Nữ sinh Hải Phòng ‘ẵm’ loạt giải thưởng lớn về tiếng Pháp bật mí cách học cực đỉnh
Nữ sinh Hải Phòng ‘ẵm’ loạt giải thưởng lớn về tiếng Pháp bật mí cách học cực đỉnh
Không như những bạn khác chọn học tiếng Anh để phát triển bản thân, Nguyễn Hoàng Bảo Trân (SN 2006), học sinh lớp 11 trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng lại quyết định học tiếng Pháp. Em chia sẻ ngay từ khi vào lớp 1, em đã được bố mẹ cho học chương trình song ngữ tiếng Việt – tiếng Pháp. Đến nay, sau 11 năm học tập, khả năng sử dụng ngôn ngữ của nữ sinh rất tốt. Em đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng học thuật về tiếng Pháp.
Không chỉ giỏi tiếng Pháp, tiếng Anh của nữ sinh cũng rất “cừ”. Ngoài ra, em còn năng động tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa với các vị trí, vai trò khác nhau. Bảo Trân chia sẻ, chỉ nhờ nỗ lực học tập và trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng sống mới có thể giúp em phát triển bản thân, sớm thành công trong sự nghiệp.
Một số thành tích và hoạt động mà nữ sinh Nguyễn Hoàng Bảo Trân đạt được:
- GPA lớp 10 môn tiếng Pháp: 9,9/10.
- DELF A2 PRIM: 77/100 điểm; DELF A2 JUNIOR: 94,75/100 điểm; DELF B1 JUNIOR: 84/100 điểm.
- Gia sư giảng dạy môn Tiếng Pháp, giảng viên môn tiếng Pháp của dự án Cerulean.
- Tình nguyện viên dạy tiếng Pháp tại Làng trẻ SOS Việt Nam (năm 2022).
- Chủ nhiệm CLB ban Phát thanh Học đường trường THPT chuyên Trần Phú gen 14 (từ 5/2022 đến nay).
- Từng làm MC của Đài Truyền hình thành phố Hải Phòng.
- Co – founder tại HẠC NHỎ (từ 8/2022 đến nay).
- Giải Xuất sắc Cuộc thi Thiếu nhi dẫn chương trình cấp thành phố (năm 2020).
- Giải Ba cuộc thi Hát Tiếng Anh cấp thành phố (năm 2020).
- Giải Nhì Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh “Englishnow Summer Contest – SHARE YOUR STORY” (năm 2020).
- Giải chứng nhận cho cuộc thi sáng tác bài hát tiếng Pháp của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (năm 2022).
Video đang HOT
- HCV hạng mục Kata đồng đội nam nữ và HCB hạng mục Kumite cá nhân nữ môn Karatedo tại Đại hội Thể dục thể thao TP. Hải Phòng (năm 2021).
…
Nguyễn Hoàng Bảo Trân dành được hàng loạt giải thưởng lớn về tiếng Pháp.
BÍ QUYẾT CHINH PHỤC TIẾNG PHÁP DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Vì được tiếp xúc và học tiếng Pháp sớm nên Bảo Trân không gặp khó khăn trong học tập. Tuy nhiên, đối với những bạn mới học tiếng Pháp hoặc mới chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Pháp sẽ gặp nhiều thách thức, đặc biệt về cách phát âm và cấu trúc ngữ pháp.
Bảo Trân chia sẻ, tiếng Pháp cũng giống như tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào. Tiếng Pháp cũng gồm 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó, kỹ năng khó nhằn nhất là kỹ năng Viết và kỹ năng Nói.
Về kỹ năng Viết, cấu trúc ngữ pháp tiếng Pháp rất phức tạp. Một người muốn nâng cao kỹ năng Viết cần có sự am hiểu và thông thạo liên từ, cấu trúc, từ vựng,… Văn phong của người Pháp bay bổng nhưng vẫn súc tích. Vì vậy, với những bạn mới bắt đầu sẽ cảm thấy khó khăn khi bản thân bị “ốp” vào khuôn mẫu. Lỗi sai mà họ thường gặp phải lúc này là lỗi logic giữa các câu, các đoạn.
Về kỹ năng Nói, Bảo Trân chia sẻ không chỉ riêng tiếng Pháp mà ngôn ngữ nào trên thế giới cũng khó. Các kỹ năng khác đều có thể luyện tập bằng cách làm nhiều đề. Nhưng đối với kỹ năng Nói, bạn phải dành nhiều thời gian trau dồi. Khi học kỹ năng này, bạn cần có một vài người bạn để cùng trò chuyện, trao đổi mới có thể tiến bộ nhanh chóng. “Nếu như tiếng Anh là âm mở thì tiếng Pháp là âm mũi. Vì vậy, bạn sẽ rất khó để phát âm chuẩn”, Bảo Trân cho biết.
Theo nữ sinh Hải Phòng bật mí, để cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Pháp, bạn không có cách nào khác ngoài việc chăm chỉ học tập, rèn luyện. Người học cần có sự kiên nhẫn nhất định. Một điều may mắn đối với các bạn mới học ngôn ngữ này là có một số từ tiếng Pháp gần giống với tiếng Anh. Điều này giúp bạn tận dụng được khả năng tiếng Anh để bồi đắp cho tiếng Pháp. Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến phát âm và từ vựng để có kiến thức nền thật tốt.
Bảo Trân cảm thấy bản thân may mắn khi được học tập trong hệ đào tạo Song Ngữ từ lớp 1 mới có thể giúp em phát triển tối đa khả năng. Trong môi trường học tập của em có rất nhiều giáo viên giỏi, tâm huyết trong việc truyền đạt kiến thức tới học sinh. Ngoài ra, do TP. Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội không xa nên em có thể dễ dàng đi Hà Nội vào cuối tuần để dự sự kiện du học hoặc tới các bảo tàng. Đây là cơ hội giúp Bảo Trân được gặp gỡ, giao tiếp với du khách nước ngoài. Nữ sinh luôn cảm thấy mình may mắn khi có môi trường thuận lợi để rèn luyện ngoại ngữ.
Tuy nhiên, đối với những bạn ở tỉnh lẻ, không có điều kiện thuận lợi vẫn có thể học tập tốt nếu biết tạo cho mình môi trường học. Nữ sinh nhấn mạnh: “Trong cuộc thi HSG hay thi tốt nghiệp THPT QG vừa qua, có rất nhiều bạn ở các tỉnh thuộc miền Trung đạt được điểm số cao. Vì vậy, em thấy môi trường tuy quan trọng nhưng không phải là điều quyết định. Bản thân mỗi người hoàn toàn có thể tạo ra môi trường lý tưởng. Trong thời đại công nghệ 4.0, bạn không cần phải lo lắng nếu không được trò chuyện với người nước ngoài. Bạn có thể cải thiện kỹ năng Nói bằng cách tham gia vào các diễn đàn, cộng đồng học ngôn ngữ”.
Bảo Trân dành 14 tiếng/ngày để học tập và làm việc. Do thực hiện nhiều việc cùng một lúc khiến đôi khi, em không cân bằng được cuộc sống. Sức khỏe của em bị ảnh hưởng dẫn đến hiệu suất công việc không cao. Tuy nhiên sau đó, em đã có biện pháp khắc phục. Mỗi khi cảm thấy áp lực, em sẽ dành nguyên một ngày nghỉ ngơi để làm những việc yêu thích như: Nghe nhạc, đọc sách,… Sau khi lấy lại tinh thần, Bảo Trân sẽ bắt tay vào giải quyết từng vấn đề.
Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời. Còn kế hoạch dài hạn để hạn chế việc rơi vào áp lực là luôn chuẩn bị mọi thứ một cách kỹ lưỡng, từ tâm lý, tâm thế đến kiến thức, mục tiêu.
“Em thường phải xác định điều gì đối với mình là quan trọng nhất. Sau đó, em sẽ làm việc có chọn lọc, sắp xếp mọi thứ theo mức độ ưu tiên. Và em luôn nhắc nhở bản thân rằng việc học mới là mục tiêu vĩ đại nhất, hoạt động ngoại khóa chỉ là phần nhỏ. Ngoài ra, em sẽ lên kế hoạch chi tiết theo từng tháng và thời gian cụ thể”, Bảo Trân cho biết.
Nữ sinh cảm thấy hạnh phúc bởi có mẹ luôn đồng hành trên chặng đường chinh phục ước mơ của em.
THÀNH TÍCH NGOẠI KHÓA DÀI CẢ TRANG, VIỆC NÀO CŨNG HOÀN THÀNH XUẤT SẮC
Không chỉ học tập tốt, Bảo Trân còn tích cực tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Em đảm nhiệm một số vị trí như: Nội dung, thiết kế, dịch thuật, phát thanh… ở các dự án/tổ chức/CLB với lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, bất cứ ở lĩnh vực nào, em cũng có lượng kiến thức nhất định.
Hiện Bảo Trân đang là Chủ nhiệm CLB Ban Phát thanh Học đường trường THPT Chuyên Trần Phú. Vị trí này khiến em phải đảm đương nhiều công việc và phải chịu trách nhiệm cao hơn so với các bạn khác. Tuy nhiên, điều này giúp bản thân em trưởng thành hơn, học thêm được nhiều kỹ năng mềm qúy giá.
Công việc thứ hai mà Bảo Trân tâm huyết là trở thành giảng viên dạy tiếng Pháp. Khi còn học lớp 8, em đã là gia sư tiếng Pháp. Tuy nhiên ở thời điểm đó, em chỉ dạy các em nhỏ tuổi hơn nên công việc không quá áp lực. Khi lên lớp 10, em may mắn có cơ hội đào tạo học viên lớn tuổi trong dự án Cerulean. Đây là một dự án nhằm truyền bá văn hóa nước Pháp đến đông đảo các bạn trẻ Việt Nam.
Công việc khiến Bảo Trân rơi vào một áp lực vô hình. Em phải chứng minh cho mọi người thấy, em đủ kiến thức chuyên môn, đủ kỹ năng để có thể giảng dạy. Bảo Trân dạy nhiều lớp học, mỗi lớp khoảng 4 – 5 học viên, gồm cả lớp trực tuyến lẫn lớp trực tiếp nên khá vất vả. Để làm tốt công việc của mình, nữ sinh không ngừng cải thiện khả năng bằng cách học thêm nhiều kiến thức mới như: Cách quản lý mail, thiết kế slide, soạn câu hỏi kiểm tra kiến thức, triển khai các phần mềm làm bài thi trực tuyến, tổ chức trò chơi kết nối,…
Bảo Trân làm nhiều công việc khác nhau để thử thách bản thân, tăng khả năng chịu áp lực.
Bảo Trân tâm sự: “Em cho rằng tuổi trẻ là để trải nghiệm nên em không ngại khi làm nhiều việc. Em muốn thử thách bản thân để xem khả năng của mình đến đâu. Đó là lý do em đảm đương nhiều vị trí bởi việc học trên trường không mang đến cho em những trải nghiệm này”.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Bảo Trân dự định sẽ theo học Đại học quốc tế ở Việt Nam. Nếu có thể, em sẽ ra nước ngoài học chương trình Thạc sĩ. Chia sẻ về lý do không đi du học ở chương trình Đại học, nữ sinh cho biết em quen nhiều du hoc sinh gặp trở ngại do thay đổi môi trường đột ngột. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và kết quả học tập. Vì vậy, Bảo Trân muốn phát triển ở trong nước thật tốt trước khi quyết định ra nước ngoài.
“Thiên tài được tạo từ 1% thông minh và 99% cảm hứng” là câu nói của nhà khoa học Thomas Edison mà Bảo Trân vô cùng tâm đắc. Câu nói đã trở thành kim chỉ nam trong việc học cũng như trong cuộc sống. Nữ sinh cho rằng mỗi chúng ta không có trí thông minh trời phú nhưng vẫn đạt được thành công nếu biết nỗ lực cố gắng.
Nam sinh lớp 11 đạt điểm SAT top 1% thế giới, bật mí cách học tiếng Anh khác biệt
Dù mới thử sức với SAT lần đầu tiên nhưng Thân Vũ Minh Nghĩa đã đạt được thành tích 'khủng'.
Theo đơn vị tổ chức cuộc thi SAT - College Board, 1560/1600 SAT là số điểm mà chỉ gần 1% học sinh trên toàn thế giới đạt được. Tuy nhiên mới đây, em Thân Vũ Minh Nghĩa - học sinh lớp 11A1 của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã chinh phục thành công điểm số ấn tượng này chỉ sau 6 tháng ôn luyện. Hai năm trước đó, khi mới lớp 9, Nghĩa cũng từng thi IELTS và đạt mốc 8.0.
Với kỳ thi SAT, đây là điểm số mà Nghĩa có thể dự đoán được. Dù với phần Đọc, Nghĩa bị mất điểm, tuy nhiên với các phần thi còn lại như Viết và Toán, nam sinh lớp 11 khá tự tin:
"Trong 3 phần, em thấy phần Đọc khó nhất. Trong quá trình luyện thi, phần này em thường không đạt điểm tối đa, hôm đi thi, em cũng bị mất điểm. Phần Viết và Toán có thể luyện trong thời gian ngắn, vì các thầy cô hướng dẫn chi tiết dạng bài và phương pháp làm cho từng dạng. Riêng phần Đọc, kiến thức khá rộng, từ vựng học thuật ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến xã hội, có cả những từ vựng văn học, rất khác so với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày", Nghĩa chia sẻ.
Ngoài khoảng thời gian tự học trước đó, Nghĩa có 6 tháng ôn luyện ở một trung tâm với 2 khóa học. Nhờ thầy cô luôn cố gắng cá nhân hóa các bài giảng theo nền tảng sẵn có của từng bạn nên Nghĩa nắm bắt khá nhanh, phương pháp và kỹ năng làm bài cũng tốt hơn rất nhiều.
"Em làm các bài tập thầy cô giao, ghi nhớ và chỉnh sửa các lỗi sai và cố gắng không mắc lại lỗi cũ. Ngoài sách của trung tâm, em cũng làm thêm đề thi SAT của những năm trước. Sau 6 tháng, em đăng ký thi", nam sinh 17 tuổi chia sẻ.
Theo Nghĩa, tiếng Anh học thuật tốt và kiến thức nền phong phú là lợi thế. Trước khi luyện thi, thí sinh nên có quá trình chuẩn bị dài hạn. Tuy nhiên, nếu thời gian không còn nhiều, việc luyện dạng bài và kĩ thuật làm bài cũng rất quan trọng. Để đạt điểm cao, Nghĩa cho rằng sự kiên nhẫn, nỗ lực bền bỉ trong quá trình học tập và sự bình tĩnh trong phòng thi đóng vai trò quyết định.
Không coi học tiếng Anh là công việc mà là nhu cầu
Khác với nhiều bạn trẻ khác muốn đạt điểm SAT thật cao để làm đẹp hồ sơ du học, Nghĩa cho biết em không dự định học đại học ở nước ngoài. Chứng chỉ SAT chỉ để năm tới em bổ sung hồ sơ xét tuyển vào một số trường trong nước.
Nghĩa học tiếng Anh từ rất nhỏ. Cấp 1, em chủ yếu học giao tiếp. Lên cấp 2, em nhận thấy cách mình học tiếng Anh không giống các bạn. Trong khi các bạn chăm chỉ làm bài tập ngữ pháp, học từ mới, học cấu trúc câu thì em sử dụng luôn tiếng Anh như một phương tiện học tập, dù cho lúc đầu em chưa hoàn toàn hiểu hết các tài liệu bằng tiếng Anh.
"Em tự nhận thấy mình có tính tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá các lĩnh vực khác nhau. Trước một vấn đề không thể tự lý giải, em luôn bị thôi thúc đi tìm câu trả lời. Internet dẫn dắt em tới các vấn đề về tâm lý, về xã hội, về đạo Khổng, về triết học phương Đông, về các nền văn minh trong quá khứ... Sau khi tò mò về nhiều chuyện theo cách như vậy, em được tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau bằng ngôn ngữ Anh. Có thể điều đó giúp em có kiến thức nền đủ rộng và vốn từ vựng học thuật để làm các bài thi tiếng Anh quốc tế.
Ngoài ra, em cũng thích được trao đổi với các bạn về những gì em đọc được bằng tiếng Anh. Em rất cảm ơn những người bạn cấp 2 ở trường Cầu Giấy đã tiếp chuyện em khi em chỉ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ này. Khi lên cấp 3, em học ban A nên các bạn tập trung học Toán - Lý - Hóa nhiều hơn, em không có nhiều cơ hội để giao tiếp. Em kết bạn với vài bạn nước ngoài trên mạng xã hội để giao lưu bằng Tiếng Anh", Nghĩa chia sẻ.
Em Nghĩa và bà ngoại.
Chị Vũ Thị Phương Thảo, mẹ em Minh Nghĩa cho biết, gia đình rất vui khi nghe con khoe kết quả. Nhưng điều chị thấy mừng hơn là chứng kiến quá trình con đặt mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mong muốn của con.
"Con thích tiếng Anh từ rất nhỏ và được giáo viên đánh giá là có năng khiếu. Thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, trong suốt 5 năm tiểu học, bố mẹ đưa con đến Trung tâm tiếng Anh học giao tiếp. Sau khi thấy con sử dụng tiếng Anh lưu loát, mẹ khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ này để tìm hiểu các vấn đề con quan tâm. Dần dần, con coi tiếng Anh là công cụ ngôn ngữ để tra cứu thông tin, giao tiếp và giải trí.
Chúng mình không đặt nặng thành tích mà cùng thống nhất nguyên tắc tôn trọng và giúp con phát huy thế mạnh riêng. Các con sẽ quyết định học những gì con muốn, theo cách con thấy thoải mái. Tuy nhiên, mình định hướng và đồng hành với con để cùng đạt mục tiêu dài hạn", chị Thảo chia sẻ.
Giải thưởng danh giá cho nữ sinh gốc Việt Trang Luu là một trong ba sinh viên từ Viện Công nghệ MIT (Mỹ) đã nhận hỗ trợ tài chính từ quỹ Paul và Daisy Soros năm 2022 vì đóng góp của cô trong lĩnh vực học thuật. Trang Luu (giữa) là một trong ba sinh viên nhận hỗ trợ tài chính từ Paul & Daisy Soros Fellowships for New America. (Nguồn: MIT...