Nữ sinh được giáo viên chấm điểm hào phóng hơn?
Một nghiên cứu ở Italy đăng trên Tạp chí Xã hội học GD Anh cho thấy, nữ sinh thường được giáo viên cho điểm cao hơn nam khi học lực như nhau.
Nghiên cứu cho thấy giáo viên chấm điểm rộng rãi cho nữ sinh hơn nam sinh. Ảnh: Scitechdaily
Thực tế này khiến các nhà nghiên cứu cảnh báo về tác động đến các vấn đề như vào đại học, lựa chọn nghề nghiệp và thu nhập sau này của nam sinh.
Vấn đề mang tính hệ thống
Theo nghiên cứu gần đây đối với hàng chục nghìn học sinh và giáo viên, nữ sinh thường được cho điểm cao hơn so với nam sinh có cùng khả năng học tập. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy vấn đề này mang tính hệ thống và tồn tại trong nhiều môi trường giáo dục bất kể đặc điểm của giáo viên.
Sự chênh lệch giới tính trong thành tích giáo dục đã phổ biến trên toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ của sự khác biệt thay đổi tùy thuộc vào cách đo lường thành tích.
Nữ sinh thường vượt trội so với nam sinh trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn có hệ thống tính điểm cố định ở các môn học nhân văn, ngôn ngữ và đọc. Trong khi đó, nam sinh đạt điểm cao hơn ở môn Toán. Tuy nhiên, khi giáo viên cho điểm, nữ vượt trội hơn nam ở mọi môn học.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Trento đã bắt đầu xem xét bằng cách so sánh điểm của gần 40 nghìn học sinh nhận được trong các bài kiểm tra trên lớp với điểm họ đạt được trong những bài kiểm tra tiêu chuẩn về ngôn ngữ và số học. Họ xác định được rằng cách đánh giá của giáo viên có xu hướng thiên vị nữ giới.
Nghiên cứu trên được tiến hành với 38.957 học sinh lớp 10, độ tuổi từ 15 – 16. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn quốc gia được chấm điểm ẩn tên học sinh, nhưng các bài kiểm tra trong lớp không ẩn tên khi giáo viên của các em chấm điểm.
Video đang HOT
Giáo viên chấm điểm cao hơn cho học sinh nữ ở cả 2 môn học Ngôn ngữ và Toán. Điểm trung bình môn Ngôn ngữ của học sinh nữ là 6,6/10 điểm, so với 6,2/10 của nam sinh. Ở môn Toán, điểm trung bình của nữ sinh là 6,3/10, trong khi của nam sinh là 5,9/10 – thấp hơn điểm chuẩn là 6/10.
Phân tích cũng chỉ ra rằng, khi một cậu bé và một cô bé có năng lực tương đương nhau ở một môn học, cô bé thường sẽ nhận được điểm cao hơn. Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét liệu các yếu tố, như loại trường học, quy mô và thành phần giới tính của các lớp học, có dẫn đến khoảng cách liên quan đến giới tính hay không.
Nam sinh thường bị chấm điểm thấp hơn các nữ sinh dù năng lực tương đương. Ảnh: Getty-Image
Đi tìm nguyên nhân
Họ cũng điều tra xem liệu các đặc điểm của chính giáo viên, như thâm niên, kinh nghiệm hay giới tính có giúp giải thích việc chấm điểm rộng tay cho học sinh nữ hay không.
Có 2 yếu tố được tìm thấy là có ảnh hưởng và chỉ trong môn Toán. Khoảng cách giới tính trong điểm môn Toán lớn hơn khi các lớp học đông hơn. Ở các trường kỹ thuật và học thuật, nữ sinh cũng vượt trội nhiều hơn nam sinh so với ở các trường dạy nghề.
Không có yếu tố nào khác gây ra bất kỳ tác động đáng kể nào trong việc giảm khoảng cách điểm theo giới tính.
Theo các tác giả nghiên cứu, có thể trong khi đọc bài thi, giáo viên khen thưởng một cách vô thức những học sinh thể hiện hành vi truyền thống của phụ nữ, chẳng hạn như trật tự và gọn gàng – những yếu tố giúp giáo viên giảng dạy dễ dàng hơn. Giả thuyết khác cho rằng, điểm số môn Toán được tăng lên là một cách giáo viên khuyến khích nữ sinh, những người thường bị coi là yếu hơn trong môn học này.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận, định kiến đối với nam sinh ở các trường học ở Italy là đáng kể và có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Ảnh hưởng lâu dài
Nhà nghiên cứu Ilaria Lievore cho biết, có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc đạt điểm cao hơn và kết quả giáo dục mong muốn, như được nhận vào các trường đại học tốt hoặc khả năng bỏ học thấp hơn. Theo bà Lievore, điểm số cao hơn cũng liên quan với các kết quả khác, chẳng hạn như có thu nhập cao hơn, công việc tốt hơn hoặc thậm chí mức độ hài lòng trong cuộc sống cao hơn.
Bà Lievore nói thêm, mặc dù các quốc gia châu Âu khác cũng cho điểm nữ sinh rộng rãi hơn nam sinh, nhưng lý do cho điều này có thể khác nhau giữa các nơi và sẽ không nhất thiết phản ánh những điều tương tự ở Italy.
Nghiên cứu trên cho thấy, việc giải quyết thành kiến đối với nam sinh có thể nằm ngoài khả năng của từng trường học và có nhiều yếu tố rộng lớn hơn cần được giải quyết như thái độ xã hội.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên còn gặp các hạn chế, trong đó bao gồm việc sử dụng các điểm đã được chấm ở giữa năm học. Những điểm này có thể khác với điểm cuối kỳ của học sinh và do đó đã ảnh hưởng đến kết quả.
Nghiên cứu trên được tài trợ bởi Compagnia di San Paolo – một tổ chức ngân hàng tư nhân chuyên phục vụ các hoạt động từ thiện.
Phát hiện thiên vị giới khi chấm điểm ở giáo viên
Theo nghiên cứu của ĐH Trento (Italy) công bố hôm 17/10, giáo viên có xu hướng cho điểm học sinh nữ cao hơn học sinh nam cùng lực học, Forbes đưa tin.
Theo nghiên cứu gần đây, học sinh nữ có xu hướng được thiên vị hơn học sinh nam dù cùng lực học. Ảnh: Pexels.
Theo các nhà nghiên cứu, sự thiên vị này thể hiện ở chênh lệch đáng kể trong số điểm giữa học sinh nam và học sinh nữ cùng lực học. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài như khả năng đỗ đại học hay triển vọng công việc.
"Có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ giữa điểm số và kết quả học tập hay thậm chí là cả tương lai. Việc đạt điểm cao có thể tăng khả năng được nhận vào các trường đại học danh tiếng, giảm khả năng bỏ học. Không những thế, điểm cao còn giúp một người có thu nhập cao hơn, công việc tốt hơn hay vui vẻ trong cuộc sống hơn", tác giả nghiên cứu Ilaria Lievore cho biết.
Bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng tồn tại sự khác biệt về giới. Trong các bài kiểm tra chuẩn hóa, trẻ em gái có xu hướng vượt trội hơn về nhân văn, ngôn ngữ hay khả năng đọc hiểu, trong khi trẻ em trai có xu hướng tốt hơn về môn Toán. Tuy nhiên, trong bảng điểm được giáo viên phê, trẻ em gái lại toàn diện hơn về tất cả môn học.
Học sinh nữ thường được giáo viên chấm "lỏng tay" hơn về môn Toán. Ảnh: CBC.
Nghiên cứu của ĐH Trento là nghiên cứu đầu tiên chứng minh thiên vị giới trong giáo dục là vấn đề có tính hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả của 40.000 bài kiểm tra chuẩn hóa về ngôn ngữ và Toán học được thực hiện bởi các học sinh 15-16 tuổi tại Italy.
Trong trường hợp các bài kiểm tra được ẩn danh và giám thị không biết giới tính học sinh, kết quả như chứng minh ở trên: Học sinh nữ trội hơn về ngôn ngữ, học sinh nam trội hơn về Toán học. Tuy nhiên, trong trường hợp các bài kiểm tra công khai danh tính người làm, kết quả là học sinh nữ đạt điểm cao hơn trong cả 2 môn học.
Nghiên cứu này cho thấy học sinh nữ sẽ luôn đạt thành tích cao hơn học sinh nam trong lớp, dù có năng lực tương đương nhau.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện sinh viên nữ học đại học nhiều hơn so với các trường nghề. Và sự thiên vị cũng tỷ lệ thuận với số lượng học sinh trong lớp học. Theo đó, giáo viên thường vô thức khen ngợi những hành động "có vẻ thuộc về giới nữ" như giữ trật tự hay ngăn nắp. Đây là những điều khiến công việc họ dễ dàng hơn.
Một giả thuyết khác được các nhà nghiên cứu đưa ra là giáo viên nâng điểm toán cho các học sinh nữ để họ cố gắng hơn trong môn học mà họ thường bị đánh giá thấp hơn so với giới kia.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng khảo sát chỉ được thực hiện trên đối tượng học sinh Italy và điểm giữa kỳ của họ thay vì điểm tổng kết. Ngoài ra, tại các quốc gia khác có thể tồn tại những nguyên nhân khác tạo nên sự phân biệt về giới trong giáo dục.
Nhưng xét cho cùng, nghiên cứu của ĐH Trento đã cho thấy rằng việc khắc phục hiện tượng thiên vị có thể nằm ngoài tầm khắc phục của trường học. Thay vào đó, ở tầm rộng hơn, xã hội nên thay đổi thái độ về giới tính trong giáo dục.
Quảng Trị: Xử lý giáo viên và học sinh liên quan đến việc nữ sinh lớp 7 bị đánh Ngày 15/4, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, giáo viên và học sinh liên quan đến việc nữ sinh lớp 7 trường TH và THCS Triệu Vân bị đánh đã bị xử lý kỷ luật. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, trường TH và THCS Triệu Vân đã...