Nữ sinh con nhà nông vừa lên Đại học 1 tháng được bố mẹ đầu tư 32 triệu: Mua đầy đủ xe máy, laptop
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học có lẽ là ngày vui nhất của các cô cậu học trò sau 12 năm đèn sách miệt mài. Cùng chung niềm vui ấy là các bậc phụ huynh, những người đã dõi theo chặng đường học tập của con.
Nhưng cũng từ đây, niềm vui gắn liền với những khó khăn và thử thách khác, khi con cái bước sang một chặng đường mới cần nhiều sự đầu tư hơn.
Ảnh minh họa
Mới đây, một bài đăng của nữ sinh năm nhất Đại học đã nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên mạng. Bài viết nói về những chi phí đầu tiên khi từ quê lên thành phố nhập học. Nội dung cụ thể như sau:
‘Nhà em có 5 người, gia đình thuần nông, bố mẹ ở nhà ngoài nông dân còn nuôi thêm đôi lợn với gà. Bố mẹ suốt bao năm đi làm kiếm tiền nuôi 5 miệng ăn, chẳng dư ra được đồng nào, có chút tiền mua sắm cái này cái kia, toàn thứ cần như quần áo, giày dép.
Mặc dù đã đi học được 1 tháng nhưng hôm nay em mới giật mình nhìn lại số tiền bố mẹ đã đầu tư cho việc học đại học.
Tiền trọ 3 tháng là 2,4 triệu, cọc thêm 1 triệu là 3,4 triệu (em ở 3 người, mỗi người 800 nghìn/1 tháng, phòng cũng bé nhưng được cái tự do giờ giấc để em đi làm). Tiền học 1 kì nộp là hơn 7 triệu, tiền đóng các khoản khác đầu năm 1 triệu.
Tiền mua 1 chiếc xe máy, mua lại thôi, là 9 triệu. Bố mẹ bảo mua xe như thế đi cho tốt, chứ cũ quá đi hay hỏng mất thời gian, mất công việc, mất cả tiền. Tiền mua 1 chiếc laptop sau khi trừ khuyến mại các thứ là hơn 8 triệu, thật ra giá hơn 10 triệu. Tiền ăn tiêu vặt tháng đầu tiên, bố mẹ đưa em 3 triệu bảo là để dư ra 1 chút để nhỡ có việc gì.
Video đang HOT
Em chợt tính tổng lại: 3,5 8 9 8.5 3 = 32 triệu. Em không biết với mọi người khoản tiền này thế nào nhưng với gia đình em, chưa bao giờ nhà em tiêu 1 khoản tiền lớn như vậy, kể cả ốm đau hay mua đồ đắt nhất cũng chỉ 10 triệu đổ lại. 32 triệu thì trong đó bố mẹ em vay người thân 15 triệu.
Giờ em thấy thương bố mẹ lắm, em cũng đang đi xin việc rồi. Xong em nghĩ nhà chẳng có tiền mà còn học đại học, đây mới chỉ là chi phí mới lên, sau này còn sách vở, học thêm tiếng Anh.
Đến bao giờ mới có thể tự lo cho được bản thân, rồi lo cho bố mẹ. Em rất phục những anh chị mới lên đại học mà đã tự lo đc cho bản thân, bây giờ em chỉ mong muốn đơn giản là…lo được cho bản thân trước đã…có anh chị nào từng cảm thấy như em không, anh chị đã làm như thế nào ạ?’
Ảnh minh họa
Ngay khi chia sẻ, bài đăng này nhận về nhiều sự đồng cảm, đặc biệt là từ những bạn sinh viên có cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên, vẫn có những bạn đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của một số nhu cầu mà cô nữ sinh đã liệt kê trong bài chia sẻ.
- Bố mẹ tớ cũng làm nông, tớ nhập học là bố khăn gói đi cùng. Lên thành phố may mắn được ở ký túc xá nên phần chi phí phòng ốc cũng bớt một phần. Năm đầu nên tớ nói bố mẹ chưa nên mua máy tính, để xem tình hình thế nào rồi sang học kỳ 2 mua cũng được. Ngót nghét cũng hơn 20 triệu đó.
- Gia cảnh khó thì chọn ở kí túc xá, công việc làm thêm loanh quanh gần trường là đỡ được cái xe, tiền trọ ngoài cũng đắt hơn kí túc, không biết các trường khác như nào chứ trường mình 1 phòng 8 người có 160k 1 tháng.
Năm đầu cũng không phải cần lap, mình học năm 2 rồi trong lớp vẫn đầy người không có. Những người có lap chủ yếu là làm slide bài tập nhóm thôi.
- Hai khoản đắt nhất là laptop và xe máy thì là 2 khoản chưa cần cho năm nhất luôn… Có thể sang năm 2 3 từ từ mua cũng được, ba mẹ không cần vay mượn rồi.
Câu chuyện của nữ sinh năm nhất có lẽ là câu chuyện chung của nhiều sinh viên khác. Thế mới cảm nhận được tình yêu thương bao la của bố mẹ dành cho con cái. Dù vậy, ‘bố mẹ thương con là đúng, nhưng nên biết chọn những thứ thật sự cần và phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Những thứ không cần thiết lắm thì từ từ rồi sắm sửa sau vẫn tốt hơn’ – bạn T.Q chia sẻ.
Đau xót gia đình nông dân Nghệ An mất 10.000 con gà sau 1 đêm lụt
Tình trạng bão lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung đã gây ra không ít thiệt hại về người và của. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng thì đã có tới hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, hoa màu, gia cầm, gia súc cũng bị lũ cuốn trôi rất nhiều.
Khi cơn bão số 9 đi qua, 1 gia đình thuần nông ở Nghệ An đã mất trắng 10.000 con gà chỉ sau 1 đêm lụt lội. Hình ảnh này khiến ai nấy đều xót xa vô cùng!
Bài đăng gây chú ý trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Toàn bộ tài sản mất trắng sau một đêm bão
Mới đây, các trang mạng xã hội đã đồng loạt chia sẻ hình ảnh đàn gà của gia đình anh N.Đ.N. ở xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An không còn con nào sống sót chỉ sau 1 đêm lũ về. Được biết, đàn gà của anh N. tổng cộng hơn 10.000 con và chỉ còn 2 tuần nữa là xuất chuồng nhưng nay đã không còn gì nữa.
Số gia cầm đó là nguồn thu nhập chính của gia đình người nông dân ở Nghệ An, nay đã mất trắng. Theo chia sẻ của cộng đồng mạng thì gia đình anh đã quyết định cho bà con số gà đó, ai muốn lấy cứ đến lấy, số còn lại sẽ mang đi chôn chứ không bán. Được biết, gia đình anh N. cũng đã đóng góp nhiều công sức và tiền để ủng hộ bà con trong đợt lũ vừa qua.
Đàn gà khoảng 10.000 ngàn con không còn sống sót. (Ảnh: Nghệ An)
Số gà này đã không thể sống nổi vì lạnh sau 1 đêm lũ về. (Ảnh cắt từ clip)
Gia đình anh N. sẽ cho mọi người, số còn lại mang đi chôn. (Ảnh cắt từ clip)
Cư dân mạng bày tỏ sự cảm thông
Thông tin và hình ảnh đàn gà - nguồn thu nhập chính của gia đình nông dân ở Nghệ An được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Tất cả đều để lại những dòng bình luận bày tỏ sự xót xa, cảm thông và dành lời động viên cho gia đình anh.
- "Thật sự quá xót xa, toàn bộ tài sản mất hết rồi còn đâu".
- "Thương người nông dân quá, chỉ sau 1 đêm mà mất trắng".
- "Nhiều gia đình ở miền Trung cũng mất gà, vịt và phải rao bán trên mạng xã hội với giá rẻ, thật sự rất thương luôn".
- "Chỉ sau 1 đêm, bão lũ đã cuốn đi tất cả".
Những bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Chứng kiến cảnh tượng 10.000 con gà của gia đình nông dân ở Nghệ An đều không còn do ảnh hưởng của bão lũ, tất cả mọi người đều cảm thấy xót xa vô cùng. Cầu mong mọi khó khăn sớm qua đi và bình yên sẽ trở lại.
Người cha vừa ru con nhỏ vừa dõi theo con lớn nhập học: Bố mẹ vẫn luôn chờ đợi chúng ta như thế! Dù ngày mưa hay ngày nắng, dù sớm dù muộn, ta vẫn bắt gặp ánh mắt các bậc phụ huynh lo lắng, ngóng đợi, dõi theo con em mình ở bất cứ nơi đâu. Thời gian qua, hàng ngàn bạn tân sinh viên trên khắp mọi miền đất nước đều tất bật đổ dồn về các thành phố lớn, hoàn tất thủ tục...