Trí thông minh nhân tạo
Lư vừa mới kết thúc bốn năm học tập tại trường đại học và nhận tấm bằng cử nhân loại khá.
Chuyên ngành của anh ta là tiếp thị truyền thông. Mới vào đời, Lư cũng gặp khó khăn giống như nhiều sinh viên mới tốt nghiệp khác, đó là tìm việc. Mặc dù yêu cầu nhân lực về ngành tiếp thị truyền thông của thị trường việc làm hiện tại đang rất cao, nhưng sau sáu tháng tìm việc ròng rã thì Lư vẫn ăn dầm nằm dề.
Nguyên nhân thực chất đến từ sự lười nhác và kén chọn của anh ta. Công ty này thì làm tăng ca nhiều quá, công ty kia thì đãi ngộ không cao. Đến khi được người quen giới thiệu cho vào làm trong một công ty quảng cáo, thì Lư mới kết thúc chuỗi ngày ăn không ngồi rồi.
Công việc sếp giao cho Lư là lên ý tưởng thiết kế các đợt chiến dịch quảng cáo cho nhãn hàng. Nhưng vì lười biếng không chịu suy nghĩ, anh ta cứ bị cuốn theo những trò chơi game, những bộ phim, nên sắp đến hạn rồi mà một chút ý tưởng cũng không có.
Minh họa Lê Tâm
Đợt đó rộ lên phong trào sử dụng trí thông minh nhân tạo trong công việc, Lư cũng thử đăng ký tài khoản AI và gõ lệnh “Hãy cho tôi ý tưởng thiết kế chiến dịch quảng cáo cho nhãn hàng”. Chỉ trong vài giây, trí thông minh nhân tạo đã cho ra hàng chục ý tưởng hay ho. Lư bê nguyên những ý tưởng đó nộp lên cho sếp và nhận được lời khen vì đã hoàn thành công việc. Lư ngạc nhiên và hạnh phúc không tả nổi.
Thế là chuỗi ngày lười biếng của anh ta bắt đầu. Cứ mỗi khi được giao việc, Lư đều giao hết cho trí thông minh nhân tạo làm thay mình. Đến cuối mỗi tháng lại tà tà nhận lương. Cuộc sống không còn gì tuyệt vời hơn đối với một con người như Lư.
Nhưng rồi mọi chuyện không thể suôn sẻ mãi. Vào một ngày, ông sếp đi tới vỗ vai Lư và nhẹ nhàng nói:
Video đang HOT
- Cậu Lư, cậu vào văn phòng của tôi. Tôi có chút chuyện muốn trao đổi với cậu.
Trong lòng Lư đột nhiên cảm thấy có chuyện xấu sắp xảy đến. Đi vào văn phòng, sếp hỏi anh ta một câu:
- Những ý tưởng cậu trình lên là do tự cậu nghĩ ra sao?
Lư cảm thấy chột dạ, mồ hồi ướt nách nhưng vẫn trả lời một cách tỉnh bơ:
- Vâng, thưa sếp!
Sếp nhìn Lư bằng một ánh mắt thất vọng. Một hồi sau ông ta mới mở lời.
- Từ ngày mai cậu không cần phải đi làm nữa.
Lư sửng sốt:
- Ơ, sao lại thế ạ?
- Cậu còn hỏi tại sao? Tôi biết thừa là cậu lấy những ý tưởng đó từ trí thông minh nhân tạo. Khi xem qua nội dung ý tưởng, thì một người làm lâu trong ngành sẽ phân biệt được ngay. Tôi vì nể tình quen biết nên mới nhắm mắt bỏ qua và mong cậu thay đổi. Nhưng thất vọng thay là cậu càng ngày càng lún sâu. Đó là lý do thứ nhất mà tôi đuổi việc cậu. Lý do thứ hai chính là vì sự không trung thực của cậu. Thôi, đi đi. Chút nữa nộp lên cho tôi đơn thôi việc.
Lư há hốc miệng không nói được gì. Anh ta cúi gằm mặt đi ra và sau đó gửi lên đơn thôi việc.
Cô gái bật khóc vì cả ngày chỉ bán được một cuộc cơm 17k, 100 triệu người vào xem clip động viên
Mất việc làm, cô gái trẻ phải đi bán cơm cuộn trên phố. Thế nhưng việc buôn bán khó khăn khiến cô mệt mỏi đến bật khóc.
Theo South China Morning Post , cô gái trong câu chuyện này là Lan Yuwen (25 tuổi), hiện đang sống tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Vào cuối năm 2022, Trung Quốc siết chặt việc dạy thêm sau giờ học khiến trung tâm dạy kèm nơi Lan Yuwen (25 tuổi) đang làm việc phải đóng cửa.
Câu chuyện về Lan Yuwen được đăng tải trên South China Morning Post
Đột ngột bị mất đi việc làm, Lan Yuwen phải mất nhiều tháng trời chật vật để tìm việc. Cuối cùng, cô quyết định mở quầy hàng bán cơm cuộn di động trên đường phố Vũ Hán để có thêm thu nhập.
"Tôi cũng không muốn tìm một công việc tạm vì sẽ chỉ khiến tôi chán chường. Nhưng tôi phải trả tiền thuê nhà, vì vậy tôi cần kiếm tiền để nuôi sống bản thân", Lan nói.
Trong ngày đầu tiên buôn bán, mọi thứ với Lan khá suôn sẻ, cô cũng thấy hài lòng với mức thu nhập từ công việc này. Tuy nhiên, khi sang đến ngày thứ 2, Lan nhận ra rằng mọi thứ vốn không hề giống như những gì mình kỳ vọng. Dù chuẩn bị 10 phần cơm nhưng Lan chỉ bán được một suất vào cuối ngày, giá 5 nhân dân tệ (khoảng 17.000 VNĐ).
Vất vả cả ngày, Lan chỉ bán được 1 phần cơm
Không kìm nổi nước mắt, Lan đã bật khóc và chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội. Trong clip, Lan nói cô phải dậy từ 5h sáng để chuẩn bị nguyên liệu, sau đó dựng quầy hàng và mở bán lúc 7h. Tuy nhiên, do sự quản lý của nhân viên trật tự đô thị nên cô phải thay đổi địa điểm bán liên tục. Khách hàng không biết được địa điểm chính xác nên mất khách là điều không thể tránh khỏi.
Lan vừa khóc vừa nói: "Bán hàng trên phố thực sự là công việc không dễ dàng. Bạn phải chuẩn bị trước, phải dựng quầy, đối phó với nhiều tình huống khẩn cấp khác nhau. Tôi dậy lúc 5h mỗi sáng và đầu đau như búa bổ vào cuối ngày. Thật khó khi chỉ có một người quản lý tất cả điều này".
Đoạn clip của cô thu hút hơn 100 triệu lượt xem
Đoạn clip chia sẻ của cô gái 25 tuổi nhận được 100 triệu lượt xem chỉ riêng trên Weibo. Rất nhiều người đã để lại bình luận đồng cảm, đồng thời động viên cô vượt qua giai đoạn khó khăn.
"Hãy tiến lên! Đây chỉ là những trở ngại mà thôi""Cuộc sống vốn đã khắc nghiệt với mọi người và càng khó khăn hơn với những người buôn bán. Chúng ta nên thấu hiểu và bao dung hơn""Kinh doanh vốn không phải chuyện dễ dàng, bạn nên bán nhiều loại đồ ăn sáng khác nhau. Khi có thêm kinh nghiệm, tôi tin rằng công việc kinh doanh của bạn sẽ tốt hơn"
Được biết, việc bán đồ ăn trên đường phố chỉ là kế hoạch tạm thời của Lan. Mục tiêu lâu dài của cô vẫn là trở lại làm việc toàn thời gian để có nguồn thu nhập ổn định. Hy vọng rằng với sự động viên và quan tâm của mọi người, Lan sẽ tìm được cách phù hợp để giải quyết khó khăn của bản thân ở hiện tại.
Chủ chia hẳn nửa công ty cho nhân viên: Quà Tết sương sương 17 tỷ đồng Giữa thời điểm kinh tế khó khăn, nhất là sau đại dịch Covid-19, tìm được một công việc tốt là điều nhiều người mong mỏi. Bên cạnh các chế độ đãi ngộ của công ty thì sự gắn bó giữa sếp và nhân viên cũng là yếu tố giữ chân người lao động. Nếu tìm được một người sếp tâm lý chắc hẳn...