Nữ sinh Anh phải mặc quần trong váy để tránh bị quấy rối
Lãnh đạo giáo dục ở Anh cho biết trường học không còn là nơi an toàn, nữ sinh phải tìm cách bảo vệ mình.
Tiến sĩ Mary Bousted, Chủ tịch Hiệp hội giáo viên và giảng viên (ATL) nói rằng quấy rối tình dục đã bị “bình thường hóa” trong văn hóa của người trẻ và nữ sinh không còn xem trường học là nơi an toàn, theo Telegraph ngày 28/3. Bà giải thích hành động “upskirting” – chụp ảnh dưới váy phụ nữ mà họ không hề biết – khiến nữ sinh phải mặc quần bên trong váy.
Nam sinh thường chia sẻ những bức ảnh thiếu lành mạnh cho bạn bè, sau đó đăng lên các trang web. “Với một điện thoại có camera, bạn chỉ cần bấm nút và gửi nó khắp nơi. Việc tiếp theo là nêu tên nữ sinh bị chụp lén, rồi chế nhạo và làm nhục người đó. Mạng xã hội cung cấp thêm một phương tiện để quấy rối nữ sinh”, tiến sĩ Bousted nói.
Nạn chụp lén ảnh từ dưới váy khiến nữ sinh Anh phải thay đổi thói quen ăn mặc để bảo vệ mình. Ảnh: Alamy
Video đang HOT
Theo bà, ý tưởng mặc quần đùi trong váy đã lan rộng giữa các nữ sinh như cách để chống lại nạn quấy rối. Có thể đây không phải là lời khuyên của phụ huynh hay giáo viên vì họ không nắm được chuyện gì đang xảy ra.
“Vấn đề là các cô gái phải đối mặt với những hành vi xấu một cách thường xuyên và cố tìm cách để mình không gặp nguy hiểm. Nam sinh cần được giúp đỡ để hiểu rằng điều các em nghĩ là trò đùa có thể tàn phá nữ sinh”, bà nhận xét.
Thay vì nữ sinh phải mặc quần trong váy, tiến sĩ Bousted nhấn mạnh cần tăng cường giáo dục giới tính trong trường học. “Upskirting” là một phần của hành động quấy rối nghiêm trọng hơn, hiện phổ biến ở các trường cấp hai và một số trường tiểu học.
Số liệu công bố bởi Childline, đường dây nóng của Hiệp hội quốc gia ngăn ngừa nạn ngược đãi thiếu nhi (NSPCC) cho thấy năm ngoái có 3.004 người trẻ trải qua lạm dụng tình dục bởi bạn bè, người yêu hoặc một người trẻ khác tìm kiếm sự trợ giúp. Gần một nửa trong số này ở độ tuổi 12-15, 114 em từ 11 tuổi trở xuống.
Liên đoàn Giáo dục quốc gia – bao gồm ATL và Liên đoàn Giáo viên quốc gia (NUT) từng nghiên cứu về phân biệt đối xử theo giới tính ở trường học. Họ nhận thấy hơn một phần ba nữ sinh ở các trường dạy lẫn hai giới bị quấy rối tình dục.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Giáo dục Anh tìm thấy cơ hội lớn từ sinh viên Việt
Hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh.
Hơn 10 trường Đại học, cao đẳng và các công ty của Anh Quốc đã tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.
Từ ngày 15 đến 18-1, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với hơn 10 trường ĐH, cao đẳng, các công ty đến từ Anh Quốc tổ chức hội thảo, giao lưu tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhiều thế mạnh như: Ô tô, dệt may, xây dựng, khách sạn, Anh ngữ...
Theo TS Vũ Xuân Hùng - Viện trưởng Viện KHGD nghề nghiệp Việt Nam, mạng lưới gồm 1.989 cơ sở đào tạo trên cả nước (tính tới năm 2016) hoạt động không hiệu quả. Cụ thể: Việc đào tạo của các cơ sở giáo dục trong nước chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu bền vững; các doanh nghiệp không có nhu cầu về đào tạo lao động; người học cũng rất khó tìm được đến với doanh nghiệp.
Ông Herbert Lonsdale, Quản lý phát triển kinh doanh Quốc tế của IMI : "Ngành công nghiệp chế tạo xe hơi của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Sự gia nhập thị trường đầy tham vọng của Tập đoàn VinFast rất đáng chú ý. Với thế mạnh của mình là một tổ chức hoạt động chuyên sâu, được chứng nhận quốc tế (tiêu chuẩn IMI International) trong lĩnh vực thiết kế khung, tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ/chứng nhận đào tạo nghề trong ngành ô tô, IMI rất kỳ vọng và tin tưởng vào triển vọng hợp tác với những trung tâm dạy nghề hàng đầu ở Việt Nam".
Trao đổi với PV, ông Matthew Lewis, đại diện hệ thống Newcastle College, : "Newcastle College rất mong muốn mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu rộng hơn với các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp, trường trung học, cao đẳng và đại học tại Việt Nam. Có thể thông qua hình thức liên kết đào tạo, cấp bằng kép hay trao đổi sinh viên và giảng viên".
Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất đối với lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam là trình độ Anh ngữ yếu kém. Đại diện các trường đến từ Anh Quốc đều phàn nàn cả đầu vào và đầu ra với học viên lẫn giảng viên.
Bà Uyên Phạm, Giám đốc khu vực phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia, Hội đồng khảo thí tiếng Anh Cambridge, cho hay: "Việc học tiếng Anh không chỉ là các kỳ thi hay cấp học, mà quan trọng hơn chính là việc có được sự tự tin trong giao tiếp cùng trải nghiệm và cơ hội trong cuộc sống. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường dạy nghề tại Việt Nam xây dựng chuẩn đầu ra Anh ngữ. Hội đồng cũng sẽ hỗ trợ tư vấn chương trình giảng dạy và giáo trình".
Theo Phapluattp.vn
Hiệu trưởng Anh kể chuyện dạy học trong vườn trường Từ một khu vườn, giáo viên có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho nhiều môn học, giúp tăng hiệu quả học tập và khiến trẻ hạnh phúc hơn. Tim Baker, hiệu trưởng trường tiểu học Charlton Manor (London), một trong hàng nghìn trường tham gia Chiến dịch Vườn trường của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (RHS) chia sẻ trên...