Nữ sinh khiếm thị duy nhất thi đại học
Được đặc cách, tuyển thẳng vào ĐH Bách Khoa Hà Nội nhưng Yến vẫn tiếp tục dự thi khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn chứng tỏ được năng lực của bản thân.
Mùa tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 3 thí sinh khiếm thị thi vào trường: một em ở Hà Nội, một ở Hoà Bình và một ở Hà Nam (trường hợp của Yến).
Không giống như hai thí sinh nam còn lại, trường hợp của Cao Thị Yến (học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) quê Phủ Lý, Hà Nam đã được thông báo trước nên nhà trường đã bố trí giám thị, kĩ thuật và phòng riêng ngay từ sớm để làm bài thi trên chữ nổi Braille.
Yến (ngoài cùng bên phải) trong buổi làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Video đang HOT
Số phận không may khi cả gia đình Yến 6 người con thì chỉ có em bị khiếm thị do di chứng từ người cha, từng đi bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam.
Sinh ra em vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, mãi cho đến khi lên 3, sau cơn sốt dài Yến mới hoàn toàn mất đi khả năng cảm nhận ánh sáng. Bố Yến cũng bị tâm thần vì ảnh hưởng của di chứng.
Gia đình Yến 8 người chỉ trông vào mấy sào ruộng cùng đôi vai quanh năm gánh gồng, chạy chợ của mẹ em. Được theo học Trường Nguyễn Đình Chiểu rồi sau đó là Trường THPT Trần Nhân Tông ở Hà Nội là may mắn, quyết tâm và cả những nỗ lực không ngừng của Yến.
Mẹ Yến đã từng ôm con mà khóc khi cô con gái nhỏ đòi mẹ cho đi học lớp học ở trường dành cho học sinh khiếm thị (Trường Nguyễn Đình Chiểu) sau khi con học hết lớp chữ nổi của tỉnh Nam Định: “Con ơi nhà ta nghèo lắm, lấy đâu tiền cho con đi học đây”.
“Con xin mẹ, dù phải nhịn ăn, nhịn đói chứ đừng bắt con nghỉ học” – Cô bé nhỏ nước mắt giàn giụa. Rồi mẹ cũng “xuôi” trước sự cương quyết của con. Thật may khi em được trường miễn gần hết các khoản đóng góp. Lên cấp III, Yến cùng một số bạn khác may mắn được Trường THPT Trần Nhân Tông, một trong số rất ít những trường THPT trên địa bàn thủ đô nhận vào học.
Được ĐH Bách khoa Hà Nội đặc cách, tuyển thẳng nhưng Yến vẫn quyết tâm thi vào khoa Tiếng Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn được thể hiện sức mình. Trước và cả khi sau thi, Yến chỉ khiêm tốn: “Vì em sợ nói trước bước không qua. Em sẽ cố gắng hết sức. Trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cũng là mơ ước của em”.
Theo VNN
Đi cấp cứu trong giờ thi Lịch sử
Tại Hội đồng thi ĐH Công đoàn, thông tin từ Hiệu trưởng Dương Văn Sao cho biết, trrong buổi chiều, trường không có thí sinh nào vi phạm quy chế, nhưng đã có 1 trường hợp bị ốm nặng, phải đi cấp cứu. Thông tin từ các hội đồng tuyển sinh, buổi chiều nay số lượng thí sinh bỏ thi không nhiều.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong buổi chiều nay, tại Hội đồng tuyển sinh Học viện Ngân hàng số lượng thí sinh tới dự thi là 1269 thí sinh, đạt 54,98%, giảm 3 thí sinh so với buổi sáng.
Tại đây chưa xảy ra trường hợp thí sinh hay giám thị vi phạm quy chế. Thông tin từ Hội đồng tuyển sinh ĐH Y Hà Nội cho biết: so với buổi sáng, chiều nay chỉ có 6 thí sinh bỏ thi, đạt 14199 thí sinh dự thi trên tổng số 18717 hồ sơ đăng kí dự thi vào trường.
Số lượng thí sinh tới tham dự các môn thi buổi chiều tại ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn giữ nguyên, đạt trên 70%. Nếu buổi sáng trường có 5 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi (1 trong số này sử dụng điện thoại di động) thì sang buổi chiều trường có 3 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang tài liệu vào phòng thi.
Thấp hơn, thông tin từ Hội đồng tuyển sinh Học viện Ngoại giao cho hay: con số tới dự thi của trường vào chiều nay là 888 em, đạt gần 48%, giảm hơn 2% so với buổi sáng.
Theo VNN
Thí sinh phạm quy tăng 6 lần Sau buổi thi thứ hai của đợt thi ĐH hôm nay, lượng thí sinh phạm quy tăng 6 lần so với buổi sáng. Báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT đến cuối ngày, có 107 thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật, trong đó, có 90 thí sinh bị đình chỉ thi. Số còn lại bị khiển trách và cảnh...