Nữ sinh Hà Nội giành giải nhất tình nguyện toàn cầu
Được anh trai truyền ngọn lửa đam mê, cô gái 20 tuổi thường đến giúp đỡ trẻ ở các trung tâm bảo trợ xã hội, tình nguyện vì cộng đồng. Sắp tới, cô sẽ có thời gian 1 năm tình nguyện ở nước ngoài cùng bạn bè thế giới.
Phạm Thị Vân (sinh viên năm hai, khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Hà Nội) vừa được trao giải nhất trong ngày tình nguyện toàn cầu (Global Volunteering Day) do VPV Club tổ chức cuối tháng 4 vừa qua. Khuôn mặt tròn hiền lành, Vân cho biết, khi tham dự giải thưởng, cô phải làm clip giới thiệu về bản thân, trả lời phỏng vấn qua điện thoại và làm tình nguyện ở Thụy An (Ba Vì, Hà Nội).
Vân giành giải thưởng cao nhất của tổ chức tình nguyện toàn cầu.
“Thời gian ở Thụy An khiến em thấy đáng nhớ hơn cả. Em cùng các bạn tình nguyện viên trong nước, nước ngoài phải lao động chân tay, giao lưu và dạy dỗ các em nhỏ khuyết tật, giới thiệu văn hóa Việt Nam cho các bạn nước ngoài. Mỗi ngày chúng em chỉ được ngủ khoảng 4 tiếng, từ 2h sáng”, Vân kể.
Không chỉ ngủ quá ít, việc dạy dỗ trẻ nhỏ cũng là việc rất gian nan. Nhớ lại kinh nghiệm khi đi tình nguyện ở nhiều vùng cao, Vân khéo léo áp dụng. Dần dà, việc giao tiếp và trò chuyện với những đứa trẻ ở trung tâm dễ dàng hơn. Những điều cô nói chúng cũng đã nghe theo.
Video đang HOT
Kết thúc 4 ngày tình nguyện ở Thụy An, Vân cùng đoàn mệt mỏi trở về trên chuyến xe buýt. Bất ngờ nhận được tin sẽ thi nửa kỳ vào ngày hôm sau, Vân lại phải mở sách ra học.
“Niềm đam mê tình nguyện em học được từ anh trai. Anh ấy tham gia tình nguyện từ rất sớm, sau mỗi chuyến đi lại kể nhiều chuyện hay nên em cũng quyết tâm phải làm được như anh”, Vân kể.
Cô bắt đầu tham gia một số câu lạc bộ tình nguyện song không cảm thấy hài lòng vì cách tổ chức, lãnh đạo. Tình cờ biết đến câu lạc bộ Tình nguyện vì hòa bình VPV Club (Volunteers for Peace Vietnam) thông qua một người bạn, Vân mới thấy đây chính là môi trường dành cho mình.
Vân (thứ 2 tính từ phải sang) cùng các tình nguyện viên Hàn Quốc ở Việt Nam. Ảnh: NVCC.
VPV dạy sinh viên cách quản lý, sắp xếp thời gian. Mọi người trong nhóm cũng sống rất đoàn kết, gắn bó. Việc tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên còn giúp Vân cải thiện vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp. “Vào đây mình có cơ hội được phát triển, được tiếp xúc với nhiều cơ quan nhà nước cấp cao, mối quan hệ ngày càng mở rộng. Điều ấy khiến mình rất thích thú”, Vân nói.
Thấy con gái có phần mệt mỏi sau mỗi chuyến đi, bố mẹ Vân khuyên con nên từ bỏ hoạt động tình nguyện, chuyên tâm học hành. Thay vì vâng lời, Vân đã bình tĩnh phân tích cho bố mẹ biết những điều mà cô học được, những trải nghiệm mà trong nhà trường không thể có. Tham gia tình nguyện không những không làm cô mất thời gian vô ích, mà còn bổ trợ cho việc học thực tế rất nhiều. Bằng chứng là tất cả các kỳ học, Vân đều giành học bổng.
Thuyết phục được bố mẹ, Vân tiếp tục học tiếng Anh và trau dồi kỹ năng giao tiếp để gặp gỡ, giao lưu với các tình nguyện viên nước ngoài. Thời gian tới, cô sẽ được ra nước ngoài làm tình nguyện trong vòng một năm.
“Nếu bạn muốn đi du lịch nước ngoài miễn phí, làm tình nguyện viên có thể là cơ hội cho bạn. Nhưng muốn có được cơ hội đó, hãy chắc chắn mình có một khả năng, có đam mê và theo đuổi nó đến cùng”, Vân chia sẻ.
Theo VNE
Bức thư xúc động đoạt giải nhất cuộc thi UPU
Ngày 10/5/2014, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 đã được tổ chức tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội .
ảnh minh họa
Những bài đoạt giải là những bức thư hay có phát hiện độc đáo và cách hành văn trong sáng, lôi cuốn, trình bày công phu, nét chữ đẹp. Qua mỗi bức thư, các em đã chứng minh "âm nhạc không thể thiếu trong cuộc sống. Âm nhạc không chỉ là thứ sinh ra để giải trí mà còn làm thay đổi cuộc sống của con người".
Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost), Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU 43 của Việt Nam nhận định, cũng như mỗi nốt nhạc, lời ca, cuộc thi viết thư quốc tế UPU 43 mà các em học sinh Việt Nam tham gia cùng bạn bè quốc tế đã để lại bao dư âm lắng đọng. Những bức thư của các em đã khẳng định ý nghĩa của cuộc thi năm nay: cuộc sống tuổi thơ sẽ đáng yêu biết bao khi luôn có bên mình âm nhạc, lời ru của mẹ, tiếng ca của bạn bè, thanh âm của cuộc sống.
Trải qua 05 vòng chấm thi, Ban Giám khảo Quốc gia đã chọn 48 bức thư có chất lượng tốt nhất để chấm vòng chung khảo. 39 giải đã được trao gồm: 01 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba và 30 giải khuyến khích. Ngoài ra, còn có 03 giải phụ: Giải dành cho học sinh nhỏ tuổi nhất, Giải dành cho học sinh dân tộc tiểu số và Giải dành cho học sinh khuyết tật.
Với việc hóa thân thành cây đàn Violin viết cho một bà mẹ vì giận chồng đi theo cô nghệ sĩ chơi violin nổi tiếng khiến bà ghét âm nhạc và vô tình phá hỏng ước mơ trở thành nghệ sĩ của cậu con trai bị mù bẩn sinh, bức thư của em Phạm Phương Thảo - học sinh lớp 7B8, trường THCS Chu Văn An, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã đoạt giải Nhất cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU 43. Bức thư của em Phạm Phương Thảo đã được Ban Tổ chức dịch ra tiếng Pháp gửi Liên minh Bưu chính thế giới tại Thụy Sĩ dự thi quốc tế.
Theo Việt Báo
Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử Với giải nhất của em Nguyễn Thị Anh (học sinh trường THPT Mỹ Đức A), lần đầu tiên Hà Nội vươn lên vị trí thứ ba sau tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định. Sáng 23/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 217 học sinh THPT đạt giải quốc gia môn Lịch sử đã được tuyên dương và trào thưởng. Đây là chương trình...