Nữ sinh học ngành máy tính với đôi tay khuyết tật
Đai hoc Cân Thơ vưa đon môt tân sinh viên đăc biêt. Em bi khuyêt tât vân đông bâm sinh nhưng vân quyêt đô vao nganh Công nghê thông tin cua trương.
Huynh Phương Thao la sinh viên đăc biêt vưa nhâp hoc tai Khoa Công nghệ thông tin va Truyên thông, Đai hoc Cân Thơ. Em đến giang đương vơi dang ve xiêu veo, chân tay, măt mui đêu co quăp vi khuyêt tât bâm sinh.
Nư sinh hoc nganh may tinh vơi đôi tay khuyêt tât
Du la sinh viên nganh Công nghê thông tin nhưng Thao găp rât nhiêu kho khăn khi dung may vi tinh. Vi nha ngheo nên em không co may tinh riêng. Em thương phai mươn laptop cua ban cung phong đê tâp go phim vơi đôi ban tay khuyêt tât.
Chưng kiên nhưng ngon tay co quăp go mô co trên ban phim hay câm but viêt nhưng net run rây, nhiều bạn bè cam phuc nghi lưc cua Thao.
Suôt 12 năm phô thông, Thao đêu la hoc sinh gioi. Đa nhiêu lân em phai gat đi nhưng giot nươc măt măc cam va tư ti đê tiêp tuc chăng đương hoc tâp cua minh.
Vơi ươc mơ hoc nganh Công nghê thông tin, Thao đa vươt qua ky thi đai hoc đê trơ thanh tân sinh viên cua Đai hoc Cân Thơ. Em cho biêt se quyêt tâm tôt nghiêp đai hoc đê kiêm viêc lam phu giup gia đinh.
Theo Zing
Video đang HOT
Gặp lại "cậu bé đi học bằng tay"
Đôi tay của em Lương Văn Mậu không còn phải "gánh" cả cơ thể như trước đây vì đã có xe lăn. Con đường đến trường của em đã bớt gập ghềnh hơn rất nhiều khi xung quanh em có thầy cô, bạn bè và cả những người không quen biết luôn yêu thương và giúp đỡ.
Trong chuyến công tác huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi đã gặp lại em Lương Văn Mậu - nhân vật trong bài viết "Thương lắm cậu bé đi học bằng tay" đăng tải trên báo Dân trí cách đây tròn 5 năm. Hiện Mậu đang là học sinh lớp 11C, Trường THPT Tương Dương 1.
Em Lương Văn Mậu khi đang học lớp 5. (Ảnh: Trọng Hưng)
Mậu sinh ra đã bị teo hai chân không thể đi lại được. Để di chuyển, cậu bé phải dùng đôi tay theo kiểu trồng cây chuối. Sinh ra ở bản xốp Mạt (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) - nơi đã từng là điểm nóng về tình trạng mua bán trái phép chất ma túy. Bố mẹ Mậu bị cơn lốc ma túy cuốn đi rồi đưa nhau vào tù. Mậu và người anh trai về ở với ông bà ngoại cùng mấy đứa em con cô (cũng đi tù vì ma túy).
Hai ông bà già và một đàn trẻ lít nhít, cơm không đủ ăn. Đối với những đứa trẻ bình thường, điều đó cũng rất khó để vượt qua huống hồ là một đứa trẻ tật nguyền như em. Vượt qua số phận, vượt qua nghịch cảnh, Mậu vẫn khao khát đến trường chỉ có điều cách đi học của em không giống những người khác. Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của Mậu và sự giúp đỡ của người bạn Lô Lương Chôm, Mậu đã hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở, nhiều năm liền em là học sinh tiên tiến.
Lương Văn Mậu giờ đã là cậu học sinh lớp 11.
Là học sinh khuyết tật được miễn thi nhưng Lương Văn Mậu vẫn tham gia kỳ thi chuyển cấp vào Trường THPT Tương Dương 1 và đủ điểm đậu. "Lương Văn Mậu có trong danh sách trúng tuyển của trường nhưng đợi mãi không thấy em đến nhập học. Sau đó chúng tôi mới biết em là học sinh khuyết tật vì trong hồ sơ tuyển sinh của em không thể hiện điều đó. Trường đã cử giáo viên về tận nhà vận động em tới trường", thầy Nguyễn Hồng Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Đôi mắt Mậu buồn rầu: "Bố em bị kết án 16 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy, thời điểm đó mới bị bắt. Mẹ thì đi tù chưa về. Bà ngoại già yếu (70 tuổi) không nuôi được em ăn học nên bắt em nghỉ ở nhà. Sau các thầy vào động viên, anh trai cũng động viên, lại được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước, của Hội Khuyến học huyện nên em mới có thể tiếp tục tới trường". Bố thụ án, mẹ ra tù, ngựa quen đường cũ lại dính vào ma túy. Cách đây 2 tháng, mẹ của Mậu mới bị bắt lại. Lần này chẳng biết đến lúc nào về.
Mậu được đánh giá là chăm, ngoan nhưng do hoàn cảnh gia đình cũng như mặc cảm bản thân nên sức học của em không còn tốt như trước.
Mậu xuống trường nhập học sau các bạn đến hơn 1 tháng. Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy bù cho em, rồi thuê một căn phòng ngay sát cổng trường để em tiện đi học, bố trí người đưa đón Mậu đến lớp hằng ngày. Vì Mậu nhập học muộn trong khi các hồ sơ đề nghị cấp chế độ cho học sinh trong trường đã được phê duyệt nên nhà trường phải linh động, tìm các nguồn khác để hỗ trợ gạo, tiền để em có thể tiếp tục đi học. Ngoài ra Mậu cũng được miễn phí hoàn toàn các khoản đóng góp. Sang năm học này, em được hưởng chế độ hỗ trợ của học sinh tàn tật nên cũng bớt vất vả.
Giờ Mậu không phải đi bằng tay nữa. Sau khi báo Dân trí đăng tải về hoàn cảnh của em, nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp ủng hộ Mậu và bà ngoại, mua xe lăn để em tiện đi lại. Hơn nữa, trừ đôi chân ra thì cơ thể em cũng phát triển hơn, đôi tay không đủ khỏe để "gánh" cả thân mình như trước. Nhà trường cũng bố trí lớp học ở tầng 1 để thuận lợi cho việc di chuyển của Mậu.
Thương em Mậu, các thầy cô giáo luôn động viên, giúp đỡ để em có thể theo kịp với bạn bè.
Sáng Mậu đến lớp, trưa về tự nấu nướng, giặt giũ. Mậu ở chung với 3 bạn khác trong một căn phòng nhỏ, đồ đạc cũng không có gì nhiều. Giá sách của em chỉ là chiếc ghế cũ, bàn học cũng không có. Mỗi khi học, Mậu cúi rạp xuống giường. "Sách vở được các thầy cô giáo mua cho, vở em còn thiếu một ít nên em viết 2 môn vào một vở. Em chỉ ước sau này có một cái nghề để có thể sống nuôi bản thân mình. Bố mẹ đã như thế thì em phải học, để sống khác đi, chị ạ", Mậu tâm sự.
"Nhà trường luôn hỗ trợ tối đa cho em nhưng riêng việc học thì em phải cố gắng nỗ lực chứ không thể trông chờ vào việc không học cũng có thể có thành tích cao được. So với các bạn cùng lớp thì sức học của Mậu cũng chỉ ở mức trung bình. Với điều kiện thực tế của em thì tôi nghĩ ngành Công nghệ thông tin sẽ phù hợp hơn nên Ban giám hiệu cũng yêu cầu giáo viên bộ môn Tin học đặc biệt quan tâm và hỗ trợ em trong môn học này", thầy Tuấn cho biết thêm.
Giường ngủ cũng chính là bàn học của Mậu.
Con đường đến trường của cậu bé đi học bằng tay ngày trước đã bớt gian nan hơn rất nhiều bởi xung quanh em luôn có những tấm lòng yêu thương và sẻ chia. Nhưng cuộc đời em thì chính em phải quyết định. Tôi nhớ mãi đôi mắt buồn thăm thẳm nhưng đầy quyết tâm của Mậu: "Em phải cố gắng thật nhiều để sống khác bố mẹ".
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bị công an viên chích điện, một thanh niên câm điếc phải nhập viện Đến chiều nay 7.9, Trương Thành Phát (22 tuổi, ngụ tại ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM), bị câm điếc bẩm sinh vẫn đang được theo dõi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) sau khi bị chích roi điện. Trương Thành Phát đang được theo dõi tại bệnh viện - Ảnh: Hải Nam Trước...