‘Nữ sinh đi kiến tập đừng để bị lạm dụng tình dục’
Đó là khuyến cáo của tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm, tác giả cuốn sách “Giữa tình yêu và tình dục là tình gì?”.
Cuốn sách Giữa tình yêu và tình dục là tình gì? của tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm gồm những bài đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam từ hơn 5 năm qua.
Bằng việc tư vấn những tình huống cụ thể, chuyên gia tư vấn giúp bạn trẻ biết cách xử lý khi gặp tình huống éo le trong tình yêu và nhận ra được những điều sinh viên thường ngộ nhận, lầm tưởng khi yêu.
Cảnh giác để không bị lợi dụng tình dục
Trả lời câu hỏi của nữ sinh viên thực tập và đi quá giới hạn với anh trưởng phòng đã có vợ, bác sĩ Liêm cho rằng bất kỳ cơ quan nào cũng đều có quan hệ giữa người với người và tình cảm giữa nhân viên (ngang hàng và trên dưới) với nhau. Mỗi người cần phân biệt rõ ràng tâm lý lao động với tình cảm riêng.
Đặc biệt, sinh viên kiến tập phải cảnh giác với ranh giới ấy để không bị quyến rũ, lạm quyền, lạm phép, tránh bị cấp trên lợi dụng tình dục.
Chuyên gia tư vấn khuyên trong câu chuyện kiến tập sinh “say nắng” cần rành mạch với anh trưởng phòng để anh ta không “tái bản” với người khác.
“Bạn cần ý thức rằng tình dục có khi rất đối nghịch với đạo lý con người. Đã biết người ta có gia đình mà vẫn lao vào thì bạn sẽ bị tổn thương mà không trách ai được…”, tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm tư vấn.
Video đang HOT
Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm.
Đừng chinh phục phụ nữ để kiếm chút kiêu hãnh
Trong câu chuyện của bạn nam quan hệ tình dục với 15 cô gái để chứng tỏ bản thân và làm bố ở tuổi 22, chuyên gia tư vấn cho rằng thanh niên này để hoàn cảnh chi phối quá lớn.
Việc làm “chuyện ấy” với 15 phụ nữ chỉ nhằm mục đích làm bằng chứng công trạng, chứng tỏ bản thân không phải “nhà quê” nhưng lại bỏ quên phần tâm hồn của mình và những phụ nữ “mê” tài của anh.
Khi biết có con với phụ nữ không hề yêu, anh băn khoăn về trách nhiệm của mình với đứa bé. “Sau trách nhiệm đó, tình người sẽ như thế nào? Rồi xa hơn là tình cảm dành cho đứa bé ra sao?”, bác sĩ Lương Cầm Liêm đặt câu hỏi ngược lại.
Chuyên gia khẳng định: “Giá phải trả là làm sao kết nối được tinh thần trách nhiệm với mặc cảm có lỗi, có tội, thế nào là sáng suốt tin người. Điều đó mới quan trọng, còn đám cưới và mô hình lập gia đình chỉ là một phần thủ tục văn hoá mà thôi”.
Không nên yêu 2 người cùng lúc
Bạn nữ gửi câu hỏi nhờ tư vấn về chuyện phân vân lựa chọn giữa 2 người đàn ông. Một người là doanh nhân thành đạt, thông minh, giàu có và rất hợp tuổi nhưng lại không thoả mãn khi làm “chuyện ấy”. Người còn lại chỉ làm công chức nhà nước, thu nhập thấp nhưng lại khiến cô gái hài lòng trong chuyện chăn gối.
Chuyên gia tư vấn cho rằng tiền không thể mua được tình cảm; tài phải đợi tương lai, ý chí trả lời; tuổi hợp nhau không phải là dị đoan (nếu theo tâm lý); còn làm “chuyện ấy” là kinh nghiệm của từng người.
Bác sĩ Lương Cầm Liêm cho hay: “Chúng ta cần đánh giá thực tế và lý tưởng, đó là từ gia đình xã hội văn hoá, kinh tế, môi trường sống. Tìm bạn phải xem bạn của bạn, kiếm chồng phải xem gia quyến, quê quán, tổ tiên”.
Tình yêu đi đôi với tình dục
Theo bác sĩ Lương Cần Liêm, tình dục đi đôi với tình yêu, nếu làm “chuyện ấy” với một người mà xem đó như đồ vật có da thịt – gọi là đồ chơi tình dục (sex toy).
Và một cặp có thể tiến tới vợ chồng trong tương lai nếu tình yêu và tình dục hướng đến việc sống chung, có kế hoạch, tức là thêm yếu tố giáo dục, trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội.
Đối với câu chuyện của bạn nữ yêu 2 người, một người nghiện tình dục, còn một người lại không thích làm “chuyện ấy”, chuyên gia tư vấn cho rằng 2 anh này tâm lý bình thường nhưng hành vi của họ được tâm lý lâm sàng gọi là “bên lề”, tức là có cái này thì không thích làm cái kia cùng với một người.
Bên cạnh đó, nhiều người tự xây lên bức tường ngăn cách giữa tình yêu và tình dục, vì quan niệm tình yêu là đẹp như mơ còn tình dục là dơ bẩn nên họ mới có tâm lý sợ làm “chuyện ấy” với bất kỳ ai.
Theo Zing
Tình cũ bỏ vợ và muốn nối lại tình cảm với tôi
Bất ngờ anh liên lạc lại sau mười mấy năm.
ảnh minh họa
Anh học giỏi, hát hay. Tôi rụt rè, ít nói. Chúng tôi yêu nhau ở giảng đường Đại học Y. Tình yêu sinh viên thật trong sáng. Thời gian bên nhau hạnh phúc dù chúng tôi lúc nào cũng vùi đầu trong bài vở, thực tập. Hạnh phúc là viên kẹo cùng ăn chung, cùng thưởng thức những ly chè, trà đá ven đường, cùng bên nhau những ngày học thi vất vả, là được ngồi sau chiếc xe đạp của anh những buổi tối lành lạnh.
Những tưởng sẽ bên nhau mãi mãi, nhưng gia đình tôi quyết định ra nước ngoài sống, tôi đau buồn ngậm ngùi ra đi, xa anh, xa rời thời sinh viên đèn sách với bao kỷ niệm bên anh và bạn bè. Tôi luôn mong muốn sẽ trở về Việt Nam khi học xong ở nước ngoài hay sẽ đem anh sang cùng.
Thư đi thư đến vẫn những lời nồng nàn yêu thương và rồi gần một năm sau xa nhau, trong một lần nói chuyện điện thoại, anh nói sức khỏe không tốt, sẽ không lo cho tôi được sau này. Tôi khóc hết nước mắt, ngày đêm lo lắng cho anh. Đến khi lá thư của một cô bạn học chung gửi sang làm tim tôi tan nát. Anh đã quen người con gái khác, một cô gái xinh đẹp, giàu có và họ sắp làm đám cưới. Tim tôi như vỡ vụn nhưng cũng cố gượng đứng lên.
Thời gian dần trôi, tôi bây giờ đã có việc làm tốt, tài chính vững chắc, cũng trải qua vài mối tình nhưng chẳng đi đến đâu. Bất ngờ anh liên lạc lại sau mười mấy năm. Anh đã ly dị và họ đã có với nhau một đứa con. Bây giờ anh đã là một bác sĩ giỏi, bao người ngưỡng mộ, muốn cùng tôi nối lại tình xưa. Bạn nghĩ tôi có nên không? Tôi biết tim mình lúc nào cũng đầy ắp hình ảnh anh nhưng bản thân như con chim sợ phải cành cong. Tôi phải làm sao đây?
Theo Phununews