Nữ sinh giải nhất quốc gia môn Văn muốn làm công an
Bất ngờ với giải nhất tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cô nữ sinh trường chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ, dù biết luật sư và công an là hai nghề “không đơn giản”, nhưng em vẫn quyết tâm lựa chọn.
Mơ thành luật sư hoặc công an
Đến tối qua (30/1), Hà Thị Hoàng Oanh – học sinh lớp 12C trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) vẫn bất ngờ trước thành tích mình đạt được. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, Hoàng Oanh đã giành giải nhất môn Văn với 16,5 điểm.
Cô bạn cho biết trong quá trình học tập đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trước khi thi hai ngày Oanh đã bị cảm. Tuy nhiên với nỗ lực hết mình, Hoàng Oanh đã chứng tỏ được khả năng và không phụ công những người luôn ở bên cạnh, giúp đỡ, động viên.
Hà Thị Hoàng Oanh.
Đối với đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm nay, câu nghị luận xã hội về vấn đề: “Mỗi con người sinh ra đều có sự bình đẳng, nếu có sự khác biệt là do học vấn”. Oanh cho biết em rất thú vị với đề thi này. Bài làm của em chia thành ba phần: giải thích khái niệm học vấn và thể hiện quan điểm đồng tình với nhận định trên, chứng minh thông qua việc nêu những biểu hiện học vấn đã tạo nên sự khác biệt giữa con người với con người, con đường và phương pháp chiếm lĩnh học vấn; phản biện với quan điểm nhiều khi điều tạo nên sự khác biệt ấy không phải là học vấn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đôi khi chính học vấn đã làm mờ đi sự khác biệt đó.
Với lối triển khai bài rất hợp lý, đầy đủ và sâu sắc, bài thi này giúp em đạt được 16,5/20 điểm.
Sắp tới, với thành tích nổi bật của mình, Hà Thị Hoàng Oanh sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để hoàn thành ước mơ trở thành luật sư hoặc công an tương lai.
Theo chia sẻ của Oanh, đây là hai nghề “không hề đơn giản”, nhưng đó là niềm đam mê, yêu thích của em ngay từ nhỏ. Vì vậy, cô bé 17 tuổi này cũng rất quan tâm đến những vấn đề nóng của xã hội như nạn bạo lực học đường, hay việc một bộ phận giới trẻ có những hành vi phi văn hóa khi sử dụng mạng xã hội.
Ủng hộ việc phát ngôn cẩn trọng khi lên mạng xã hội
Video đang HOT
Trong thời gian qua, dư luận đã lên án rất nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội để thóa mạ, xúc phạm thầy cô. Những hành động này Hoàng Oanh kịch liệt phản đối: “Mạng xã hội là nơi chia sẻ những cảm xúc cá nhân của mình nhưng đó cũng không phải là nơi để mình muốn làm gì thì làm. Các bạn cũng cần phải biết tiết chế cảm xúc không nên phát ngôn tùy tiện”.
Là một cô bé 17 tuổi, Hoàng Oanh cũng rất thích sử dụng mạng xã hội để có thể trò chuyện cùng bạn bè, chia sẻ những thông tin về cuộc sống, việc học hành. Nhưng cô bạn cũng rất ủng hộ việc làm của trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) khi đưa ra quy định dành cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội.
Hoàng Oanh thường sử dụng mạng xã hội để chia sẻ, trò chuyện cùng bạn bè.
Hoàng Oanh chia sẻ: “Lứa tuổi học sinh còn rất trẻ con, bồng bột và chưa suy nghĩ chín chắn, vì vậy các thầy cô nên có biện pháp để giáo dục, hướng dẫn các bạn để hạn chế những việc làm sai trái”.
Tuy nhiên, nhà trường cần phải có những quy định, lời khuyên khi cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội nhưng nên sử dụng cách thức mềm dẻo để tránh tình trạng học sinh “phản đối ngầm”, và để sau khi ra trường những bài học đó vẫn còn giá trị.
Hiện nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu tuy chưa có quy định này nhưng theo Oanh trong tương lai gần nhà trường cũng sẽ đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên đối với học sinh khi sử dụng mạng xã hội.
Lo lắng về nạn bạo lực học đường
Bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong các nhà trường phổ thông và thậm chí ngay tại giảng đường đại học. Vấn nạn này đang khiến toàn xã hội “đau đầu” tìm cách giải quyết.
Hoàng Oanh thể hiện niềm vui và tự hào khi được trải qua thời học sinh trong môi trường sư phạm an toàn và lành mạnh tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Tự hào vì được học tập trong môi trường an toàn và lành mạnh.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị bước vào giảng đường đại học, Oanh không khỏi lo lắng về vấn nạn này, bởi từ nhỏ đến giờ nữ sinh này luôn được sống trong sự bao bọc của gia đình và nhà trường.
Oanh nhận thức được rằng vốn sống, kinh nghiệm, hiểu biết của mình còn hạn chế, hơn nữa trong môi trường mới chắc chắn sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra không thể lường trước được. Vì vậy, cô bạn lo lắng “Liệu rằng những tình huống như vậy có xảy đến với mình hay không? Khi gặp hoàn cảnh đó mình sẽ xử lý như thế nào?”.
Chính vì vậy, Hoàng Oanh cho rằng: “Nhà trường vẫn nên tổ chức những buổi ngoại khóa về nạn bạo lực học đường, trong đó cần chỉ ra cho các bạn học sinh những biểu hiện, dẫn chứng của vấn nạn này trong xã hội, đồng thời phổ biến cho các bạn hiểu về nguyên nhân và biện pháp xử lý khi gặp phải những gặp trường hợp này”.
Với ước mơ được trở thành luật sư hoặc một nữ công an, cô bạn hy vọng có thể góp sức cùng các nhà trường xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Đề Văn CĐ bàn sự cao quý của nghề nghiệp
10h15 sáng 15/7, thí sinh kết thúc bài thi môn Văn khối C, D đợt thi cao đẳng 2012. Đề thi môn Văn được nhiều thí sinh đánh giá là dễ và hi vọng ở điểm 7 đến 8. Câu nghị luận xã hội hỏi về sự lựa chọn nghề nghiệp khá gần với thực tế.
Tại điểm thi Học viện Kỹ thuật Quân sự của Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, nhiều thí sinh phấn khởi khi bước ra khỏi phòng thi sáng nay.
Nguyễn Tiến Dũng, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết: "Đề thi Văn năm nay khá dễ, câu hỏi bám sát chương trình học trong SGK. Câu hỏi lựa chọn nghề nghiệp gần gũi với thực tế, trúng với tâm lý còn nhiều bỡ ngỡ và băn khoăn của học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12".
Dũng cho hay mình mất khoảng 10 phút suy nghĩ và lập dàn ý cho câu hỏi này. "Trong bài em đưa ra những ví dụ cụ thể về lựa chọn của bản thân như chọn thi Việt Nam học vì thích ngành du lịch, cơ hội việc làm sau này lớn. Và hơn thế, đam mê được đi đây đó khám phá đã dẫn em tới lựa chọn này.
Trong bài em cũng lấy chuyện của những ca sĩ như Mỹ Linh, Hồng Nhung thành công bởi lựa chọn ngành nghề và có hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó cũng không ít ca sĩ em giấu tên là những người nổi tiếng bằng tạo scandal".
Với Thùy Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT Vân Nội (Hà Nội): "Em lựa chọn sư phạm Ngữ văn vì ra trường cơ hội việc làm nhiều. Em có đăng ký thi đại học nhưng đó không phải là con đường duy nhất để thành công. Trong bài em cũng có lấy ví dụ về những người quét rác. Với em mọi ngành nghề đều cao quý, miễn sao đồng tiền mình kiếm được là đồng tiền lương thiện, là mồ hôi nước mắt của mình".
"Bây giờ mọi người chạy theo các ngành kinh tế vì dễ kiếm tiền. Ngành sư phạm bị bỏ rơi. Em lại nghĩ khác" - Lê Thị Hồng Hạnh, học sinh Trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, Hà Nội tâm sự. Cô bạn lý giải: "Chọn ngành sư phạm Địa lý em sẽ có cơ hội xin dạy ở quê nhiều hơn. Ở trường em đang thiếu nhiều giáo viên môn này".
Hầu hết thí sinh khi được hỏi đều tự tin mình được từ 7 điểm đến 8 điểm môn thi Văn cao đẳng.
7 thí sinh bị đình chỉ
Báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT cho biết: Trong buổi thi đầu tiên đợt thi cao đẳng năm 2012 có 298.924 thí sinh đến dự thi, đạt 73,34%,
Trong buổi thi sáng 09/7/2012, thí sinh khối A, A1 thi môn Vật lí theo hình thức trắc nghiệm (90 phút), khối C, D thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận (180 phút).
Đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu không có sai sót. Trong buổi thi, có 09 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách 01, đình chỉ thi 07 và không được dự thi do đến muộn 01) không có cán bộ bị xử lý kỷ luật.
Theo VNN
Thi đại học không chọn người chỉ biết học thuộc "Đổi mới đề Văn phải chờ đợi một sự thay đổi rất lớn trong cách dạy. Việc này ở SGK mới sau năm 2000 đã thất bại. Tôi hi vọng lần biên soạn chương trình và SGK sau năm 2015 sẽ thực hiện được". PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trao đổi về chuyện đề Văn, dạy Văn....