Nữ sinh đam mê với dự án giáo dục hướng nghiệp
Thấy may mắn khi sớm nhận ra mình thích ngành gì, Mai Linh, 21 tuổi, thành lập dự án giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, ấp ủ mục tiêu khởi nghiệp.
Cuối tháng 7, sau khi hoàn thành năm thứ ba Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Vũ Nguyễn Mai Linh, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, không nghỉ ngơi mà dành phần lớn thời gian tại văn phòng để chuẩn bị trại hè cho hơn 70 học sinh, diễn ra vào cuối tuần này. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của YEO Việt Nam (Youth Empowerment Organization), tổ chức định hướng và trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh Việt Nam.
“Đây là dự án mình ấp ủ từ khi còn học phổ thông, đặt rất nhiều tâm huyết và kỳ vọng”, Linh chia sẻ.
Vũ Nguyễn Mai Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Là con thứ trong gia đình có hai chị em ở Hà Nội, từ khi học trường THCS Cầu Giấy, Linh được tham gia trại hè với tư cách trại viên. Nữ sinh tiếp tục đồng hành cùng sự kiện này khi là học sinh lớp chuyên Nhật, trường THPT chuyên Ngoại ngữ, tham gia Ban tổ chức.
Thời điểm sắp tốt nghiệp THPT, phải lựa chọn ngành ở đại học, nữ sinh nhận thấy học sinh chuyên ngữ không có quá nhiều lựa chọn ngành nghề. Nhiều người quen của Linh thi đại học 26-27 điểm nhưng lại “nhắm mắt đưa chân” theo nguyện vọng gia đình hoặc chạy theo ngành hot, sau này chật vật vì nhận ra không phù hợp. Linh cảm thấy may mắn khi sớm xác định theo đuổi truyền thông, có thể chia sẻ với bố mẹ về mục tiêu của mình và nhận được sự ủng hộ.
“Nhận ra việc chọn đúng ngành và có thể trò chuyện với bố mẹ về định hướng tương lai là vô cùng quý giá nên mình ấp ủ dự định tổ chức các sự kiện hướng nghiệp cho học sinh”, Linh giải thích.
Sau khi trở thành sinh viên khoa Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tháng 5/2019, nữ sinh cùng 5-7 người bạn thân thiết quyết định thành lập YEO Việt Nam (Youth Empowerment Organization) để định hướng, trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh độ tuổi 12-13. Với mối quan hệ rộng lớn cùng kinh nghiệm trong năm năm tham gia trại hè, Linh và cộng sự có khởi đầu tương đối thuận lợi.
Trại hè đầu tiên diễn ra vào tháng 6, được tổ chức cho 30 học sinh. Ngoài hỗ trợ các em khám phá và định hướng nghề nghiệp, YEO còn giúp học sinh kết nối với cố vấn học tập là cựu học sinh các trường chuyên để giúp các em ôn luyện. Sau khi chương trình đầu tiên thành công, Linh bắt đầu gặp khó khăn trong việc điều hành, tổ chức vì phải xây dựng quy trình làm việc mới và nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển hoạt động khác. Nữ sinh thừa nhận do còn trẻ, thiếu người hướng dẫn và một số kỹ năng chưa hoàn thiện nên đã stress và sụt cân nhiều.
Để vượt qua, cô gái Hà Nội xin ý kiến từ nhiều anh chị có kinh nghiệm, từ đó thành lập cộng đồng hướng nghiệp YEO Việt Nam, nay khoảng 2.000 thành viên để chia sẻ về ngành nghề, đồng thời xây dựng một số sự kiện ngắn hạn hướng đến học sinh độ tuổi THPT. “Mọi người thường nghĩ trại hè mang tính mùa vụ, chỉ diễn ra vào hè nhưng mình muốn duy trì sự kiện xuyên suốt năm”, Linh chia sẻ.
Mỗi chương trình của YEO thường kéo dài 8 ngày, bắt đầu và kết thúc đều vào chủ nhật. Lý giải điều này, Linh chia sẻ, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của con. Do đó, Linh muốn bố mẹ có thể tham gia chương trình vào ngày đầu tiên và cuối cùng để thấy sự thay đổi từ phía các bạn nhỏ.
Video đang HOT
Mai Linh (thứ năm từ trái sang) và các thành viên của YEO Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trong quá trình sáng lập và đồng hành cùng YEO, cô gái sinh năm 1999 ấn tượng nhất với talkshow được tổ chức gần đây. Trong sự kiện, Ban tổ chức đưa cho mỗi người một tập câu hỏi, phụ huynh và học sinh ngồi đối diện nhau và luân phiên hỏi, trả lời. Ý tưởng thực hiện sự kiện này đến từ việc năm 20 tuổi, Linh mới biết công việc của bố. “20 tuổi là quá muộn, mình muốn các bạn nhỏ hiểu điều này sớm hơn”, nữ sinh bộc bạch.
Lúc đầu, Linh lo ngại phụ huynh không hợp tác, coi Ban tổ chức đều là những người quá trẻ và chưa đủ khả năng. Tuy nhiên, cha mẹ lại vui vẻ và hợp tác. Với những câu hỏi như “Bố mẹ làm nghề gì?”, “Tại sao bố mẹ chọn nghề này?”, “Ước mơ ngày xưa của bố mẹ là gì?”, học sinh có cơ hội hiểu và tôn trọng việc lựa chọn ngành nghề, từ đó hiểu giá trị của việc được làm đúng cái mình thích.
Trong buổi trò chuyện, nhiều phụ huynh và học sinh bật khóc khi bắt gặp câu hỏi “Nếu không được ủng hộ theo đuổi ước mơ, con có trách bố mẹ không?” hoặc “Bố mẹ có biết con thực sự thích làm gì?”. “Thấy sự kiện đem lại hiệu ứng tốt, phụ huynh hợp tác và tin tưởng, mình và các bạn tự tin với những gì đang làm hơn”, Linh nói.
Dành nhiều tâm huyết cho YEO, nữ sinh không tránh khỏi quá tải. Hàng ngày, Linh dành khoảng 10-12 tiếng làm việc tại văn phòng, thường về nhà vào lúc 20h, nhiều hôm muộn hơn. Bố mẹ xót con, nhưng không ngăn cản vì biết Linh thật sự yêu thích công việc này, chỉ động viên giữ sức khỏe và cân bằng với thời gian học tập, vui chơi.
Nữ sinh thừa nhận, làm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tuổi 12-13 không dễ. Các hoạt động trải nghiệm chủ yếu mang tính nâng cao nhận thức và khám phá bản thân, giúp có cái nhìn đúng đắn về nghề. Chẳng hạn, nếu tìm hiểu về ngành Tài chính, Linh sẽ tổ chức các trò chơi về thương hiệu, nhận diện logo và cho học sinh tham dự workshop kỹ năng, lên thuyết trình và kêu gọi vốn cho dự án. Phần lớn trò chơi sẽ do Linh đề xuất và thiết kế, cộng sự là sinh viên đến từ các đại học sẽ đóng góp về mặt kiến thức chuyên môn.
Mai Linh trong chuyến kiến tập tại Hàn Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Khi Covid-19 bùng phát, nữ sinh tập trung đến các sự kiện tư vấn hướng nghiệp được xây dựng trên nền tảng online. Đầu năm nay, YEO tiếp tục tổ chức thành công sự kiện hướng nghiệp online cho khoảng 300 học sinh THPT. Diễn giả là những người trẻ thành công trong nhiều lĩnh vực như thiết kế thời trang, giáo dục, báo chí…
Anh Lương Tiến Hiệp, đồng sáng lập tổ chức Vietnam Coach Hub, là chuyên gia khai vấn hướng nghiệp, giữ vai trò cố vấn cho một số sự kiện của YEO. Anh Hiệp đánh giá hướng nghiệp khó, ngay ngành giáo dục cũng đau đầu trong cách tiếp cận nên Linh đã rất can đảm khi bước vào lĩnh vực này. Em năng động, nhiệt huyết và luôn đặt mục tiêu cống hiến cho cộng đồng. “Linh đang đi đúng với lĩnh vực em có thế mạnh, nhưng cần thêm người đồng hành để có thể phát triển hơn nữa vì đây là mảng tương đối mới ở Việt Nam”, anh Hiệp chia sẻ.
Trong khi phải đảm bảo công việc tại YEO, Linh vẫn đạt thành tích học tập trên trường với kết quả 3,73/4 trong năm thứ ba, trở thành diễn giả của TEDxDAV, chương trình diễn thuyết toàn cầu do Học viện Ngoại giao mua bản quyền. Với trải nghiệm của bản thân trong quá trình giúp học sinh tìm ra đam mê, Linh dành bài diễn thuyết để nói về tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp từ sớm. Nữ sinh cũng đạt 8.5 IELTS Speaking và là một trong những gương mặt đại diện Việt Nam tham dự Asia World Model United Nations tại Bangkok năm 2019.
Tháng 5 vừa rồi, YEO đã hoàn thành chương trình cho 43 học sinh trong 8 ngày và tiếp tục triển khai sự kiện cho hơn 70 học sinh THPT vào tháng tới. Trong hơn một năm hoạt động, YEO đã hỗ trợ hơn 200 học sinh mọi lứa tuổi. Linh đặt mục tiêu mở rộng YEO Vietnam, kêu gọi vốn để tham dự các cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên. Sau này, nữ sinh ấp ủ mang YEO đến các tỉnh, thành và hỗ trợ được 1.000 học sinh, phụ huynh trên cả nước trong một năm tới đây.
“Giáo dục hướng nghiệp cũng là lĩnh vực mình dự định học chuyên sâu ở bậc thạc sĩ. Vì không muốn sau này hối hận, làm chưa hết sức, mình sẽ theo đuổi dự án này đến cùng”, Linh khẳng định.
Cơ hội vào trường tốp 1 ngay từ lớp 10
Theo Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025, mỗi năm TP.HCM sẽ giảm 3% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập để thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS.
Phòng thực hành Ngành Bảo dưỡng công nghiệp tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM
Năm nay sẽ có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS rẽ hướng học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đây là mục tiêu đúng đắn và phù hợp trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM đang thiếu hụt trầm trọng. Trong hàng loạt các giải pháp phân luồng sau THCS, nâng chất nguồn nhân lực mô hình đào tạo 9 cộng Cao đẳng đang được triển khai tại các trường Cao đẳng được xem là chìa khóa mở cho vấn đề này.
Hệ 9 Cao đẳng chất lượng cao?
Theo các chuyên gia, ưu điểm của chương trình này là người học vừa hoàn thành chương trình THPT vừa lấy được bằng CĐ-ĐH trong thời gian ngắn và sớm gia nhập thị trường lao động. Hệ 9 cộng Cao đẳng còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế...
Hiện nay không chỉ có chương trình 9 cộng Cao đẳng, vài trường còn đang triển khai cả chương trình đào tạo 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao. Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM (ICH) là một ví dụ thành công cho việc triển khai mô hình này.
Chương trình đào tạo 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao là chương trình đào tạo học song song văn hóa rút gọn 7 môn với Cao đẳng được chuyển giao từ các trường Đại học uy tín ngay từ lớp 10 như: ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Bách Khoa TP.HCM. Đây là chương trình dành cho các học sinh học ở bậc THCS và muốn vào đại học sớm.
Ưu điểm của chương trình này so với chương trình học truyền thống theo Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM là học sinh theo học chương trình này năm 19 tuổi đạt được bằng Cao đẳng chính quy chất lượng cao và bằng THPT. Đến năm 20,5 tuổi lấy bằng đại học uy tín hệ chính quy.
Cơ hội lấy bằng đại học chính quy của trường uy tín nhanh nhất
Lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM Trường Cao đẳng Quốc Tế TP.HCM
Hiện Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM đang có chương trình 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao ngành: Kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp của Trường ĐH Bách Khoa- ĐHQG TP.HCM.
Chương trình này đảm bảo rằng học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Quốc Tế TP.HCM sẽ được hỗ trợ giảng dạy. thực hành và học tiếp lên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Sinh viên được cung cấp các kiến thức về bảo dưỡng công nghiệp và các kiến thức cơ điện như cơ khí, vẽ kỹ thuật, hàn, cơ khí, khí nén, thủy lực, lạnh - điều hòa, tự động hóa, điện và điện tử.
Khối lượng thực hành của các môn học cơ điện chiếm từ 50 - 70% ngay tại phòng học của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM giúp cho sinh viên có khả năng thực hành và có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Với Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, ICH hiện có sự hợp tác đào tạo khá nhiều về khối ngành kinh tế như: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị nhà hàng khách sạn, Hướng dẫn viên du lịch, Kinh doanh quốc tế, Marketing thương mại.
Sau khi học khối ngành kinh tế, sinh viên sẽ cung cấp những kiến thức sâu rộng về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài. Từ đó, sinh viên có thể nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học chính từ trường đại học uy tín.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM
Lập thân sớm hơn với hướng đi 9 cộng Cao đẳng
Theo các chuyên gia về thị trường lao động, uy tín của một trường ĐH-CĐ được đo lường bởi hai yếu tố chính: chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Hiện nay, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường của Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM là 100%.
Cụ thể, ngoài việc cam kết đầu ra việc làm với từng sinh viên, sinh viên theo học tại ICH còn được bổ trợ, bồi dưỡng khả năng tiếng Anh theo chuẩn Cambridge và tin học quốc tế MOS miễn phí. Đây có thể xem là thế mạnh nguồn nhân lực ICH ba năm trở lại đây khi sinh viên ra trường luôn được các Doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao.
Bạn Nguyễn Thị Mỹ Ngân, học sinh Trường THCS Bình Tân
Đặc biệt, ICH còn rất chú trọng đẩy mạnh chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập, nghiên cứu và trao đổi nhằm nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm. Đây cũng là mục tiêu phát triển chiến lược của Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM trong quá trình hội nhập Quốc tế.
Chia sẻ lý do chọn ICH để theo học, em Nguyễn Thị Mỹ Ngân, học sinh Trường THCS Bình Tân nói: "Sau khi hoàn thành kỳ thi chuyển cấp và đạt được số điểm khá cao trong kỳ thi vừa qua. Với số điểm này em đủ khả năng vào một trường công lập, nhưng em được biết ICH với môi trường học thân thiện, thầy cô nhiệt tình và đa phần là tiết thực hành giúp giảm tải việc học văn hóa nên em quyết định chọn ICH là nơi học tập và trải nghiệm với nghề nghiệp sớm hơn".
Điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ, cao nhất 27,75 Ngành Tiếng Nga khối D2 có điểm chuẩn cao nhất là 27,75, tiếp đến là Tiếng Nhật khối D6 là 27,11. Cách đây ít phút, trường THPT chuyên Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo kết quả và điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10. Theo đó, thí sinh sử dụng mã tra cứu để tra kết quả...