Nữ sinh đặc biệt của ĐH Bách khoa được Bộ trưởng tặng quà
Trải qua bao khó khăn, cô học trò khuyết tật Đinh Phương Nam đã trở thành tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.
Năm nay, trong số các tân sinh viên nhập học ĐH Bách khoa Hà Nội có em Đinh Phương Nam. Mặc dù khuyết tật không đi lại được, với ý chí và nghị lực phi thường, em đã trúng tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội.
Tại lễ khai giảng năm học 2017-2018 của ĐH khoa Hà Nội diễn ra sáng nay (24/8), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi lời động viên đến em và trao tặng một phần quà nhỏ với mong muốn, em sẽ tiếp tục nỗ lực trên những chặng đường tiếp theo.
Đường đến giảng đường của Đinh Phương Nam trải qua rất nhiều khó khăn vất vả.
Với số điểm 3 môn Toán, Vật lý, Ngoại ngữ đạt 25,5 (chưa kể điểm cộng vùng, điểm cộng là người khuyết tật) cùng với 3 năm đều là học sinh giỏi, Đinh Phương Nam được xét thẳng vào khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đây thực sự là niềm vui rất lớn với cô gái có đôi chân không lành lặn.
Cuối năm lớp 9, Phương Nam mắc phải căn bệnh u tủy sống, can thiệp phẫu thuật cắt bỏ khối u đã khiến đôi chân của em trở nên “im lặng”. Em phải ra vào bệnh viện thường xuyên để điều trị.
Chính vì vậy, việc học của em bị gián đoạn. Phương Nam phải nghỉ học hai năm để ở nhà chữa bệnh. Nhưng rồi em vẫn quyết định thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong.
Những ngày đầu đi học lớp 10, gia đình đã quyết định thuê nhà trọ gần trường để em thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Thời gian này, mẹ là người đồng hành cùng em trên con đường tới trường hàng ngày. Tuy nhiên, khi đã quen với môi trường học tập, em đã xin phép bố mẹ cho em được tự đi lại trên chiếc xe lăn điện từ nhà tới trường
Video đang HOT
Sự tảo tần chăm sóc, động viên của mẹ cùng niềm tin, hy vọng, kiên trì của bố đã giúp Phương Nam tự tin mở ra cánh cửa mới cho tương lai mình. Phương Nam là trường hợp khuyết tật thuộc diện xét tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội.
Để trở thành sinh viên của trường đại học danh giá, nữ sinh đặc biệt này đã phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Không chỉ vượt lên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà em phải chiến đấu với chính mình bằng việc vượt qua rất nhiều mặc cảm, những ánh mắt thương hại từ mọi người.
Phương Nam chia sẻ thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều, khiêng cả em và xe lên lớp học ở tầng cao. Chính nhờ sự động viên của mọi người, em thấy mình càng phải cố gắng hơn.
Dù biết học khối kỹ thuật sẽ vất vả, em sẽ cố gắng hết sức mình. Em nghĩ không có gì là không thể, chỉ cần cố gắng thì mình sẽ làm được. Nhà em có hai anh em đều thích Bách khoa. Anh trai em không đỗ được vào Bách khoa nên em quyết tâm đặt ra mục tiêu phải học thật tốt để vào Bách khoa.
Khi được hỏi lý do em chọn chương trình công nghệ thông tin Việt – Nhật, Phương Nam cho biết từ nhỏ, em đã thích công nghệ thông tin. Hơn nữa, khi em bị liệt cả hai chân, việc học ngành này sẽ dễ dàng nhất trong các ngành và mang lại cho em nhiều cảm hứng nhất. Đặc biệt là em cũng rất thích tiếng Anh nên em càng có động lực để lựa chọn chương trình Việt – Nhật.
Là tân sinh viên của ĐH Bách khoa là niềm vui lớn đối với Phương Nam. Tuy nhiên, mọi người vẫn lo lắng trước chặng đường học tập phía trước của cô gái đầy nghị lực này.
Anh Đinh Văn Đông – cha của Phương Nam – trăn trở: Con bị liệt từ bụng xuống chân nên bắt buộc phải có người giúp con các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Thuê một người ở cùng con để lo việc ăn ở của con thì không khó nhưng lo những vấn đề khác cho con thì thực sự không đơn giản.
Với tình trạng sức khỏe của con, chỉ có thể ở ký túc xá cho tiện việc đi lại. Tuy nhiên, con không thể ở cùng các bạn khác nên phải thuê một phòng riêng cho con. Việc con đi học xa nhà khiến vợ chồng tôi không yên tâm.
“Ban đầu, chúng tôi định hướng cho con học ở trường ngay thành phố Nam Định nhưng con không chịu. Ước mơ của con là được học công nghệ thông tin và con chỉ có duy nhất nguyện vọng ấy nên dù khó khăn, tốn kém thế nào chúng tôi cũng giúp con thực hiện.
Con đã rất thiệt thòi nên chúng tôi chỉ mong con được làm những điều con thích, được sống vui nhất có thể”.
Theo Vân Anh / Giáo Dục & Thời Đại
Bộ trưởng GD&ĐT gửi thư khen các đoàn thi Olympic quốc tế
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa gửi thư khen ngợi các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế Toán học, Vật lý và Hóa học năm 2017.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Tôi rất vui mừng khi nhận được báo cáo kết quả của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế Toán học, Vật lý và Hóa học năm 2017 đã đạt được thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi nhiệt liệt chúc mừng các em học sinh đã dành được những tấm huy chương cao quý, làm rạng danh trí tuệ Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế".
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chúc mừng và trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, phụ huynh đã luôn quan tâm, dìu dắt và hy sinh thầm lặng để các em có được thành tích này.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thành tích của các em đã thể hiện phẩm chất, trí tuệ của học sinh Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của học sinh, các thầy cô giáo tham gia tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua. Nó đồng thời cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục nhằm nâng cao thành tích của các đội tuyển Việt Nam tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.
Ông Nhạ cho rằng kết quả này một lần nữa khẳng định những đổi mới đúng hướng mà ngành giáo dục đã và đang triển khai, trong đó có chủ trương phát triển song song giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn, nhằm phát huy tài năng của học sinh có năng khiếu vượt trội, góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
Trước đó, thông tin từ Indonesia cho biết 5 học sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế đều đoạt giải, trong đó có 4 huy chương vàng, một huy chương bạc.
5 học sinh dự Olympic Vật lý quốc tế đều đoạt giải. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Bốn học sinh giành huy chương vàng là: Đinh Anh Dũng, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Tạ Bá Dũng, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thế Quỳnh, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình và Trần Hữu Bình Minh, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Phan Tuấn Linh, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, giành huy chương bạc. Đoàn Việt Nam đứng thứ 5, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Singapore.
Trong khi đó, đội tuyển Việt Nam cũng đạt thành tích cao nhất trong lịch sử dự thi Olympic Toán quốc tế với 4 Huy chương vàng.
Thầy và trò đoàn Việt Nam dự IMO lần thứ 58 năm 2017. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Các học sinh đạt huy chương vàng là: Hoàng Hữu Quốc Huy (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu, 35 điểm); Lê Quang Dũng (THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, 28 điểm); Nguyễn Cảnh Hoàng (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, 28 điểm); Phan Nhật Duy (THPT chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, 25 điểm).
Đặc biệt, Hoàng Hữu Quốc Huy cùng 2 thí sinh khác (từ Iran và Nhật Bản) có điểm số cá nhân cao nhất IMO 2017.
Kết quả của đội tuyển Olympic Hóa học năm nay cũng cao nhất từ trước đến nay. Bốn thí sinh của đoàn Việt Nam dự thi Olympic Hóa học tại Thái Lan đều đoạt huy chương, bao gồm 3 huy chương vàng và một huy chương bạc.
Trong đó, Đinh Quang Hiếu (lớp 12, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 12, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), Phạm Đức Anh (lớp 11, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đoạt huy chương vàng.
Huy chương bạc thuộc về em Hoàng Nghĩa Tuyến, học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo Zing
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Không bỏ biên chế với giáo viên' Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, giáo viên cần được quản lý, đánh giá năng lực một cách thực chất, nghiêm túc, không phải ở câu chuyện giữ hay bỏ biên chế. Khẳng định không có chủ trương bỏ biên chế giáo viên của lãnh đạo Chính phủ trước cử tri, đại biểu Quốc hội đã giải toả tâm tư, nỗi lo...