Nữ sinh Anh bị trường cô lập vì đi giày có nơ
Nữ sinh 12 tuổi ở trường học Anh bị đưa vào phòng cách ly vì vi phạm quy định đồng phục. Bố em cho rằng việc trừng phạt một cô bé đi giày có nơ là vô lý.
Chris Hale, ông bố người Anh nói rằng con gái 12 tuổi tên Chloe bị trường cô lập vì đôi giày mới có đính nơ. Chloe bị đưa ra khỏi lớp và phải ngồi ở phòng cách ly đặc biệt ít nhất 4 ngày kể từ khi bắt đầu kỳ học mới. Em buồn đến mức muốn chuyển trường, Mirror đưa tin ngày 2/10.
Học viện Merchant ở Withywood, Bristol, nơi Chloe theo học có hơn 1.000 học sinh từ mẫu giáo, tiểu học cho đến trung học, phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ hơn từ khi bắt đầu học kỳ mới vào đầu tháng này.
Chloe và đôi giày có nơ. Ảnh: Mirror
Hiệu trưởng trường khẳng định học sinh sẽ không bị cô lập vì vi phạm quy định đồng phục. Tuy nhiên, theo một tuyên bố trên website của trường, “sai phạm đáng kể về đồng phục sẽ dẫn đến việc học sinh buộc phải cô lập cho đến khi nghiêm chỉnh chấp hành các quy định thống nhất”.
Ông Hale nói với tờ Bristol Post: “Chúng tôi nhận được một lá thư từ trường vào cuối kỳ trước thông báo về những thay đổi. Theo đó, nữ sinh phải đi giày đen trơn. Tôi đã mua một đôi giày đen cho Chloe, chỉ có điều nó có một chiếc nơ nhỏ phía trước. Tôi thực sự không rõ vấn đề ở đây là gì”.
Đôi giày 30 bảng Anh là mức giá thích hợp gia đình ông có thể mua cho con trên đường phố. Ông Hale cho rằng những sự thay đổi liên tục về quy định ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em tại trường học cũng như kết quả học tập của chúng.
Video đang HOT
“Tôi không thấy việc tập trung quá chi tiết vào những gì các em mặc trên người có ý nghĩa gì trong giáo dục. Con gái tôi từng rất yêu trường học vào năm ngoái và bây giờ nó thực sự không còn muốn đi học. Điều này khiến nó trở nên căng thẳng hơn, trong khi việc học tập vốn đã căng thẳng rồi”, Hale nói thêm.
Chloe và bố. Ảnh: Mirror
Ông bố này cho rằng trường học quá cứng nhắc trong việc củng cố quy định đồng phục, thậm chí can thiệp đến cả chiều dài mái tóc của các em. “Thật vô lý khi học sinh không được thể hiện bản thân, phải lo lắng những thứ này có được mặc ở trường hay không, nam sinh thì không được cạo tóc còn nữ sinh thì không thể để tóc quá dài”.
Website Học viện Merchant chỉ ra rằng học sinh không được phép nhuộm tóc, không để những kiểu tóc được cho là khác biệt.
Trả lời về những phàn nàn của ông Hale, Hiệu trưởng Nick Short nói: “Nếu học sinh không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về đồng phục, các em sẽ bị phạt nhưng không bị cô lập”.
Theo VNE
Nữ sinh giỏi tiếng Nhật nhờ dịch truyện tranh
Để nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật, cô gái sinh năm 1995 thường xuyên dịch truyện tranh của Nhật Bản.
Nguyễn Kiều Anh, sinh viên năm cuối khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội, là một trong 80 sinh viên được nhận học bổng FUYO ngày 26/9 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Kiều Anh đại diện cho 80 sinh viên xuất sắc nhận học bổng FUYO phát biểu. Ảnh:Thanh Tâm.
Sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn ở Chương Mỹ (Hà Nội), Kiều Anh luôn đặt mục tiêu phải có việc làm tốt để đỡ đần bố mẹ. Khi đăng ký thi đại học, em chọn ngành tiếng Nhật bởi biết Việt Nam có quan hệ ngoại giao rất gần gũi với Nhật Bản, các công ty Nhật mở ra ở Việt Nam ngày càng nhiều. Học tiếng Nhật sẽ giúp em có nhiều cơ hội việc làm.
Học đến năm 2 đại học, gia đình Kiều Anh nhận được hung tin bố em mắc bệnh hiểm nghèo. Thấy bố đau ốm, mẹ suy sụp, em chỉ muốn ở nhà. Nhưng rồi chính bố lại là động lực khiến em hạ quyết tâm phải trở thành sinh viên giỏi khi ra trường để bố mẹ tự hào.
Kiều Anh chia sẻ "em chưa kịp làm bố tự hào thì bố đã ra đi mãi mãi". Đầu năm 2016, sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, bố Kiều Anh qua đời. Đau đớn, em càng quyết tâm hơn gấp nhiều lần để bố ở nơi xa được yên lòng.
Khi mới bắt đầu môn học đầu tiên ở trường đại học, Kiều Anh thực sự choáng bởi vừa bước vào lớp, cô giáo đã chỉ dùng tiếng Nhật. Mặc dù thi đỗ vào ngành này, nhưng trước đó, em chưa từng học qua tiếng Nhật mà chỉ được tiếp xúc với tiếng Anh. Không hiểu cô nói gì, nhưng em lại thấy cô nói rất hay, thấy mình đã không chọn sai ngành.
Suốt 4 năm đại học, Kiều Anh luôn đề cao tinh thần tự học. Em nhận thức thầy cô đóng vai trò hướng dẫn và truyền cảm hứng, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi để có thể mở rộng vấn đề, nâng cao kiến thức. Đặc biệt với những môn ngoại ngữ, nếu không tự học thì dù có đi học thêm ở trung tâm, sinh viên cũng sẽ không bao giờ có thể nâng cao kỹ năng cho bản thân.
Học tiếng Nhật khó bởi cấu trúc ngữ pháp khác hoàn toàn so với tiếng Việt hay tiếng Anh. Kiều Anh thường có thói quen dịch truyện tranh để nâng cao ngữ pháp và từ vựng. Việc dịch truyện tranh vừa đem lại cho em kiến thức, vừa giúp em bớt đi căng thẳng trong quá trình học tập. Ngoài ra, em cũng đi làm thêm ở các trung tâm dạy tiếng để kiếm thêm thu nhập.
Bùi Minh Hằng, bạn học của Kiều Anh nhận xét: "Kiều Anh chăm chỉ và mạnh mẽ. Dù phải trải qua nhiều khó khăn nhưng bạn ấy luôn cố gắng vượt qua".
Kiều Anh có thói quen dịch truyện tranh Nhật để học từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật.
Luôn tự nhắc mình bằng câu nói trong cuốn sách "Trên đường băng" của Tony Buổi Sáng "Đất nước hóa rồng, hãy kiêu hãnh là một hồng cầu, đừng là khúc ruột thừa của con rồng ấy", Kiều Anh quyết tâm phải trở thành "hồng cầu", góp phần giúp đất nước hội nhập, phát triển.
Hiện Kiều Anh là sinh viên giỏi của Đại học Hà Nội, đã có chứng chỉ N2 từ kỳ thi năng lực tiếng Nhật và đang phấn đấu để đạt N1 (mức độ khó nhất của kỳ thi). Em đang tìm kiếm những học bổng du học Nhật Bản để sau khi ra trường có cơ hội học thạc sĩ ở đất nước này.
Nói về nghề nghiệp trong tương lai, Kiều Anh mong muốn được trở thành giảng viên tiếng Nhật. Em hy vọng, tiếng Nhật sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam.
Theo VNE
Học sinh tự tử, nhà trường xin lỗi Một học sinh tự tử sau khi nhà trường từ chối viết thư giới thiệu cậu đến trường trung học. Hiệu trưởng phải xin lỗi vì sai lầm của trường gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Hiroshi Sakamoto, hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở thành phố Fuchu, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, chính thức xin lỗi học sinh và gia đình...