Nữ sinh đau dạ dày mãi không khỏi, biết nguyên nhân cha mẹ rất hối hận
Là sinh viên giỏi, có thành tích tốt nhưng Yao Yao lại bị căng thẳng tới mức đau dạ dày. Điều gì đã xảy ra với cô gái trẻ.
Yao Yao là sinh viên năm nhất, mới đỗ đại học với điểm số khá cao. Gần đây, Yao Yao thường xuyên bị ốm và đau dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa sáng. Sau khi dùng thuốc, tình trạng của Yao Yao cũng đỡ hơn nhưng mau chóng tái phát.
Gia đình đã đưa Yao Yao đến Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Tân Hương. Yao Yao đã kể lại các vấn đề về dạ dày và bị mất ngủ vào ban đêm. Zhou Fujun, trưởng Khoa Tiêu hóa, đã quan sát thấy gương mặt Yao Yao có vẻ buồn và nghi ngờ cô gái gặp trở ngại tâm lý.
Yao Yao bị đau dạ dày mãi không khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngay khi hỏi về tình hình học tập ở trường thế nào, Yao Yao đã bật khóc. Hóa ra, cha mẹ của Yao Yao đặt mục tiêu cho con gái phải đỗ vào trường Đại học Chiết Giang. Để không phụ lòng bố mẹ, Yao Yao đã học hành rất chăm chỉ nhưng khi nghĩ về mục tiêu và nghe kết quả, cô gái trẻ cảm thấy áp lực, quá nhiều áp lực không được giải quyết, căng thẳng kéo dài dẫn tới bệnh dạ dày. Bác sĩ Zhou Fujun sau đó khuyên gia đình nên đưa Yao Yao đi du lịch để giảm bớt áp lực.
Tại sao căng thẳng, áp lực lại dẫn tới đau dạ dày?
Xã hội hiện đại với nhịp sống đang ngày càng trở nên hối hả với nhiều áp lực từ công việc và thời gian khiến cho mọi người thường xuyên lâm vào trình trạng stress, mất ngủ trong thời gian dài. Và không phải ai cũng biết được rằng điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của bạn. Vì khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, là một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày. Chính những yếu tố này lâu dần sẽ làm tổn hại đến dạ dày và sức khỏe hệ tiêu hóa mà lúc đầu mọi người rất khó để nhận ra, cho đến khi dạ dày có triệu chứng đau.
Căng thẳng, áp lực học tập, công việc có thể dẫn tới đau dạ dày. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng này, rất có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày:
- Ăn không ngon, chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.
Video đang HOT
- Ợ hơi, ợ chua: do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng
- Buồn nôn: do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: đau âm ỉ, nóng rát khó chịu… vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.
Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con trẻ giảm căng thẳng
- Đừng ép buộc con quá mức, cha mẹ chỉ nên định hướng cho con thay vì ép buộc;
- Đừng so sánh con bạn với người khác;
- Đừng yêu cầu con quá mức;
- Lắng nghe con cẩn thận và giao tiếp tích cực hơn;
- Đặt mục tiêu học tập phù hợp;
- Khuyến khích khi trẻ thất bại;
- Chủ động trao đổi về tình hình của con với giáo viên;
- Tạo một môi trường thoải mái.
Theo Minh Minh (Dịch từ Sohu) (Khám phá)
Có khoai sọ, gừng trong nhà không sợ bệnh dạ dày 'hỏi thăm' dịp Tết
Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để bệnh dạ dày không 'hỏi thăm' dịp Tết.
Mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để bệnh dạ dày không 'hỏi thăm' dịp Tết.
Tết đến xuân về là dịp cao điểm trong việc ăn uống, tiệc tùng, dẫn đến nhiều người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Để đối phó với vấn đề này, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dự trữ trong nhà những thực phẩm như khoai sọ, gừng để hỗ trợ chữa bệnh.
Khoai sọ - "bạn thân" của người đau dạ dày
Khoai sọ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày rất tốt
Một trong những tác dụng tốt của khoai sọ với sức khỏe được chuyên gia Đông y đánh giá cao chính là hỗ trợ chữa viêm, loét dạ dày.
Theo các chuyên gia về đông y, khoai sọ có tính bình, vị bộ phận là kinh tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng. Cả 3 bộ phận này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, hay bị đau bụng....
Khoai sọ bổ tỳ, vị nên giúp tăng chất lượng dịch vị tiêu hóa, kết hợp với lượng chất xơ phong phú sẽ giúp quét sạch ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại, trực tràng.
Còn theo khoa học hiện đại, khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ khoai sọ như luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp, nấu cùng các món ăn khác cho cả gia đình. Những người đau dạ dày nên ăn nhiều hơn.
Trà gừng giảm đau dạ dày hiệu quả
Gừng có tác dụng xoa dịu dạ dày rất tốt
Gừng là một trong những phương thuốc tốt nhất được biết đến để xoa dịu dạ dày bị kích ứng. Theo y học hiện đại, gừng giàu chất chống viêm giúp tăng cường các chất tiêu hóa và giúp trung hòa axit dạ dày. Nó giúp kích thích sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do đó loại bỏ khí thừa từ đường ruột.
Theo các chuyên gia đông y, nước ép gừng có thể giúp xử lý tốt một cơn đau dạ dày và chứng đầy hơi. Chỉ cần pha nước ép gừng với một ly nước ấm và một ít đường để giảm đau dạ dày.
Ngoài ra khi dạ dày khó chịu, có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng,... Khi mắc phải các triệu chứng này, bạn hãy pha vỏ cam với gừng để uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần.
Vỏ cam chứa nhiều vitamin C và các loại tinh dầu, giúp lưu thông khí huyết, chống nôn, hạ huyết áp và các tác dụng khác. Trong khi đó, gừng lại có tác dụng điều trị chứng đổ mồ hôi lạnh, làm ấm dạ dày, chống nôn và đặc biệt là chống nôn mửa.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý không nên uống trà gừng khi đói, đôi khi nó có thể gây kích thích dạ dày với biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa. Đây không phải là một phản ứng hay gặp nhưng có thể xảy ra.
Diệp Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bơi trong nước lạnh 100 ngày để chữa đau đầu Sau hơn 3 tháng bơi trong nước lạnh, tần suất đau nửa đầu của Beth Francis giảm từ 25 lần xuống 15 lần một tháng. Beth Francis ở Anh bị đau nửa đầu nghiêm trọng suốt chín năm. Cô thường xuyên gặp các triệu chứng như ù tai, buồn nôn, đau dạ dày hay tê nửa người. Năm 2017, bệnh trở nên nghiêm...