Nữ sinh đạt huy chương Bạc môn ngữ Văn không muốn là con chuột bạch
Cô nữ sinh xinh xắn, học hỏi, con nhà khá giả lại có tố chất thông minh đã quyết định rẽ cuộc đời mình sang hướng khác bằng con đường học nghề.
Cá biệt trong lối suy nghĩ
Lìu Mỹ Duyên – Lớp Quản lý Khách sạn K40 của Trường Trung cấp Việt Giao là một gương mặt nổi bật trong hàng trăm học sinh của trường.
Cá biệt của nữ sinh này là khi vừa nhận huy chương Bạc môn ngữ Văn kỳ thi lớp 10 Olympic Thành phố Hồ Chí Minh đã xin nghỉ học ở trường công lập.
Mỹ Duyên nộp đơn vào trường trung cấp nghề để tiếp tục chinh phục ước mơ của bản thân. Nhiều người đã thắc mắc với quyết định mang tính khó hiểu này?
Trò chuyện với Duyên mới vỡ ra nhiều vấn đề từ quyết định của cô bé. Duyên nói, do xác định nghề nghiệp yêu thích mà em chọn phải học nghề mới có thể tích luỹ được những kỹ năng cần thiết.
Nữ sinh Lìu Mỹ Duyên. (Ảnh: M.D)
Duyên đạt được huy chương Bạc môn ngữ Văn xong đã chia sẻ với phụ huynh về đam mê của mình. Ba mẹ Duyên mang tâm trạng lo lắng, thoảng chút nét buồn trên gương mặt.
Nhưng rồi mọi việc chóng vánh trôi qua, Duyên vẫn đạt được nguyện vọng của mình khi đặt chân vào lớp đào tạo Quản lý Khách sạn.
Duyên kể, người lớn thường hay sĩ diện khi trò chuyện với nhau về việc học của con cái. Lắm lúc, Duyên biết ba mẹ trả lời Duyên đi học nghề cũng hơi ngại.
Đến bây giờ, ba mẹ đã hiểu và không ngại ngùng khi trả lời câu hỏi trên với mọi người nữa. Ba mẹ Duyên luôn tôn trọng ý kiến của em.
Duyên nói đó là điều may mắn do ba mẹ em không bị ảnh hưởng bởi người khác quá nhiều. Thời còn học ở những lớp dưới, Duyên đạt được nhiều thành tích cao nhưng không thấy ba mẹ đi… khoe.
Cô nữ sinh bộc bạch, em rất chán áp lực học hành, thi cử bởi kỳ thi Quốc gia. Duyên cho là, dù có đổi mới nhưng không thể tránh khỏi điểm số để đạt được thành tích và học sinh phải… học vẹt.
Hơn nữa, nghề mà Duyên đã chọn thì chỉ có con đường đi học nghề sẽ mang lại lợi thế hơn. Nếu sau này muốn, Duyên cũng có thể học liên thông lên bậc cao hơn.
Học trung cấp nghề rồi lên Đại học, Duyên vừa có thời gian làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có bằng cấp để sau này tiến xa hơn trong công việc. Duyên không quan tâm đến cách bạn bè nhìn nhận về việc chọn con đường tương lai cho bản thân.
Cô nữ sinh bước vào trường nghề đã tiếp xúc được với sinh viên ở rất nhiều độ tuổi. Có các cô, chú đã đi làm rồi nhưng vẫn học thêm nghề quản lý khách sạn.
Duyên học được từ những người bạn lớn tuổi kinh nghiệm sống và có cái nhìn chín chắn hơn.
Học kinh nghiệm trước, lấy bằng cấp sau
Video đang HOT
Ban đầu, Duyên vẫn có một chút lo âu vì nghĩ học sinh ở những trường nghề sẽ khá quậy và không chịu học. Nhưng khi bước chân vào lớp, một cách nhìn khác đã thay đổi suy nghĩ của Duyên hoàn toàn.
Học ở trường nghề, Ban giám hiệu chỉ cần phát hiện học sinh hút thuốc lá trong trường sẽ đuổi học, nhiều bạn cúp học nhiều sẽ bị cấm thi.
Trong lớp, Duyên học không có sổ đầu bài mà chỉ bằng tinh thần tự giác của học sinh.
Lìu Mỹ Duyên bên thú cưng của mình sau giờ học. (Ảnh: M.D)
Duyên chưa đủ tuổi đi làm nên có dự định học xong các môn chuyên ngành cho vững và hoàn tất văn hóa xong mới đi làm. Cô nữ sinh vẫn cố gắng trau dồi thêm nhiều ngôn ngữ để có thể xin vào làm việc tại khách sạn 5 sao.
Sau đó, Duyên lại có kế hoạch đặt mục tiêu chinh phục cánh cửa Đại học.
Duyên khẳng định, ba làm kế toán cho một doanh nghiệp lớn, mẹ thì chỉ ở nhà lo nội trợ. Gia đình của Duyên dư khả năng có thể lo cho em học một mạch lên thẳng Đại học.
Thế nhưng, Duyên đã không chọn cho bản thân con đường khá dễ dàng và thiếu tự lập như thế.
Cô nữ sinh cũng như bao bạn bè đều muốn chọn ngành nghề làm ra thật nhiều tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Duyên đã phân tích, tiền cũng là một động lực để chúng ta cố gắng. Nhưng nếu cứ làm những công việc mà mình không ưa thích suốt một thời gian dài sẽ gây ra giác chán nản, khó chịu.Duyên nói, em không sợ chọn ngành Quản lý khách sạn sẽ có thu nhập thấp mà chỉ sợ làm không đúng nghề mình đam mê.
Đôi khi có những người muốn làm giáo viên nhưng nghĩ đến việc đồng lương ít ỏi khó trang trải cuộc sống sẽ không chọn theo nghề giáo viên. Hoặc có những bạn trẻ, chỉ thích được đứng trên lớp truyền đạt kiến thức cho trẻ con dù đồng lương eo hẹp.
Duyên nhận ra một điều, có rất nhiều anh chị lớp lớn tuổi hơn đang theo học Đại học bỗng nhận ra không hợp với nghề đã chọn. Các anh chị có tâm lý sợ thay đổi, sợ bắt đầu lại mọi thứ nên họ cứ lao vào học để lấy tấm bằng. Rồi sau này, những anh chị ấy đã mất hứng thú với công việc.
Duyên suy ngẫm, tâm lý sinh viên tốt nghiệp Đại học đều muốn làm quản lý, ở chức này, vị trí nọ hoặc chấp nhận một công việc nhưng với mức lương phải cao.
Nhiều bạn sẽ khó đồng ý với mức lương thử việc thấp lại bị sai vặt nhiều nên mang trong người như có một nỗi… nhục.
“Ba mẹ nuôi em ăn học chứ xã hội không nuôi mình ngày nào, tính ra “nhục” nó cũng mang lại một sự nỗ lực rất lớn”, Duyên nói.
Bản thân Duyên thấy khó chịu với các kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, với lại bằng tốt nghiệp Đại học Chính quy, Liên thông, Văn bằng 2 hay Tại chức (cũ) đều có giá trị như nhau.
Duyên đã quyết định chọn cho mình ngã rẽ cuộc đời hoàn toàn khác biệt so với các bạn đồng trang lứa và cũng không thích đâm đầu vào học các chương trình thí điểm như một con chuột bạch.
Hưng Long
Theo giaoduc,net
Chán học chữ thì ta đi học nghề
Phúc cảm nhận không phát huy được bản thân được bằng con chữ, con số nên quyết định chọn học nghề để bước vào đời.
Không theo đuổi phù du
Nguyễn Hồng Phúc (sinh năm 2000) là một hướng dẫn viên du lịch. Ít ai nghĩ rằng, Phúc bước vào tuổi 19 lại có thể là hướng dẫn viên du lịch cho một công ty.
Phúc là người con duy nhất trong gia đình. Ở lứa tuổi của Phúc, các bạn đồng trang lứa đang ngày đêm mài đũng quần trên các giảng đường đại học.
Nguyễn Hồng Phúc trong những lúc thảnh thơi. (Ảnh: H.P)
Nhiều bạn còn phải học "sấp mặt" để tìm cách đặt chân vào cánh cửa đại học, nhưng với Phúc thì không. Cậu chọn cho mình một hướng đi riêng, một ngã rẻ riêng.
Ngay từ những năm học Trung học cơ sở, Phúc đã có ước mơ trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Phúc luôn đặt niềm tin sẽ thực hiện được hoài bão đó.
Học xong Trung học cơ sở, Phúc mạnh dạn nộp hồ sơ vào Trường Trung cấp Việt Giao với ngành học Hướng dẫn du lịch. Lúc này, Phúc mới vừa tròn 14 tuổi.
Học đến năm thứ 2, Phúc bắt đầu nhận làm hướng dẫn viên cho một công ty ở Sài Gòn. Với kiến thức tích lũy được, Phúc nhanh chóng vượt qua được sự rụt rè từ những chuyến đi đầu tiên.
Chuyến đưa khách nội địa đáng nhớ nhất của Phúc là khách thấy cậu học trò còn quá trẻ vì chỉ hơn 16 tuổi. Mọi người trong đoàn không tin tưởng lắm do nghĩ Phúc còn trẻ con nên chưa đủ kinh nghiệm.
Sau vài ngày, chuyến đi kết thúc thì mọi người hết lời ca ngợi. Hơn 2 năm thực tập, Phúc trở thành nhân viên chính thức tại công ty từ năm 2018.
Phúc kể, bản thân cậu thấy đam mê ngành hướng dẫn viên nên quyết tâm theo đuổi. Phúc lại có cảm giác không đủ khả năng để theo học lên đại học.
Gia đình khó khăn, Phúc biết không đủ điều kiện để có thể học tiếp lên các bậc học cao hơn. Học lực của Phúc chỉ ở tầm trung bình khá nên đi theo con đường học vấn là không khả thi.
Vậy là, Phúc chọn cho bản thân và bày tỏ nguyện vọng với gia đình. Ba mẹ của Phúc đã tìm hiểu về ngành hướng dẫn viên du lịch nên ủng hộ và để cho cậu tự quyết định tương lai.
Phúc nói, mức học phí ở Trường Trung cấp Việt Giao khá rẻ và phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Phúc là diện chính sách nên được nhà nước hỗ trợ 50% học phí.
Do ngành hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là đào tạo kỹ năng nên Phúc học rất thoái và không mang tâm lý nặng nề.
Những chuyến đò bình yên
Bây giờ đã là một nhân viên của công ty, các bạn của Phúc thời học lớp 9 rất bất ngờ trước quyết định hơi khác này. Các bạn thấy Phúc hay trêu đùa một cách dí dỏm vì trông Phúc già do đã đi làm.
Trong khi đó, các bạn đồng trang lứa vẫn đang là sinh viên năm đầu và phải phụ thuộc vào gia đình.
Nguyễn Hồng Phúc (áo xanh) trong giờ làm việc tại công ty. (Ảnh: H.P)
Tốt nghiệp Trường Trung cấp nghề, Phúc vừa có giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, vừa có giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung cấp nghề.
Phúc đủ điều kiện để được cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch nội địa. Tuổi 19, các bạn đồng trang lứa đang bay bổng, mộng mơ với cuộc đời sinh viên thì Phúc đã sớm bước chân vào đời.
Phúc rất ngại và mắc cỡ mỗi khi ai đó hỏi về tuổi tác vì còn quá trẻ để lăn xả vào cuộc sống.
Cậu học trò không ngại khoe bản điểm có những điểm số cao, thành tích tốt trong suốt quá trình học tập tại trường.
Năm 2016 - 2017, Phúc là đại diện của trường và của công ty đang công tác lọt vào đến vòng bán kết Giọng hát vàng ngành du lịch. Ở trường, Phúc từng đoạt các giải thưởng danh giá và tham gia các hoạt động phong trào. Phúc đoạt giải 3 của ngành Hướng dẫn viên du lịch Hội thi học sinh - sinh viên giỏi nghề Thành phố Hồ Chí Minh 2018.
Phúc còn đoạt giải nhì VietGiao Gottalnet 2018 tại Trường Trung cấp Việt Giao trong kỳ thi kiến tập.
Khi hỏi tế nhị về mức thu nhập của nghề đủ trang trải trong cuộc sống hay không, Phúc khẳng định rằng, nghề hướng dẫn viên đủ ăn, đủ chi tiêu.
"Thu nhập của người Hướng dẫn viên du lịch còn tùy vào thời gian cao điểm hay thấp điểm chứ không dừng ở một con số nhất định", Phúc phân tích.
Phúc còn tự hào, bản thân mình là người bước chân ra đời, sống tự lập sớm nhất so với các bạn đồng trang lứa từng học hồi Trung học cơ sở.
Người thanh niên trẻ mong có cuộc sống bình yên để tiếp tục chinh phục trên con đường là người Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.
Phúc muốn được đưa du khách đi khắp mọi nẻo đường, khám phá những kỳ bí trong mỗi chuyến đi để giải tỏa căng thẳng sau hàng giờ làm việc mệt nhọc.
Phúc tâm niệm, nghề Hướng dẫn viên như người đưa đò, đưa đón khách muôn phương và cũng không mấy ai nhớ đến người từng đưa khách sang sông trên chuyến đò đó.
Với người hướng dẫn viên du lịch, thành công của mỗi chuyến đi là làm hài lòng các du khách đã từng lựa chọn thương hiệu của công ty - nơi người hướng dẫn viên đang cống hiến.
Hưng Long
Theo giaoduc.net
Lao động trẻ thời công nghệ: Học chưa bao giờ là đủ Có kiến thức, kỹ năng, có lòng đam mê và thái độ nghiêm túc với công việc, luôn học hỏi để vươn lên, họ chính là những lao động trẻ đang từng ngày làm việc để mang lại hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, trưởng phòng marketing của một resort nổi tiếng mà xuất phát điểm...