Nữ sinh đầu tiên của tộc người Đan Lai dự thi tốt nghiệp THPT
Trong lịch sử của tộc người có tục ngủ ngồi, La Thị Hoài là thí sinh đầu tiên dự thi tốt nghiệp THPT 2012.
Với ý chí và nghị lực phi thường, em La thị Hoài (SN 1994, trú ở bản Cọ Phạt, Khe Khặng-xã Môn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) đã nhiều năm làm “thủ lĩnh” đưa học sinh Đan Lai vượt rừng về xuôi dựng lều trọ học.
“Thủ lĩnh” La Thị Hoài.
Gặp thí sinh La Thị Hoài tại Hội đồng thi trường THPT Mường Quạ (Con Cuông) sau buổi thi thứ 3, môn Địa lý ngày 3.6, chúng tôi thấy em rất phấn khởi.
“Ngày hôm qua, cả hai môn Văn, Hoá và hôm nay, môn Địa lý em đều làm xong bài. Đề thi năm nay không khó lắm, vừa sức. Còn các môn thi khác đang ở phía trước, nhưng em tin mình sẽ vượt qua được kì thi tốt nghiệp này”, Hoài tự tin nói.
Hỏi về ước mơ, Hoài tâm sự: “Em sẽ thi vào đại học sư phạm. Em ước mơ sau này học xong sẽ về làm cô giáo đi gieo chữ cho những vùng miền núi khó khăn như quê em”.
“Em khát khao được học. Vì em nghĩ chỉ có học thật giỏi mới thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, nên năm lớp 6 em đã rủ thêm một số bạn vượt hơn 50 km đường rừng với nhiều sông, núi hiểm trở để về xuôi tìm chữ. Bọn em gồm 3 đứa dựng lều bên sông Giăng thuộc bản Thái Sơn, xã Môn Sơn để trọ học. Sau đó em tiếp tục về vận động thêm được 6 học sinh Đan Lai ra học”, Hoài nói thêm.
Được biết, những học sinh Đan Lai có hoàn cảnh gia đình đều nghèo, không tiếp tế lương thực được nên các em đều sống bằng trợ cấp của nhà nước và phải tự túc lương thực, thực phẩm. Đói ăn là chuyện xảy ra thường xuyên đối với những học sinh này.
Cả 9 học sinh trọ học nơi túp lều bên sông Giăng đều trông cậy vào “thủ lĩnh” La Thị Hoài.
Hoài chia sẻ: “Em động viên các em ấy, muốn thoát nghèo thì phải học. Vậy nên khi được nghỉ học là bọn em phân công nhau vào rừng hái măng, chặt nứa, câu cá để bán kiếm tiền mua gạo. Khó khăn tưởng chừng như không qua nổi, nhưng quyết tâm rồi mọi thứ cũng trôi qua”.
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Tùng – Giáo viên trường THCS Mường Quạ cho biết cho biết: “Học sinh người Đan Lai trước đây chỉ học xong bậc tiểu học là ở nhà lấy vợ, lấy chồng nhưng em Hoài là một học sinh tiêu biểu cho ý chí, và nghị lực phi thường vươn lên trong học tập.
Trọ học, sống tự lập với nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng hầu như năm nào Hoài cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc. Không những vậy em còn làm công tác dân vận giỏi để động viên những học sinh khó khăn bỏ học trở lại lớp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tộc người Đan Lai có thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT”.
Dân tộc thiểu số Đan Lai hiện nay chỉ còn khoảng hơn 3.000 người. Họ cư trú chủ yếu bản Co Phạt, Khe Khặng – xã Môn Sơn, huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An – ở độ cao 1200m so với mặt nước biển. Tộc người này sống trong rừng sâu, đói, nghèo và nhiều hủ tục lạc hậu, chẳng hạn như tục ngủ ngồi.
Nguồn : Bưu điện Việt Nam
Thi tốt nghiệp: Thở phào với môn Lịch sử
Chiều nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục với môn lịch sử. Hầu hết thí sinh vừa ra khỏi phòng thi đều nhận định, đề thi sát chương trình ôn tập, nhưng cũng không dễ đạt điểm cao.
Đa số thí sinh đánh giá môn Sử không khó, vì hỏi nhiều về ý nghĩa các sự kiện
Đúng 16h, 90 phút thi môn Sử kết thúc, hầu hết thí sinh bước ra phòng thi với tâm trạng phấn khởi, thoải mái. Tại Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và Trường THPT Nhân Chính, đa số đều nhận xét đề thi Sử năm nay không khó và bám sát chương trình ôn tập ở trường.
Theo nhiều nhận xét thì đề thi năm nay đưa ít sự kiện, hỏi nhiều về ý nghĩa nên thí sinh chỉ cần nắm được nội dung là có thể suy ra.
Trả lời PV báo Giáo dục Việt Nam, Tuấn (chuyên Tin, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) vui vẻ nói: "Em làm được, khoảng được 7 - 8 điểm. Có câu 2 về Hiệp định Paris năm 1973, hơi mắc vì quá dài và phải nhớ khá nhiều nội dung. Đề thi vừa tầm, không đòi hỏi quá nhiều lý thuyết như em tưởng".
Còn Nguyễn Phương Nhi (THPT chuyên Ngữ) cho rằng: "Học triệt để thì được điểm cao, học theo tủ, theo dự đoán như đề trên mạng thì "lệch". Em làm được khoảng 80%, riêng có câu 4 là khó nhất, nhiều bạn không chú trọng đến sự kiện đó, nên khá bất ngờ".
Mặc dù không ôn tập nhiều, chỉ tập trung học ở trên lớp trong chương trình ôn tập, nhưng nhiều thí sinh ban A vẫn hoàn thành bài thi. "Lúc vào phòng thi em cũng hơi lo lắng, hồi hộp vì môn Sử là môn em lo sợ nhất. Đề bám sát chương trình, không quá dài. Em chỉ bỏ ý 2 của câu 2 hỏi về Hiệp định Paris, em được khoảng 6- 7 điểm. Thế là em mừng lắm rồi vì đây là môn em không chắc chắn nhiều nhất", Nguyễn Nhật Anh (THPT Nhân Chính) chia sẻ.
Hai thí sinh ban A (chuyên Lý, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) dí dỏm nói: "Em cũng chẳng học nhiều lắm, chỉ nghe giảng. Bọn em được khoảng 7 - 8 điểm và không làm hết thời gian 90 phút".
Hầu hết thí sinh không phải ban C đều cảm thấy sợ và lo lắng nhất cho môn Sử. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành môn thi chiều nay, nhiều thí sinh rất vui mừng. "Hai môn ngày mai khá nhẹ nhàng, em sẽ làm tốt. Thi xong môn Sử cũng coi như xong tốt nghiệp", Tuấn (ban D - chuyên Tin) cho hay.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2012, môn Lịch sử
Tại nhiều điểm thi khác, PV Báo Giáo dục Việt Nam cũng ghi nhận được tâm trạng khá thoải mái của đa số các thí sinh.
Bạn Nguyễn Thu Trà, lớp 12 A1, Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh cho biết: "Ngày thi thứ hai khiến nhiều học sinh theo ban A như bọn em e ngại vì thi hai môn của ban C là Địa lí và Lịch sử. Tuy nhiên, đề thi năm nay tương đối dễ, sát với chương trình học và ôn tập. Do đó, chúng em không gặp nhiều khó khăn. Đề Sử năm nay tương đối dễ, không quá dài. Các bạn học sinh trung bình cũng phải đạt trên 6 điểm. Hầu hết các bạn cùng phòng em đều rất vui vẻ và tươi tỉnh khi kết thúc bài thi chiều nay. Phần dành chung cho tất cả thí sinh với 2 câu hỏi là những kiến thức cơ bản, dễ, không đánh đố, bắt suy luận nhiều... Phần này chiếm 70% cơ số điểm. Do vậy, các bạn học sinh trung bình hoặc ban A, ban D đều có thể làm tốt và đạt điểm trên trung bình dù không làm được phần riêng. Phần tự chọn (3 điểm) đòi hỏi cao hơn và bắt học sinh suy luận, tư duy nhưng cũng khống quá khó. Em ước chừng bài làm của mình đạt khoảng 8-9 điểm...".
Thí sinh Lê Minh Tuấn, lớp 12 A4, chuyên ban A, Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh cũng vui vẻ khi nói về đề thi và bài làm của mình trong buổi chiều ngày thi thứ hai. "Đề thi không dài, không khó mà rất cơ bản. Em làm hết bài khi chưa kết thúc thời gian và thấy khá là tự tin với bài làm của mình. Em ước chừng được khoảng 8-9 điểm. Với đề thi này, bạn nào ôn tập chắc đề cương của thầy cô đều làm được bài. Riêng câu 1 trong phần chung cho tất cả thí sinh bọn em đều làm tốt vì có trong nội dung môn Ngữ văn. Trong phòng các bạn làm bài khá nghiêm túc, không có bạn nào dùng phao", Tuấn chia sẻ.
Thí sinh Trịnh Huỳnh Thông, lớp 12A4, Trường THPT Trần Hưng Đạo cũng tự tin với bài làm của mình. Thông cho biết: "Đề Sử năm nay dễ thở đến bất ngờ. Em chỉ mất 30 phút để làm xong bài. Em thấy rất tự tin với bài làm của mình. Em chắc chắn bài làm của em phải đạt 9 điểm. Đề thi năm nay rất cơ bản, kiến thức chủ yếu nằm trong SGK Lịch sử lớp 12. Các câu hỏi không bắt học sinh suy luận nhiều. Hầu hết những câu trong đề thi bọn em đều được làm đi làm lại, ôn tập rất nhiều trên lớp và trong quá trình học ôn tốt nghiệp rồi...".
Thí sinh tươi cười khi kết thúc phần thi môn lịch sử
Tại Hội đồng thi THPT Minh Khai chiều nay, sau khi kết thúc thời gian làm bài môn Lịch sử rất nhiều thí sinh hò hét và tươi cười khi đề trúng tủ. Em Lê Trung Hiếu, học sinh THPT Minh Khai vui vẻ nhận xét kết quả bài làm chiều nay của mình: "Đề Sử rất sát với chương trình, chúng em đã trúng tủ. Tuy các thầy cô giáo coi thi rất nghiêm, nhưng chúng em vẫn tập trung làm bài, nói chung đề năm nay hay và dễ. Duy chỉ có một câu 3b là không có trong sách cơ bản nên chúng em không làm được".
Cũng tại Hội đồng này, em Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: "Đề năm nay hỏi hay, câu 1 em làm xong sớm nhất. Em thi khối A nên làm được môn Sử như thế này là tốt lắm rồi, nếu thầy cô chấm nương tay thì có thể được điểm 7, còn không thì chỉ được 5-6 điểm thôi", Hiền cho biết.
Theo thầy Hồ Tuấn Anh - Tổ trưởng tổ Lịch Sử Trường THPT Hoàng Mai - Quỳnh Lưu - Nghệ An, đề Lịch sử ra chiều nay khá bám sát với chương trình: "Khác với mọi năm đề năm nay rất ít bắt học sinh phải nhớ số liệu và sự kiện, hơn nữa đề có sự phân hóa rất rõ rệt, đặc biệt câu 2 của phần Lịch sử Việt Nam và câu lịch sử thế giới, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực sự mới làm được bài" thầy Tuán Anh chia sẻ.
Nhận định chung về mức điểm năm này, thầy Tuấn Anh cho rằng, nhìn tổng thể học sinh lực học trung bình làm được 5 điểm là bình thường, chắc chắn sẽ không có nhiều điểm 0 như đề đại học năm ngoái. Tuy nhiên, đạt được điểm 7-8 trở lên là cực kỳ khó.
"Tôi vẫn băn khoăn một chút về các ý: Tại câu 2 phần Lịch sử Việt Nam lại ra vào Hiệp định Pari đòi hỏi trí nhớ theo văn bản như vậy là học sinh rất khó thuộc. Hiệp định Pari năm ngoái cũng vừa ra trong đề thi đại học, một trong những câu có nhiều tranh cãi trong đề thi năm ngoái, năm nay lại tiếp tục đưa vào chương trình thi, và trong hai năm gần nhau như thế là không nên, trong chương trình có rất nhiều phần khác", thầy Tuấn Anh chia sẻ về hạn chế của đề năm nay.
Theo một số giáo viên, đối với đề này nếu học sinh có chăm học một chút, có nhận thức thực sự thì điểm 8 là không khó, nhưng có lẽ số này không nhiều.
Ghi nhận của phóng viên Giáo dục Việt Nam tại điểm Trường THPT Quang Trung nhận thấy hầu hết thí sinh đều khá thoải mái sau môn thi này.
Nhận định chung của các thí sinh là đề thi vừa sức, kiến thức cơ bản. Kiến thức về Cách mạng Tháng Tám và Hiệp định Pari đều là những khối kiến thức được khoanh vùng. Đa số học sinh trường THPT Đống Đa và Quang Trung đều nhận định đề thi nằm trong chương trình đề cương ôn tập.
Thí sinh Nguyễn Nguyên Anh trường THPT Quang Trung cho biết: "Đề thi là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa nên cũng không khó lắm. Theo em thì chỉ cần học thuộc nội dung, số liệu thì sẽ làm được bài thôi".
"Đề thi không yêu cầu nhiều số liệu, mốc ngày tháng nên bọn em còn viết được. Nói chung là có thể múa bút theo sự hiểu biết của mình", Vũ Hồng Hạnh học sinh trường THPT Đống Đa tự tin sau khi làm bài.
Một bạn thí sinh vui vẻ: "Thi xong lịch sử là coi như thi xong tốt nghiệp rồi. Em sợ nhất môn này vì nhiều số liệu ngày tháng may mà đề thi này không yêu cầu nhiều".
Với phần nội dung thi lịch sử Việt Nam chiếm đa số điểm theo các bạn thí sinh là dễ kiếm điểm hơn phần lịch sử thế giới. "Với em thì câu hỏi thế giới có vẻ khó hơn một chút. Em học khối A nên cũng chỉ mong bài mình có thể đạt được 7 điểm", thí sinh Đỗ Diễm My cho biết.
Sáng mai, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tiếp tục với môn Toán
Theo Giáo dục Việt Nam
2 thí sinh bị đình chỉ thi vì mang "phao" vào phòng thi Kết thúc môn thi Địa lý sáng nay 3/6, ông Trương Thức - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết có 2 thí sinh bị đình chỉ toàn bộ kỳ thi do mang tài liệu vào phòng thi. Hai thí sinh nói trên một là em N.B.K., dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Krông...