Nữ sinh Khánh Hòa săn học bổng trường Mỹ top đầu, trở thành nghiên cứu sinh Harvard nhờ chơi… Rubik: Tiết lộ bí quyết chinh phục 5 ngoại ngữ
Không chỉ hoàn thành chương trình đào tạo ngành y với thành tích top đầu, Bảo Trân còn hát hay, chơi giỏi piano và vẽ đẹp như họa sĩ.
Lê Đỗ Bảo Trân (SN 1996, quê ở Nha Trang, Khánh Hòa) tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Hóa sinh – Y học của Đại học California, Los Angeles (UCLA) năm 2019 và theo học chương trình bác sĩ tại bang Philadelphia, Pennsylvania.
Trân có lẽ là cái tên xứng đáng khi nhắc đến 4 từ “con nhà người ta”. Bởi không chỉ có tài săn học bổng siêu đẳng, Bảo Trân còn hát hay, chơi giỏi piano và vẽ đẹp như họa sĩ. Ngoài tiếng Anh, Trân còn biết tiếng Hungary, Indonesia, tiếng Hàn, American Sign Language. Thành tích ngoại khóa của Trân cũng khiến nhiều người trầm trồ.
Bảo Trân nhận học bổng 5,5 tỷ đồng của Đại học California, hoàn thành chương trình đào tạo ngành y với thành tích tốp đầu.
Bảo Trân nhận học bổng 5,5 tỷ đồng của Đại học California, hoàn thành chương trình đào tạo ngành y với thành tích top đầu. Năm vừa rồi, cô gái Khánh Hòa cũng trở thành nghiên cứu sinh của viện Massachusetts Eye and Ear Infirmary – Harvard Medical School (ĐH Y Harvard).
Xin học bổng nhờ luận văn về niềm đam mê Rubiks cubes
Khi mới qua Mỹ cách đây 8 năm, nữ sinh lớp 11 trường chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) hoàn toàn bắt đầu từ con số 0. “Lúc đó thật nhiều bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ, không biết cách học lên tiếp ở Mỹ như thế nào” , Trân kể. May mắn Trân gặp được cô hiệu trưởng người Mỹ vô cùng quan tâm.
“Những gì không biết, em đều hỏi cô, xin cô cho ý kiến và cô luôn tìm cách giúp đỡ bằng tất cả nhiệt huyết. Cô là người giúp em hoàn thành luận văn để nộp vào đại học”.
Đó là một bài luận văn khá lạ và đặc biệt bởi thay vì viết về những vấn đề thường ngày, Trân lại xoay quanh niềm đam mê về chơi Rubiks Cubes: “Em dựa vào ý tưởng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như khi em chơi Rubiks vậy. Đôi khi có thể em giải sai hoặc đi sai hướng nhưng với sự kiên trì và quyết tâm, em đã tìm được cách thay vì từ bỏ. Cũng giống như trong cuộc sống vậy, một khi em đã chọn thì em luôn tin vào quyết định đúng đắn của mình”.
Nhờ luận văn “phá cách” về Rubiks Cubes cùng thành tích học tập khá tốt từ cấp 3 trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hoà và trường cấp 3 ở Mỹ, Trân được nhận vào đại học UCLA.
Lập phương Rubik là một trò chơi giải đố cơ học được giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc gia người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974. Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau. Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau và chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất.
Nhờ luận văn “phá cách” ấy cùng thành tích học tập từ cấp 3 trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa và lớp 12 ở Mỹ, Trân được nhận vào đại học UCLA (University of California, Los Angeles), top 1 về trường công lập ở Mỹ, và top 9 thế giới. Không chỉ được 9 trường đại học nhận, Trân còn nhận được học bổng toàn phần của trường đại học University of California, Merces và thêm 14 ngàn USD tiền sinh hoạt thêm hàng năm. Vì UCLA là ngôi trường mơ ước từ nhỏ, nên Trân đã chọn học ngôi trường này với học bổng toàn phần 4 năm học.
Cuối năm học, vì thành tích khá tốt, có điểm GPA cao nhất trường, chính cô hiệu trưởng còn giúp Trân xin quỹ học bổng của trường, của thành phố và bệnh viện. Năm vừa rồi, Trân trở thành nghiên cứu sinh của viện Massachusetts Eye and Ear Infirmary – Harvard Medical School (ĐH Y Harvard) nhờ vào bài viết và cuộc phỏng vấn 45 phút về Piano, Hội Hoạ, và góc nhìn giải quyết tình huống trong Y khoa nhờ chơi Rubiks Cubes. Hiện tại Trân có thể giải các loại Rubik khó như 7×7x7 hoặc 9×9x9 (các loại Rubiks khác phức tạp và lớn).
Ngoài đam mê với Y khoa, Trân cũng thích vẽ và giỏi chơi các loại nhạc cụ.
Video đang HOT
Từ tiếng Anh bập bõm đến ngoại ngữ thành thạo 5 thứ tiếng
Ít ai biết, trước khi thông thạo nhiều ngoại ngữ và giành được những học bổng đỉnh, Bảo Trân từng thất bại rất nhiều lần trong việc học tiếng Anh.
“Lúc ở Việt Nam, em từng bỏ cuộc vì nản chí, từng nhận điểm kém vì không thể nghe hoặc xấu hổ khi không thể trò chuyện cùng người bản ngữ. Em từng nghĩ em không có khiếu học ngoại ngữ. Nhưng qua trau dồi luyện tập, em biến thất bại thành thành công, học được thất bại là một phần trong quá trình phát triển”.
Trân chia sẻ, lợi thế của mình là được sống trong môi trường tiếp xúc với tất cả các ngôn ngữ của thế giới. Trân từng đạt giải ba thi hát bằng ngôn ngữ Hungary trong khoa ngoại ngữ của đại học UCLA.
Tuy vậy, Trân cho rằng không phải cứ ở trong môi trường bản xứ, được “tắm” ngoại ngữ hàng ngày mới học được mà có thể học bằng nhiều cách.Ngôn ngữ là công cụ để chúng ta giao tiếp hàng ngày, nên ở nơi tiếng Việt không được sử dụng rộng rãi thì bắt buộc mình phải tự cố gắng hết sức để theo kịp những bạn sinh ra và lớn lên tại Mỹ.
“Lúc trước qua Mỹ, em được trực tiếp nói chuyện với người Mỹ rồi bắt chước họ. Nhưng thực sự cơ hội để tiếp xúc và nói chuyện hàng ngày là không thật sự nhiều, ai cũng có công việc và cuộc sống riêng nên nếu mình mới qua và nói không rành thì họ chỉ giúp được một phần nào chứ không bằng việc mình tự học được.
Chính vì vậy nếu các bạn trẻ không có điều kiện để tiếp xúc với môi trường nước ngoài có thể xem các chủ đề mình yêu thích bằng tiếng Anh thông qua Youtube, xem phim của họ để biết rõ hơn về văn hoá, kiên nhẫn với bản thân, luyện tập nói trong đầu. Cái gì cũng vậy, tự học là chiếm tới 90% rồi”.
Trong 5 thứ tiếng đã học, Trân cho rằng học tiếng Indonesia là dễ nhất mặc dù thời gian học tiếng Hungary của Trân là lâu nhất. “Tiếng Indo rất dễ vì ngữ pháp và cách đọc gần như là giống tiếng Việt, bên cạnh đó tiếng của họ có pha một chút tiếng Anh. Mặc dù được học trên trường chỉ 1 khoá tiếng Indo nhưng đến cuối kì thì em có thể tự tin giao tiếp, phỏng vấn và thuyết trình một bài về bản thân em trước lớp bằng tiếng Indo”.
Thay vì học quá nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, Bảo Trân đã chia nhỏ thời gian học và ôn lại kiến thức. Điện thoại của cô luôn có một app học ghi lại kiến thức cần nhớ, những lúc đi thư giãn, Bảo Trân sẽ vừa ngắm cảnh, vừa ôn lại kiến thức cũ và học những kiến thức mới có thể từ 30-45 phút mỗi ngày.
Ngoài đam mê với Y khoa, Trân cũng thích vẽ. Trong hình là một trong những tác phẩm của Trân lúc rảnh rỗi.
“Một người thầy của em từng nói, đừng sợ copy hay bắt chước ai đó. Ngôn ngữ luôn bắt đầu từ sự bắt chước. Cũng giống như trẻ em mới tập nói cũng vậy, chúng luôn nhìn, quan sát và bắt chước từ người lớn. Luyện tập liên tục giúp bộ não ghi nhớ thông tin, từ đó người học có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo”, Trân chia sẻ.
Ngoài đam mê với Y khoa, Trân cũng thích vẽ và giỏi chơi các loại nhạc cụ, trong đó, Trân bắt đầu từ chơi Piano từ năm 3 tuổi rưỡi. Khi nộp đơn vào đại học, Trân đã viết một bài về đam mê Piano của mình, và có lẽ nhờ nhiệt huyết đam mê mà nữ sinh này được 9 trường đại học nhận vào năm đó.
Bảo Trân cho rằng, sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ tài năng và trí tuệ để theo đuổi mọi ước mơ và hoài bão của mình mà không thua kém bất kỳ sinh viên nước nào trên thế giới.
“Hãy là chính mình, làm việc của chính mình và làm việc chăm chỉ. Chúng ta còn trẻ, chúng ta được phép sai lầm, nhưng chúng ta không bao giờ được phép từ bỏ hoài bão của bản thân” , Bảo Trân bày tỏ.
Ngoài thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu, Bảo Trân tham gia nhiều hoạt động tình nguyện như: dạy Tiếng Việt cho các em học sinh của CLB Văn hóa Việt Nam tại UCLA (2015-2019); được công nhận là sinh viên tình nguyện tích cực của bệnh viện UCLA Children Mattels năm 2019… Tính tới nay, cô có tới gần 1.000 giờ hoạt động xã hội.
Hiện tại, Bảo Trân mong muốn được trở thành bác sĩ nhãn khoa giỏi về chuyên môn, tham gia nhiều nghiên cứu, hội thảo để phát triển kĩ năng và nâng cao tay nghề. Trong tương lai, Bảo Trân cũng mong sẽ mở rộng, liên kết với nhiều chương trình từ thiện khám và chữa bệnh mắt miễn phí cho người dân nghèo ở Việt Nam.
Nữ sinh Hải Dương trúng tuyển 6 trường đại học ở Mỹ, Pháp, Úc
Đoàn Thị Phương Linh, học sinh lớp 12 Pháp Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi (Thành phố Hải Dương) đã trúng tuyển 7 trường đại học tại 4 quốc gia.
Ấp ủ niềm đam mê du học từ lâu nhưng đến đầu năm 2020, Đoàn Thị Phương Linh mới bắt tay vào những kế hoạch để thực hiện hóa ước mơ của mình. Ngày đó, những thông tin về du học với Linh còn rất mơ hồ, Linh bắt đầu tìm hiểu một số trường ở những quốc gia khác nhau, liên hệ những người quen để học hỏi kinh nghiệm và bắt đầu đi sâu khám phá về các ngành học, cuộc sống sinh hoạt ở trường của các du học sinh.
Với Đoàn Thị Phương Linh, du học là cơ hội để khám phá một cuộc sống mới, môi trường học tập mới và sẽ là hành trình trải nghiệm thú vị trong cuộc đời. Chính vì vậy, nữ sinh trường chuyên càng nỗ lực hơn để thực hiện mục tiêu của mình.
Đoàn Thị Phương Linh, học sinh lớp 12 Pháp Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi. (Ảnh: NVCC)
"Em đi tìm hiểu thông tin về các trường, cách nộp hồ sơ, cách "săn" học bổng, rồi vào các nhóm học bổng du học để tìm hiểu thông tin, lắng nghe chia sẻ của những anh chị đi trước. Và em nhận ra rằng, mình phải có kế hoạch cụ thể, đặt ra những mục tiêu và nỗ lực để hoàn thành từng mục tiêu đó.
Yêu thích ngành kinh doanh, em chuẩn bị hồ sơ nộp cho một số trường ở các quốc gia như Mỹ, Úc và Pháp. Vì chuẩn bị cho giấc mơ du học khá muộn so với bạn bè nên em gặp nhiều áp lực về thời gian, cùng một lúc phải thực hiện nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau", Linh tâm sự.
Một loạt thử thách được đặt ra cho Phương Linh, đó là ôn thi, ôn chứng chỉ, xin thư giới thiệu, viết bài luận... Mỗi ngày, sau khi khi tan học, buổi trưa Linh đều tranh thủ ở lại trường để ôn thi SAT, buổi chiều tiếp tục lịch học ở trường và đến tối Linh dành thời gian ôn thi TOEFL.
Đảm nhiệm công việc trong Ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ Sách ở trường, Phương Linh luôn bận rộn với nhiều hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy, cô nàng cho biết việc ôn tập luôn linh hoạt theo lịch trình của từng ngày chứ không ấn định theo thời gian cụ thể.
Linh chỉ dành thời gian một tháng rưỡi để ôn thi và hoàn thành việc thi SAT. Mặc dù quỹ thời gian không có nhiều nhưng Đoàn Thị Phương Linh xuất sắc khi chinh phục thành công 7 trường đại học.
Nữ sinh trường chuyên cho biết: "Ban đầu em cũng có định hướng du học Mỹ nhưng như một cơ duyên, trong lần gặp gỡ cô Hải Anh - đại diện khối trường lớn danh giá của Pháp, em đã thay đổi suy nghĩ.
Cô đã khơi gợi cảm hứng và khát khao chinh phục của bản thân em đối với những trường kinh doanh top đầu ở Pháp. Và sau đó cô trở thành cố vấn chính cho em trên chặng đường thực hiện ước mơ du học".
Phương Linh xuất sắc trúng tuyển cả 7 trường đại học đã đăng ký.(Ảnh: NVCC)
Đúng với những mong đợi cũng như những nỗ lực, cố gắng của mình, Phương Linh đăng ký và trúng tuyển cả 7 trường tại 4 quốc gia, bao gồm Trường Kinh doanh Skema (Pháp); Trường Đại học Saginaw Valley State (Hoa Kỳ); Trường Augustana College (Hoa Kỳ); Đại học Augustana (Hoa Kỳ); Đại học North Park (Hoa Kỳ); Trường Quản trị Quốc tế SP Jain (Úc) và Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Đoàn Phương Linh cũng xuất sắc giành được học bổng của cả 7 trường đại học, trong đó Trường Quản trị Quốc tế SP Jain (Úc) trao học bổng 80%.
Bí quyết chính phục những đại học top đầu về kinh doanh
Theo Đoàn Thị Phương Linh, hành trình du học đòi hỏi mỗi người phải có sự quyết tâm cao, kiên trì, bền bỉ và có kế hoạch ôn tập phù hợp, đề ra những chiến lược để thực hiện từng mục tiêu đặt ra. Một điều quan trọng nữa là phải có định hướng từ những người đi trước có kinh nghiệm.
Phương Linh cùng thầy giáo và các bạn. (Ảnh: NVCC)
Mỗi trường đại học, mỗi nền giáo dục ở các quốc gia lại có những đặc điểm, tiêu chí đánh giá thí sinh riêng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về các trường để có định hướng học tập và ôn thi, chuẩn bị hồ sơ phù hợp là điều không thể bỏ qua. Với ngành học yêu thích của bản thân, cần lựa chọn đúng môi trường giáo dục để phát huy sở trường và nuôi dưỡng đam mê.
Kinh nghiệm ôn thi SAT của Phương Linh là ôn luyện đề nhiều. Trong quá trình làm đề, chữa đề sẽ thấy được những lỗi sai, khoảng trống kiến thức để lấp đầy. Từ đó, các thí sinh sẽ nâng cao được trình độ của mình.
Để có thể ghi điểm với ban tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới thì không thể bỏ qua việc đầu tư cho bài luận.
"Nếu chọn các trường đại học Mỹ, bài luận phải chú ý nhiều hơn đến việc thể hiển màu sắc cá nhân của bản thân, bạn có thể nói về đam mê, sở thích, ước mơ, mục tiêu chí hướng của mình, hãy thể hiện được mình là ai, mình muốn làm gì và sẽ trở thành người như thế nào.
Còn các trường đại học ở Pháp lại chú trọng đến mục tiêu, động lực học tập của thí sinh. Các bạn phải thể hiện được quyết tâm, nỗ lực của mình đối với ước mơ mà bản thân đang theo đuổi.
Có thể mỗi trường học ở mỗi quốc gia sẽ đánh giá bài luận theo các tiêu chí khác nhau nhưng theo em, quan trọng nhất là thí sinh phải có những câu chuyện của riêng mình, những câu chuyện chân thật và ý nghĩa để thể hiện bản thân cũng như tinh thần, ý chí của mình", nữ sinh chuyên Pháp chia sẻ.
Với bài luận của mình, Phương Linh kể lại những câu chuyện, kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động thực tiễn mình đã tham gia.
Từ đó, Linh nêu lên quan điểm: mọi thứ từ máy móc đến con người đều phải được vận hành, quản lý tốt thì mới có thể đảm bảo được các quy trình, hoạt động. Và chỉ khi có kỹ năng quản lý thì tương lại, bạn mới có thể vận hành một công ty của riêng mình.
Phương Linh đã thể hiện cách nhìn vừa thực tế vừa sâu sắc, hợp lý, vừa thể hiện động lực, mục tiêu, quyết tâm kiên định với ước mơ, đam mê của bản thân. Đó là một trong những yếu tố giúp cô nàng ghi điểm với ban tuyển sinh và chinh phục thành công ước mơ du học của mình.
Đối với hoạt động ngoại khóa, thay vì tham gia dàn trải nhiều hoạt động, Đoàn Thị Phương Linh thực hiện sâu vào những dự án, chương trình về một lĩnh vực nhất định.
Cô nàng tập trung thực hiện hoạt động ngoại khóa về chủ đề văn hóa đọc của giới trẻ. Là Ban chủ nhiệm, Linh đứng ra tổ chức nhiều chương trình trong Câu lạc bộ Sách của trường.
Bên cạnh đó, Linh chủ trì một dự án kết nối thư viên với câu lạc bộ để lan tỏa việc đọc sách đến với các bạn trẻ. Cô nàng còn cộng tác làm việc với một Nhà xuất bản sách để có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Nhờ đó, Linh thể hiện được một hình ảnh cá nhân luôn thống nhất trong hoạt động ngoại khóa của mình.
Phỏng vấn cũng là một nhiệm vụ và thử thách quan trọng đối với các thí sinh muốn chạm tay vào giấc mơ du học. Theo Phương Linh, quá trình phỏng vấn, các trường không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn đưa ra những tình huống thức tế yêu cầu ứng viên phải xử lý nhanh nhạy, tinh tế.
Bên cạnh đó, thí sinh phải thể hiện được phong thái tự tin, sự bản lĩnh của mình qua nét mặt, ánh mắt, ngôn ngữ hình thể của mình, cho thấy bản thân có đủ kiến thức, kỹ năng và tự tin trong mọi tình huống.
Chia sẻ về kế hoạch và dự định của mình, Phương Linh cho biết sẽ theo học Trường Kinh doanh Skema - đây là một trường trong top 4 các trường kinh doanh danh tiếng của Pháp và trong top 40 các trường kinh doanh tốt nhất châu Âu. Linh cho biết sẽ theo đuổi niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh, và nếu có cơ hội, tương lai sẽ học lên cao hơn để hoàn thiện bản thân và chinh phục những thử thách mới.
Tốt nghiệp cử nhân có thể học nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên Ngày 22-5, các thông tư về việc ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học (Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT), giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT) bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, đối tượng tham gia và thời lượng, khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm...