Nữ sinh bị đánh hội đồng vì lý do từ trên trời rơi xuống
“Chảnh”, “nhìn đểu” là lý do mà nhiều nữ sinh bị chính nhóm bạn trong lớp đánh hội đồng, thậm chí có em phải bỏ mạng.
Đánh nhau vì trêu đùa, nhìn thấy đã ghét
Những ngày qua, clip 7 học sinh, trong đó có lớp trưởng ở Trà Vinh dùng ghế đánh bạn được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, sau 2 tháng xảy ra, nhà trường và gia đình mới biết sự việc.
Trong clip, nạn nhân khóc nức nở khi liên tiếp bị nhóm bạn đánh tới tấp, cầm ghế nhựa đập vào đầu. Nạn nhân là em Nguyễn Thị Hồng P. cho biết, trước giờ học, lớp trưởng Trương Thúy V. sai P. đi mua đồ nhưng em từ chối. Cho rằng bạn chảnh nên V. tổ chức đánh hội dồng.
P. kể lại: “Các bạn thay nhau tát, giật tóc, đấm, đá, đập ghế vào đầu khiến em chảy máu cằm. Lúc đó, em cố gắng van xin mọi người đừng đánh và cứu em nhưng không ai giúp. Chỉ đến khi một số bạn hét lên &’Nó bị chảy máu be bét rồi kìa’, cả nhóm mới dừng lại”.
Nữ sinh đánh bạn ở Trà Vinh. Ảnh: Cắt từ clip.
Trước đó, không ít vụ việc nữ sinh hành hung bạn được quay clip và tung lên mạng xã hội. Ngày 14/10/2014, clip ghi lại cảnh nữ sinh An Giang đánh đập, kéo lê trên đường dài gần 9 phút với lý do: “Thích thì đánh, nhìn mặt bạn đã thấy ghét”, “Mình ghét đứa nào cho leo cây lắm”.
Video đang HOT
Trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp xác nhận vụ việc xảy ra từ ngày 6/10. Theo thầy Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng cho biết, nhóm bạn tên Dung (An Giang) rủ bạn bè sang đánh em Huyền (Đồng Tháp). Hai học sinh này có mâu thuẫn từ trước qua tin nhắn điện thoại.
Cũng trong năm 2014, clip ghi lại cảnh học sinh nữ hỗn chiến giữa đường, lột nội y của nhau khiến dư luận bức xúc. Các em thuộc trường THPT Bãi Cháy (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh). Theo bản tường trình, nguyên nhân của vụ ẩu đả xảy ra ngày 1/4 chỉ vì… trêu đùa.
Học sinh đánh bạn, lột nội y vì trêu đùa. Ảnh: Cắt từ clip.
Nghiệm trọng nhất là trường hợp nữ sinh đánh bạn đến tử vong xảy ra tháng 10/2013, tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Cô gái 17 tuổi vác guốc đánh bạn đến chấn thương sọ não, tụ máu gáy vì lý do nghĩ mình bị… nhìn đểu.
Nằm ngoài sức tưởng tượng
Hàng loạt nguyên nhân “từ trên trời rơi xuống” khiến học sinh đánh nhau khiến người lớn bất ngờ và lo lắng.
Xem clip 7 học sinh đánh bạn tại Trà Vinh, MC Trấn Thành tâm sự: “ Sao lại có những đứa trẻ còn trên ghế nhà trường tra tấn bạn một cách dã man, không thương tiếc chỉ vì lý do ‘chảnh’?”.
Đây cũng là câu chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của GS Văn Như Cương. Ông cho biết: “Nhóm bạn cư xử nhẫn tâm, hung bạo với học sinh cùng lớp là không thể chấp nhận. Các em được dạy kính thầy, yêu bạn nhưng lại sử dụng nắm đấm, bạo lực như vậy, rất nguy hiểm”.
GS Văn Như Cương cho rằng việc học sinh đánh nhau nằm ngoài sức tưởng tượng.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội nhận định, trong giai đoạn đang hoàn thiện nhân cách, tâm lý học sinh chưa ổn định. Nhiều trường hợp đánh nhau chỉ vì xô xát nhỏ, trước câu nói không đáng để tâm.
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm: “Việc học sinh đánh nhau trong nhà trường thế hệ nào cũng có. Nhưng ở đây chúng ta quan tâm đến chuyện, khi hỗn chiến xảy ra, học sinh xung quanh không ai can ngăn, thậm chí còn tung clip với thái độ thích thú. Nhà trường ở đâu để sau khi hai tháng mới biết sự việc?”.
Với góc nhìn gần gũi, TS Vũ Thu Hương – Khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ về cách mỗi gia đình phòng tránh bạo lực học đường. Theo đó, TS Thu Hương cho rằng, người lớn cần làm gương trong hành vi ứng xử với con cái.
Đó là hạn chế tối đa khi xử lý mâu thuẫn ở trong nhà, ngoài ngõ. Bởi trẻ em sẽ bắt chước rất nhanh cách giao tiếp “giang hồ” này. Phụ huynh cũng nên tránh tuyệt đối những vụ can thiệp như đòi gặp thầy cô để giành quyền công bằng cho con. Các em sẽ có tâm lý được “bảo kê” và dễ coi thường giáo viên. Như vậy, người lớn đã đẩy trẻ em trượt tiếp trên con đường bạo lực.
Ngoài ra, mỗi gia đình cần thanh lọc các bộ phim hoạt hình, tủ sách bạo lực. TS Hương lưu ý gia đình hãy làm bạn cùng con và dạy trẻ không nên làm phiền người khác.
Theo Zing
Giáo viên phải là nhà tâm lý học đường (04/02/2015)
Nhân khảo sát Bộ GD&ĐT công bố mới đây, có hơn 93% HS, SV gặp phải khó khăn về tâm lý học đường nhưng không biết tìm ai để chia sẻ, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng mỗi trường cần có phòng tư vấn, chú trọng đào tạo tâm lý học đường cho giáo viên (GV).
TS. Nguyễn Tùng Lâm Đào tạo tâm lý cho GV Trao đổi với PV báo Đại Đoàn Kết TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết những nước phát triển họ rất chú trọng đào tạo rất kỹ cho GV về tâm lý học đường. Nhưng chúng ta lại đào tạo GV rất qua loa và dành chưa đến 10% cho thời gian học nghiệp vụ sư phạm. Do đó, để lĩnh vực tâm lý học đường không bị bỏ ngỏ, bên cạnh việc xây dựng các phòng tư vấn, có các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học cần quan tâm đào tạo cho GV. Có nhiều ý kiến cho rằng HS khi chia sẻ với cán bộ tư vấn tâm lý chuyên trách, các em sẽ đỡ e ngại hơn so với thầy cô chủ nhiệm. Tuy nhiên, thầy Lâm cho rằng phòng tư vấn tâm lý của trường chỉ là nơi cung cấp, giúp đỡ cho GV chủ nhiệm các kiến thức về tâm lý giáo dục để có thể tự giải quyết các tình huống. Những trường hợp đặc biệt, có những tư tưởng lệch lạc thì mới cần đến cán bộ tư vấn... Bởi thực tế, nhiều người được đào tạo tâm lý học ra cũng không làm được vì không có thực tiễn. Thầy Lâm cũng thành thật chia sẻ, trường mình đang thiếu cán bộ tư vấn tâm lý nhưng vẫn chưa tuyển được vì không có ứng viên đáp ứng yêu cầu. "Tôi rất chú trọng trong việc đào tạo tâm lý cho giáo viên. Tôi quan niệm mỗi GV, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải là một "nhà tâm lý". Do đó, tôi thường mời những giáo sư, chuyên gia tâm lý đến hướng dẫn về phương pháp và cách làm cho GV. Đồng thời, các buổi giao ban chủ nhiệm cuối tuần là dịp để GV trong trường chia sẻ những tình huống xảy ra, giải quyết thế nào. Sau đó, tôi sẽ phân tích cho họ trong tình huống này nên giải quyết thế nào, cách giải quyết như vậy có đúng hay sai...", TS. Lâm nói.
Học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng Sẽ đóng cửa nếu ngồi chờ HS đến Trường THPT Đinh Tiên Hoàng triển khai công tác tư vấn cho HS từ năm 1999, riêng hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho HS được đưa vào thực hiện bài bản từ năm 2007 đến nay. Đây là trường có phòng tư vấn tâm lý học đường cho HS đầu tiên và hoạt động bài bản, hiệu quả trong cả nước. Vậy làm sao để phòng tư vấn hoạt động hiệu quả? TS. Lâm cho rằng, tâm lý chung của nhiều người Việt Nam là chưa biết cách giải quyết những cái khó của mình bằng những người giỏi hơn mình. Ví như, không am hiểu luật pháp thì không biết đến hỏi luật sư. Thế nên, không thể ngồi đợi HS tự tìm phòng tư vấn mà các GV khi lên lớp, nếu thấy bất kỳ HS nào có biểu hiện bất thường háy báo xuống phòng tư vấn. "Các cán bộ tâm lý phải chủ chủ động tìm gặp các HS đó để tháo gỡ tâm tư cho các em. Phòng tư vấn của trường tôi nếu đợi các em tự tìm đến tư vấn chắc cũng đóng cửa sớm", ông nói. Vẫn theo TS. Lâm, để tư vấn tâm lý cho HS hiệu quả thì trước hết người tư vấn phải tôn trọng, lắng nghe HS chứ không phải là bắt các em phải làm cái này, cái kia. Bệnh của GV thường mắc phải là toàn nói chứ ít lắng nghe. Trước hết phải nghe học trò nói, nhưng nghe không phải để biết thông tin mà lắng nghe để thấu hiểu, phải đặt mình vào hoàn cảnh của HS đó mới có thể chia sẻ, thông cảm. Từ đó, mới đi đến gợi ý cho HS những giải pháp để vượt qua được những khó khăn. "Tôi nhớ nhất là trường hợp HS lớp 11, nhà có hoàn cảnh khó khăn, chỉ có 2 mẹ con nhưng bị bạn bè rủ rê tụ tập, ăn chơi bỏ bê học hành. Sau khi được tôi lắng nghe và tư vấn đã chặt cả đốt ngón tay út để cam kết với thầy là sẽ thay đổi. Sau đó, HS này đã chăm chỉ học tập và thi đỗ 2 trường ĐH..." TS. Lâm cho rằng, việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường ở các trường công lập còn gặp khó khăn, nhưng nếu người hiệu trưởng linh hoạt vẫn làm được, có thể tuyển dụng một GV tâm lý học và đào tạo để họ dạy môn GD công dân kiêm nhiệm việc tư vấn học đường.
Theo Daidoanket.vn
Sự vô cảm đáng sợ Theo một khảo sát gần đây, hơn 50% giáo viên và phụ huynh cho rằng, bạo lực học đường hiện nay rất phổ biến, dù giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất cách gọi về hiện tượng này. Theo một số nhà nghiên cứu, bạo lực học đường không chỉ gồm các hành vi xâm phạm thể xác. Một số nước dùng khái...