Nữ sinh bị từ chối vào trường công an vì án tích của mẹ
Mẹ của Ly đã được TAND thành phố Vinh (Nghệ An) xóa án tích, nhưng em vẫn bị từ chối nộp hồ sơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Nữ sinh này đã viết đơn gửi các cấp ngành xem xét.
Ngày 29/7/2016, khi hay tin mình bị Hội đồng tuyển chọn Công an tỉnh Nghệ An từ chối nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân. Nữ sinh Trần Hương Ly (SN 1997, nguyên học sinh lớp 12A8, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) đã viết đơn gửi đến lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân, Giám đốc công an tỉnh Nghệ An mong được xem xét.
Tại cuộc trao đổi với phóng viên, Ly cho biết: “Từ lúc còn nhỏ, cháu đã yêu thích ngành công an nên lớn lên luôn mong muốn được phục vụ trong ngành. Khi chứng kiến những chiến công của các chú công an làm cháu cảm phục hơn”.
“Đó chính là động lực cho cháu cố gắng học tập tốt, đạt thành tích cao. Hàng ngày, nề nếp sinh hoạt của cháu cũng mô phỏng theo giờ giấc làm việc của công an. Nhưng khi nộp hồ bị từ chối, cháu buồn lắm”. Giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt nhỏ nhắn của nữ sinh này.
Nữ sinh Trần Hương Ly và mẹ. Ảnh: Tiền Phong.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Ly đăng ký dự thi vào chuyên ngành Luật, Học viện Cảnh sát Nhân dân khối D. Kết quả kỳ thi của Ly với các môn: Toán 9,0; Tiếng Anh 9,05; Ngữ Văn 7,5; khu vực ưu tiên 0.5. Tổng điểm 26,05 điểm. Được biết, với số điểm này, Ly trở thành nữ sinh khối D có điểm số cao nhất cụm thi Nghệ An.
Ngày 21/7/2016, Ly được cán bộ Đội tổ chức Công an thành phố Vinh thông báo Hồ sơ dự tuyển không được Hội đồng tuyển chọn Công an tỉnh Nghệ An đồng ý và cho gửi kết quả vào Học viện Cảnh sát nhân dân với lý do: Năm 2010, mẹ cháu là Hoàng Thị Ngân bị xử án tù treo vì vi phạm pháp luật về tội: “Sản xuất hàng giả là thực phẩm”.
> Trượt trường khối Công an vì lý lịch
“Hiện giờ cháu rất suy sụp tinh thần, trước khi nộp hồ sơ cháu được biết là trường hợp vi phạm của mẹ cháu là không hiểu biết pháp luật, quá trình làm bột mì cho công ty không làm đúng quy trình sang chiết nên sai phạm. Tuy nhiên, do thân nhân tốt nên mẹ cháu được hưởng án treo” Ly buồn bã cho biết thêm.
Video đang HOT
Nói về vấn đề này, bà Hoàng Thị Ngân (Mẹ của Ly, trú tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh) cho biết: “Từ khi tôi bị án treo, luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của nhà nước, của địa phương nơi cư trú nên đã được xóa bỏ án tích theo quy định”.
Ngày 1/4/2016, ông Trần Anh Sáng (Phó chánh án TAND thành phố Vinh) đã ký quyết định xóa án tích cho bà Ngân bởi những thành tích mà bà Ngân đã đạt trong các quá trình phá án chống hàng giả trên địa bàn.
Trước đó, bà Ngân đã được Tòa án nhân dân thành phố Vinh xóa án tích. Ảnh: Tiền Phong.
Cô giáo Nguyễn Thị Mai (GV chủ nhiệm Ly) cho biết: “Em ly là một học sinh có đạo đức tốt, luôn có thức cầu tiến bộ, có ý thức tìm tòi để nâng cao ý thức. Ngoài ra, em còn là cán bộ lớp gương mẫu, luôn hoàn thành xuất sắc công việc tập thể”.
Đồng quan điểm với cô giáo Mai, thầy Cao Thanh Bảo (Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) cũng kính mong các ban ngành giúp đỡ em Ly được xét tuyển.
Cuối đơn gửi các cấp, ban ngành an ninh, Ly bày tỏ: “Đến nay hạn nộp hồ sơ đăng ký đã xét tuyển vào trường Học viện Cảnh sát Nhân dân đã gần hết hạn.
Vì vậy, cháu viết đơn này tha thiết kính mong bác quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho cháu được nộp kết quả và hồ sơ dự tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân năm 2016 để cháu thực hiện ước mơ hoài bão của mình là phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Nếu được trúng tuyển cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người Công an Nhân dân vừa hồng, vừa chuyên, góp sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước”.
Theo Cảnh Huệ/Tiền Phong
Lưu ý thí sinh thi trường công an về án tích người thân
Thiếu tướng Bùi Minh Giám đề nghị, thí sinh thi trường công an và gia đình cần đề cao ý thức tự giác, khai báo trung thực, rõ ràng để công an tiến hành xác minh lý lịch thuận lợi.
Năm 2015, một số thí sinh đạt điểm cao nhưng không đủ điều kiện nhập học trường công an vì vướng lý lịch (không khai án tích của người thân).
Một trong số đó là em Bùi Kiều Nhi (Quảng Bình), đạt 29 điểm khối C nhưng không đủ điều kiện vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân, vì bố của nữ sinh (đã mất năm 2013) từng phạm tội, bị phạt tù treo từ năm 1992.
Sau trường hợp của Kiều Nhi, một số thí sinh khác vướng lý lịch, được công an của các địa phương rà soát và báo cáo cấp trên xem xét, xử lý.
Học viên tại Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ảnh: Anh Tuấn.
Khai báo trung thực
Thiếu tướng Bùi Minh Giám - Cục trưởng Cục Đào tạo, Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân - cho biết, thí sinh cần chú ý vấn đề án tích của người thân. Năm 2016, Bộ Công an có chỉ đạo cụ thể đến công an cấp cơ sở về quy trình, thủ tục thực hiện công tác sơ tuyển, trong đó có hướng dẫn thí sinh khai hồ sơ lý lịch rõ ràng, chi tiết.
Công an địa phương sẽ thẩm tra lý lịch, nếu đủ điều kiện mới nhận đăng ký xét tuyển và trả lời trước 10/8 (ngày 12/8 kết thúc đợt 1 đăng ký xét tuyển).
Thiếu tướng Bùi Minh Giám đề nghị thí sinh và gia đình cần đề cao ý thức tự giác, khai báo trung thực để công tác thẩm tra, xác minh thuận lợi, tránh trường hợp như thí sinh Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân lưu ý các thí sinh: Bộ Công an đã có Thông tư số 53 ngày 15/8/2012, quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, kể cả tuyển mới.
Bộ cũng đã có thông tư hướng dẫn rất rõ, trong đó đề cập những trường hợp có thân nhân bị tòa tuyên phạt dưới 3 năm tù hoặc cho hưởng án treo và đã được xóa án tích.
Trừ trường hợp phạm các tội như xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm ma túy... đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, nếu hiện thân nhân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật thì công an các địa phương báo cáo Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân để xem xét, kết luận.
Những trường hợp nằm trong diện nói trên, công an tỉnh phải có văn bản báo cáo, Bộ Công an sẽ xem xét, trường hợp nào chiếu cố được sẽ giải quyết.
Một số băn khoăn của thí sinh
Trước thắc mắc của học sinh có thể đăng ký đồng thời một trường công an, một trường quân đội, thiếu tướng Bùi Minh Giám giải đáp: Quy chế của Bộ GD&ĐT cho phép mỗi thí sinh được đăng ký hai nguyện vọng. Như vậy, học sinh có quyền đăng ký cả vào trường công an và quân đội, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện sơ tuyển.
Một số học sinh khác băn khoăn có thể nộp xét tuyển vào trường công an và trường ngoài không?
Thiếu tướng Bùi Minh Giám cho rằng, đợt 1 xét tuyển, thí sinh được nộp cả hai trường nhưng phiếu điểm chính chỉ có một. Theo quy chế, sau khi có thông báo trúng tuyển, thí sinh nộp phiếu báo điểm chính tại trường, nếu quá thời gian quy định không nộp coi như không học. Vì vậy, học sinh phải cân nhắc kỹ để chọn lựa.
Thí sinh lưu ý, kết quả tuyển sinh vào trường công an chỉ công bố chậm hơn trường ngoài vài giờ đồng hồ, vì vậy không làm mất cơ hội của các em.
Theo Zing
Thí sinh có thể 'thi đường vòng' vào ngành Công an Nếu không thi vào các trường khối Công an, thí sinh có thể học ngành Luật, Bác sĩ, Kinh tế... để sau khi ra trường vẫn có cơ hội thi tuyển vào lực lượng Công an Nhân dân. Nhiều năm nay, khối trường Công an thu hút đông thí sinh đăng ký xét tuyển. Năm 2016, chỉ tiêu xét tuyển giảm gần 50%,...