Nữ sinh học song bằng và tốt nghiệp với kết quả ‘không thể tin nổi’
Học cùng lúc hai ngành kinh doanh quốc tế và quản trị nhân lực, nữ sinh này đã “gây sốc” với bạn bè, thầy cô và gia đình khi đạt kết quả bất ngờ.
3 năm và 2 bằng đại học
Cô gái ấy là Phạm Ngọc Khánh Linh (21 tuổi), vừa trở thành tân cử nhân của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.
Linh tốt nghiệp loại xuất sắc ngành quản trị nhân lực với số điểm GPA (điểm trung bình tốt nghiệp) là 3,7/4. Nữ sinh này cũng tốt nghiệp loại giỏi ngành kinh doanh quốc tế với số điểm GPA là 3,56/4.
Theo Linh, sở dĩ chọn ngành kinh doanh quốc tế vì muốn thông qua các môn học sẽ giúp bản thân hiểu rõ cách doanh nghiệp tương tác và hoạt động trên thị trường quốc tế. Đó là điều sẽ mở ra cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia và tham gia vào thương mại quốc tế. “Ngành này cung cấp nhiều kỹ năng quan trọng như: quản lý dự án, giao tiếp, phân tích kinh doanh, quản trị tài chính… Những kỹ năng này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và vị trí công việc khác nhau. Và em muốn thử sức mình”, Linh cho biết.
Cùng lúc, Linh cũng chọn học thêm ngành quản trị nhân lực vì muốn tìm hiểu cách tạo ra môi trường làm việc tích cực, phát triển và quản lý tài nguyên con người một cách hiệu quả.
“Em quyết định học ngành này vì mong hỗ trợ phát triển kỹ năng quản lý cá nhân, tư duy phản biện, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Tiếp thu kiến thức của ngành này sẽ giúp em trở thành người tự tin và hiệu quả trong cả công việc lẫn cuộc sống”, Linh kể thêm.
Tân cử nhân Phạm Ngọc Khánh Linh rạng rỡ vào ngày nhận bằng tốt nghiệp PHONG LINH
Cũng theo tân cử nhân của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM: “Sự giao thoa giữa hai ngành này là xu hướng phát triển của các công ty hiện nay, khi thị trường lao động đang cần người có khả năng hội nhập quốc tế và điều phối nhân lực trong doanh nghiệp. Song song đó, các vị trí liên quan đến kinh doanh quốc tế và quản trị nhân lực thường có tiềm năng thu nhập cao”.
Linh nhớ lại trong quá trình nỗ lực học vượt và cố gắng học song bằng đã rất khổ sở. “Nhất là khi bắt đầu, vì chưa quen với khối lượng kiến thức mà bản thân phải tiếp nhận cũng như chưa biết cách cân bằng, sắp xếp thời gian hợp lý… nên gặp không ít khó khăn. Nhưng cũng nhờ có những “sự gập ghềnh” đó mà em đã chịu được áp lực cao. Em cũng “khai phá” được giới hạn của bản thân, tìm ra những phương pháp học tốt hơn…”, Linh nói.
Linh nhìn nhận hiện nay thị trường việc làm cạnh tranh khá khốc liệt. Vì thế, bắt buộc ứng viên khi xin việc không những có thật nhiều kiến thức mà phải có cả kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Nên việc tốt nghiệp song bằng cùng lúc với hai kết quả xuất sắc và giỏi sẽ giúp Linh có thêm nhiều cơ hội cho công việc trong thời gian tới.
Video đang HOT
Với kết quả mỹ mãn trong học tập, Linh đã khiến nhiều thầy cô trầm trồ, bạn bè ngưỡng mộ. “Em nghĩ rằng thái độ tập trung trong suốt quá trình trau dồi kiến thức, tinh thần luôn sẵn sàng học hỏi cái mới, cũng như sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đề ra chính là các yếu tố giúp chinh phục những điểm số cao”, Linh chia sẻ.
Cách để học tập hiệu quả
Tốt nghiệp 2 ngành học chỉ trong vòng 3 năm, Linh được nhiều sinh viên trong trường xem là thần tượng. Chia sẻ về bí quyết để học tập hiệu quả, Linh nói: “Mỗi sinh viên cần xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch học tập rõ ràng. Hãy tạo danh sách các môn học cần hoàn thành và luôn nỗ lực để có kết quả cao nhất”.
Song bằng và song ngành khác gì nhau?
Theo Linh, học song ngành là chỉ cần học một số môn nhất định (khoảng từ 13 – 15 môn) là sẽ có chứng chỉ. Trong khi đó, học song bằng là cần phải học hết các môn, không trùng với ngành thứ nhất và đầu ra sẽ là bằng đại học.
“Phải quản lý thời gian hiệu quả bằng cách tạo lịch học cụ thể và tuyệt đối tuân thủ. Cần ưu tiên cho việc học, sau đó là dành thời gian để giải trí và nghỉ ngơi. Có thể sử dụng các công cụ quản lý thời gian như: lịch, danh sách công việc. Ngoài ra, sinh viên cũng nên cố gắng học và ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp. Có như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, không rơi vào cảnh hốt hoảng, lo âu vào mùa thi”, Linh chia sẻ thêm.
Một trong những thắc mắc của sinh viên là trong quá trình học, có nên đi làm thêm? Linh cho rằng: “Sinh viên nên đi làm thêm bởi sẽ giúp có thêm những kỹ năng, hiểu hơn về thị trường lao động. Kinh nghiệm có được trong thời gian đi làm thêm sẽ giúp có nhiều “điểm cộng” khi đi xin việc sau này. Tuy nhiên cần có sự phân bổ thời gian hợp lý. Đừng để việc làm thêm ảnh hưởng chuyện học”.
Chia sẻ về ước mơ của bản thân, Linh cho biết muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự. Qua đó có thể hỗ trợ nhiều người trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Linh cũng mong tạo ra thu nhập ổn định để giúp đỡ gia đình.
Thời sinh viên của Linh kết thúc trọn vẹn với 2 bằng đại học xếp loại xuất sắc và giỏi PHONG LINH
Trong 3 năm học, Linh đã nhận được nhiều thành tích trong các cuộc thi do Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM tổ chức như: giải tư cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2022; giải nhì cuộc thi Kinh doanh quốc tế 2022; 2 năm liên tiếp nhận thư khen của hiệu trưởng và nhận danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”…
Nhờ những thành tích vượt trội trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, Linh đã nhận nhiều học bổng: Keb Hana 2022 (của Ngân hàng Keb Hana, Hàn Quốc), Lighting Up Your Future Scholarship 2022 (của Công ty kiểm toán đa quốc gia Deloitte, Anh)…
Khen người yêu cũ trẻ đẹp, những lời cô ấy nói khiến tôi cúi mặt xấu hổ
Nhìn bạn gái cũ ngày càng trẻ trung và xinh đẹp, tôi chán nản khi nghĩ về vợ mình.
Vài hôm trước, tôi tình cờ gặp lại người yêu cũ trong tiệc cưới một người quen. Mấy năm không gặp, cô ấy hầu như không thay đổi gì. Thậm chí, trông cô ấy còn rực rỡ, mặn mà hơn, dù đã là mẹ của hai đứa trẻ.
Tôi và cô ấy từng có tình cảm với nhau thời sinh viên. Cả hai hẹn hò được hơn một năm, thấy tính tình không hợp nên chuyển qua làm bạn. Có lẽ chính vì biết dừng lại đúng lúc nên mối quan hệ của chúng tôi không trở nên xấu đi khi tình yêu kết thúc.
Sau khi công việc ổn định, tôi lấy vợ, cô ấy lấy chồng. Thấm thoắt mới đó đã 6 năm không gặp nhau. Người xưa gặp lại, tôi cũng muốn nói đôi lời hỏi han nên chủ động chọn chỗ ngồi cạnh cô ấy.
Sau những lời hỏi thăm về cuộc sống, công việc, con cái của nhau, tôi không thể kìm lòng mà thốt lên lời khen ngợi dành cho người cũ: "Em càng ngày càng trẻ đẹp, chồng em thật khéo chăm vợ".
Cô ấy nhìn tôi, nở nụ cười thoải mái: "Vợ anh cũng rất xinh đẹp, em gặp cô ấy một lần rồi".
Vợ tôi trước kia đúng là rất xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng sau khi kết hôn, làm vợ, rồi làm mẹ, cô ấy thay đổi nhiều. Không còn là cô gái dịu dàng, ngọt ngào trước kia, vợ tôi trở nên xấu tính, hay kêu ca, phàn nàn từ những chuyện rất nhỏ.
Tôi chưa từng nghĩ mình là ông chồng tồi tệ, cho đến khi gặp lại bạn gái cũ (Ảnh minh họa: iStock).
Cô ấy vẫn chu đáo mọi việc trong ngoài, hai bên nội ngoại. Nhưng cô ấy làm nhiều, nói lắm. Đến nỗi nhiều khi tan tầm, tôi còn ngại về nhà.
Nói về ngoại hình, vợ tôi không còn trau chuốt như trước kia. Sau khi sinh con, vợ tôi mập lên nhiều nhưng có vẻ như không có ý định giảm cân chỉ vì... "không có thời gian".
Nhiều khi tôi nghĩ, sao vợ nhà người ta cũng đi làm, lo toan gia đình, con cái mà họ vẫn có thời gian đi tập thể dục. Vợ mình cũng chừng ấy việc mà lúc nào cũng ước "có 3 đầu 6 tay", không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay cô bạn gái cũ đang ngồi cạnh tôi, trông có khác gì con gái chưa chồng đâu. Nhiều năm gặp lại, cô ấy vẫn xinh đẹp, dịu dàng hệt như xưa. Có vợ thế này, chồng không yêu mới lạ.
Tôi nói với bạn gái cũ, đùa đùa thật thật: "Đúng là vợ anh trước cũng rất xinh đẹp, nhưng giờ cô ấy không giữ được phong độ ấy nữa. Em có bí quyết gì chia sẻ để anh về truyền lại cho vợ anh".
Cô ấy nhìn tôi, không cười nữa mà nói nghiêm túc: "Em chẳng có bí quyết gì cả. Chẳng qua em may mắn gặp được người chồng tốt, yêu thương em".
Cô ấy kể từ ngày cưới nhau, chồng cô đối xử với vợ thế nào. Anh ấy chia sẻ với vợ từ những việc nhỏ: Vợ lau nhà, anh ấy phơi quần áo. Vợ nấu cơm, anh ấy rửa bát.
Hồi cô ấy mang thai, anh cùng vợ đi tham gia lớp học tiền sản để học cách chăm sóc vợ con. Suốt thời gian ở cữ, không cần nhờ bà nội, bà ngoại, chồng cô tự tay chăm sóc vợ con. Mỗi đêm đều bế con cho vợ ngủ.
Sau sinh, thấy vợ tăng cân nhiều, chồng cô thường về sớm để vợ đi tập lấy lại vóc dáng. Anh ấy không chê vợ xấu, cảm động vì thấy vợ sinh con mà chịu thay đổi ngoại hình. Anh ấy chỉ muốn giúp vợ lấy lại ngoại hình để tự tin vào bản thân.
"Thú thật với anh, chồng em không cao to, đẹp trai, không kiếm được nhiều tiền. Điều khiến người vợ hạnh phúc cũng không nằm ở đó. Tất cả nằm ở một chữ "thương". Phụ nữ hạnh phúc tự khắc sẽ đẹp thôi anh ạ".
Nghe người cũ nói, tự dưng tôi thấy hổ thẹn. Tôi hiểu vì sao vợ tôi từ cô gái xinh đẹp, dịu dàng, khi làm vợ, làm mẹ lại thay đổi nhiều như vậy.
Vì tôi đã chất lên vai vợ mình quá nhiều trách nhiệm nhưng lại không tự nguyện sẻ chia. Tôi cho rằng, phụ nữ ai chẳng phải chăm lo cho gia đình, chăm sóc con, chu đáo hai bên nội ngoại.
Tôi quên rằng, vợ tôi cũng chỉ là phụ nữ bình thường, không phải siêu nhân. Còn tôi lại quá vô tâm, nghe vợ phàn nàn, kêu ca chỉ thấy khó chịu, tuyệt nhiên chưa bao giờ lắng nghe để thấu hiểu.
Người ta vẫn nói: "Muốn biết người phụ nữ có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn xem chồng cô ấy là người như thế nào".
Cả bạn gái cũ và vợ tôi tuổi thanh xuân đều rất xinh đẹp. Nhưng sau khi kết hôn, một người trở nên rực rỡ hơn, một người xuống cấp. Hóa ra lý do lại nằm ở chồng của họ.
Một người chồng tốt sẽ xem người phụ nữ mình yêu như cái cây. Anh ta trồng cây vào chậu, chăm bón, tưới tắm mỗi ngày cho cây nở hoa. Một người chồng tồi sẽ ngắt bông hoa mình thích về cắm vào lọ, để mặc bông hoa tự úa tàn trong lọ cạn dần nước lúc nào không hay.
Tôi lúc nào cũng cho rằng, vợ mình đã thay đổi. Nhưng chính tôi mới là người làm cho vợ tôi thay đổi.
Tôi có nên sinh con thứ hai khi cảm thấy chồng không yêu nữa? Vừa đồng ý sẽ sinh thêm con, tôi lại hoang mang vì cảm thấy chồng không yêu nhiều nữa, thật ra gần 5 năm qua tôi chưa bao giờ tự tin về tình yêu anh dành cho tôi. Tôi năm nay 25 tuổi, chồng 27 tuổi. Chúng tôi đã kết hôn hơn 2 năm và có một bé 2 tuổi. Tôi và anh...