Nữ sinh bị cấm vào lớp vì mặc váy quá ngắn
Hơn chục nữ sinh Trường nữ học Hillview (ở thị trấn Tonbridge, hạt Kent, đông nam nước Anh) vừa bị cấm vào lớp vì mặc chiếc váy mà cô giáo cho là quá ngắn, mặc dù chiếc váy này được mua từ nhà cung cấp chính thức của nhà trường.
Jody Parkin, 12 tuổi, là một trong số 12 nữ sinh Trường nữ học Hillview bị cấm vào lớp hôm thứ 2 tuần trước vì chiếc váy của em có độ dài “không hợp lý”.
Ông Scott, bố của Jody, nói rằng con gái ông không làm gì sai và ông rất phẫn nộ với cách giải quyết của nhân viên nhà trường. Ông cũng nói rằng việc này làm mất thời gian của ông vì nó nhỏ nhặt và không cần thiết.
“Nếu nhà trường thấy rằng chiếc váy quá ngắn, thì họ có thể cho con bé nghỉ học kèm thư giải thích. Đằng này họ cấm con bé vào lớp bởi vì nó đang mặc chiếc váy đồng phục. Thật là nực cười. Con bé chẳng làm gì sai cả” – ông Scott phân trần.
Video đang HOT
Ông Scott nói: “Tôi sẽ không để yên vụ này bởi cách thức nhà trường giải quyết vụ việc. Tôi không có vấn đề gì với chính sách của nhà trường, nhưng tôi không đồng tình với cách thực thi chính sách của họ”.
Ông Scott cũng cho biết ông sẽ mua cho cô con gái Jody váy đồng phục mới. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng đồng phục của nhà trường có vấn đề vì xét theo độ tuổi thì đồng phục này rất nhỏ.
Trong khi đó, bà Elaine Buchanan, hiệu phó nhà trường, cho biết trước lễ Phục sinh, nhà trường đã gửi thư về nhà cho phụ huynh để thông báo rằng nhà trường sẽ thắt chặt quy định đồng phục. Bà hiệu phó cho biết quy định này để giữ danh tiếng cho nhà trường đồng thời để các em giữ tập trung trong khi học và được bảo vệ khi ra khỏi lớp.
Xuân Vũ
Theo Thisiskent
Học sinh Nhật Bản ngày càng sống khép kín
Theo cuộc khảo sát mới nhất của các nhà nghiên cứu giáo dục và nhà xuất bản Benesse, học sinh Nhật Bản giờ đây đang ngày càng trở thành những người thiếu động lực trong cuộc sống.
Cuộc khảo sát nhận được 13797 phản hồi từ phía các học sinh từ tiểu học đến trung học về những suy nghĩ của mình về cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Ví dụ như có một câu hỏi, các bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của mình năm 40 tuổi với những sự lựa chọn như: "Chăm sóc cha mẹ già", "Sống cuộc sống tự do và bất cần", "Giàu có", "Nổi tiếng", "Thành công trên toàn thế giới", thì hầu hết các bạn ấy đều chọn: "Chăm sóc cha mẹ già" và "Sống cuộc sống tự do và bất cần". Chỉ có một số lượng rất nhỏ học sinh muốn giàu có, nổi tiếng hay thành công.
"Bọn trẻ bây giờ dường như đã mất đi tính "ganh tị" ở mức cần thiết để có thể quyết tâm hơn cuộc sống. Chúng được sinh ra trong một xã hội đã trưởng thành về kinh tế, đời sống tâm lý ổn định. Có lẽ chúng hướng tới cuộc sống thụ động vì lí do này" - Ông Haruo Kimura, giám đốc phòng nghiên cứu giáo dục của Trung tâm nghiên cứu giáo dục Benesse cho biết. "Điều này quả thực đáng lo ngại cho tương lai đất nước, vì Nhật Bản rồi sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc và các nước Đông Á đang phát triển rất mạnh khác." - Ông nói thêm.
Học sinh Nhật Bản giờ đây thiếu đi những động lực trong học tập và cuộc sống.
Khi đến phần về các bữa ăn thì lại có một sự thật khác là đa số các học sinh đều đến trường trong tình trạng "thường xuyên" không ăn sáng. Lại có một xu hướng nữa ngày càng phát triển: "Tôi chỉ ăn những gì tôi thích, còn lại tôi sẽ bỏ". Với các nữ sinh thì: "Tôi sẽ để ý xem tôi ăn bao nhiêu để có thể điều khiển cân nặng của mình."
Các học sinh cũng rất dễ dàng đồng ý với việc làm theo ý người khác để mình không bị tẩy chay, và hơn 60% hay cổ vũ các bạn của mình làm điều xấu.
Chỉ khoảng 50% học sinh biết "mình sẽ làm nghề gì trong tương lai" và hầu như các bạn í không có những hình mẫu lý tưởng để hướng tới.
"Các học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác có khí thế học tập rất cao, họ chủ động tìm các học bổng du học nước ngoài. Thế nhưng số lượng học sinh Nhật Bản đi du học lại giảm. Các nhà tuyển dụng nước ngoài có người nói họ muốn thuê những người mới tốt nghiệp từ các nước châu Á khác thay vì Nhật Bản vì sự thiếu nhiệt huyết này."
"Giới trẻ Nhật thật sự cần một nguồn động lực mới."
Theo kênh 14
"Mổ xẻ" nguyên nhân khiến bạo lực học đường tràn lan Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM: "Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em...