thống nhất với nhà trường trong cách giáo dục, quản lý và xử lý.
Ông lấy ví dụ, với một sự việc xảy ra học sinh luôn có tâm lý sẽ báo với phụ huynh, nếu trong trường hợp này phụ huynh không đủ bình tĩnh để nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo lập tức sẽ có phản ứng tiêu cực như phê phán, lên án, thậm chí thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy, giáo dục của nhà trường, đồng thời cũng tạo tâm lý ỷ lại, cậy thế cho học sinh.
Do đó, quan điểm của nhà trường là phải thống nhất với gia đình ngay từ đầu rằng, mọi việc học sinh cần phải chia sẻ, trao đổi với nhà trường trước, khi nhà trường xử lý không thấu đáo lúc đó phụ huynh mới cùng vào cuộc.
“Nguyên tắc của phụ huynh là sẽ phải hỏi lại học sinh đã báo với nhà trường chưa? Nhà trường đã xử lý chưa? Kết quả như thế nào? Nguyên tắc này giúp bản thân học có được sự chủ động tự giải quyết vấn đề của mình, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng các nguyên tắc giáo dục của nhà trường và giáo viên. Khi nhà trường giải quyết không thỏa đáng, lúc đó phụ huynh sẽ cùng xử lý.
Gia đình và cả học sinh cần xem mỗi lần xảy ra là một lần để học sinh va vấp và trưởng thành hơn. Còn nhà trường sẽ xem đó là bài học để giáo dục, để thay đổi quản lý cho phù hợp.
Việc dựa dẫm vào phụ huynh, tìm người trợ giúp sẽ không thể giúp học sinh trưởng thành được. Quan điểm của nhà trường là học sinh có thể kém, có thể sai nhưng xử lý phải chủ động và các quy định xử lý phải rõ ràng”, ông Tùng nhắc lại nguyên tắc.
Sau hơn 1 tháng bỏ quy định phê bình học sinh trước lớp: Học sinh vẫn bị bạo hành tinh thần
Vì uất ức, không phục trước việc bị giáo viên "bêu tên" trước toàn trường khi mắc lỗi, một nữ sinh lớp 10 ở An Giang được cho là đã uống thuốc tự tử ngay tại trường.
Vụ việc xảy ra sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định giáo viên không được sử dụng hình thức kỷ luật, phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường. Quy định đã có hiệu lực, nhưng trong thực tế, không ít giáo viên vẫn vi phạm.
Nữ sinh học lớp 10 ở An Giang phải nhập viện cấp cứu nghi do uống thuốc tự tử sau khi bị nhà trường kỷ luật.
Không được phép phê bình học sinh trước toàn trường
Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quỳ, úp mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, hạ nhục học sinh, làm cho xấu hổ...) hiện được nhiều giáo viên (kể cả phụ huynh) áp dụng, coi như một phương pháp để giáo dục khi học sinh mắc lỗi.
Như mới đây, Trường THPT Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang) đã sử dụng hình thức kỷ luật phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường và phạt lao động công ích khi học sinh mắc lỗi. Cụ thể, ngày 28.11, trường này đã thông báo về việc học sinh vi phạm điều lệ trường THPT năm học 2020 - 2021. Theo thông báo, em N.T.N.Y đã sai phạm: Phản ánh không đúng sự thật, gây hiểu lầm trong quan hệ nhà trường và gia đình gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự và uy tín nhà giáo. Sử dụng điện thoại di động để ghi âm giáo viên trong giờ học. Tuy nhiên Y vẫn chưa nhận rõ lỗi của mình. Vì vậy em Y phải viết kiểm điểm và thực hiện cấm túc hằng ngày trong vòng 2 tuần kể từ ngày 1.12 đến 12.12. Trước thời gian thực hiện biện pháp kỷ luật nêu trên, giáo viên và bạn bè đã tìm thấy Y bị ngất xỉu trong nhà vệ sinh của trường. Theo thông tin từ gia đình, Y uống thuốc với ý định tự tử.
Theo bà Trần Thị Ngọc Diễm - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh An Giang, rất may sức khỏe học sinh đã ổn định. Vụ việc xảy ra, sau xác minh làm rõ vụ việc cho thấy nhà trường có nhiều sai phạm trong xử lý kỷ luật học sinh. Cụ thể là kỷ luật không đúng quy định ngành giáo dục dẫn đến học sinh bị ức chế. Bên cạnh đó, trường tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường không đúng với quy định của ngành (dạy thêm, học thêm đại trà cho tất cả học sinh theo lớp chính khóa).
Cần bỏ các hình phạt kiểu "bạo hành tinh thần" học sinh
Hơn 1 tháng trước, khi Bộ GDĐT ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, nhiều chuyên gia giáo dục, phụ huynh coi đây là bước tiến góp phần làm giảm tình trạng học sinh bị bạo hành về thể chất và tinh thần ở trong trường học. Thông tư có hiệu lực từ 1.11.2020, trong đó có nhiều quy định tiến bộ như: Bỏ hình thức kỷ luật học sinh bằng việc phê bình trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi học bạ. Thay vào đó yêu cầu giáo viên phải sử dụng các hình thức kỷ luật tích cực để học sinh nhận thức vấn đề, từ đó điều chỉnh, sửa đổi hành vi của mình.
Theo đại diện Bộ GDĐT, việc này được kỳ vọng tránh tình trạng học sinh cảm thấy xấu hổ, ngại với bạn bè trong lớp, trong trường khi bị phê bình rồi dẫn đến những hành vi tiêu cực như chán ghét thầy cô, xa lánh bạn bè, bỏ học, thậm chí nghĩ đến hành vi tiêu cực như tự tử vì xấu hổ hoặc uất ức. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng quy định đi vào thực tế, ghi nhận từ học sinh, nhiều em cho biết, việc bị bêu tên trước lớp, trước toàn trường vẫn được không ít giáo viên áp dụng. Mong mỏi nhất của học sinh là thầy cô thấu hiểu tâm lý và không áp đặt suy nghĩ lên học trò.
Từ góc nhìn của chuyên gia tâm lý, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội - cho rằng, giáo dục đang đổi mới từng ngày, chú trọng việc căn cứ vào thực tế của mỗi học sinh để giáo viên đưa ra phương pháp giáo dục cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần thay đổi, không áp đặt suy nghĩ của mình lên học trò mà tôn trọng cá tính riêng biệt của từng em. Nhà trường không được bất chấp, tùy tiện đưa ra các hình thức kỷ luật phản giáo dục.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc Hệ thống Cambridge Khai Minh - thì cho rằng, câu chuyện nữ sinh lớp 10 nghi tự tử vì không phục cách kỷ luật của nhà trường là bài học trong việc ứng xử giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhà trường, cũng như việc áp dụng các hình thức kỷ luật trong trường học hiện nay.
Vụ nữ sinh nghi tự tử vì uất ức: Cần lời xin lỗi trước toàn trường TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Giáo viên chủ nhiệm và Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) phảitrường xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4) trước cờ, trước toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật dẫn đến nghi việc em đã uống thuốc tự tử". Nhà trường chưa...