Nữ sinh 9x giành học bổng toàn phần tại Nhật Bản và Hà Lan
“ Nghiên cứu khoa học là ước mơ, đam mê của mình. Vì vậy, mình sẽ cố gắng học tập, trau dồi hơn nữa để phát triển bản thân ngày một hoàn thiện hơn”, Linh chia sẻ.
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cô gái Đỗ Thùy Linh (24 tuổi, Hà Nội) đã không ngừng học hỏi, nỗ lực, chinh phục ước mơ và xuất sắc giành 2 học bổng toàn phần 3 tỉ đồng của Nhật Bản và Hà Lan.
Đam mê nghiên cứu sinh học
Sinh năm 1996, Đỗ Thùy Linh từng học chuyên Sinh tại Trường Trung học phổ thông Amsterdam (Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vì lí do cá nhân, Linh quyết định theo học khoa Kinh tế Đối Ngoại tại Đại học Ngoại thương (FTU) – 1 ngành trái ngược hoàn toàn với đam mê.
Năm thứ nhất đại học, Linh có duyên với nhiều hoạt động khoa học, tham gia tổ chức các hội trại khoa học hướng dẫn các thí nghiệm vui cho trẻ em vùng sâu, vùng xa.
Kết thúc năm thứ nhất, Linh nhận ra rằng không phù hợp học ngành kinh tế vì vẫn luôn ấp ủ ước mơ được làm nghiên cứu khoa học. Đó là lý do mà cô sinh viên năm thứ 2 nộp hồ sơ xin học bổng du học.
Năm 2016, Linh nhận tin vui đậu học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật (MEXT), tại Đại học Kyushu – Chuyên ngành sinh học cơ bản.
“Nhật Bản là 1 đất nước phát triển về nghiên cứu sinh học, có các phòng nghiên cứu khoa học thuộc top đầu châu Á. Đại học Hoàng Gia Kyushu là một trong 7 trường quốc lập và cũng nằm trong số ít các trường có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh về công nghệ sinh học với học bổng toàn phần”, Linh chia sẻ.
Đỗ Thùy Linh xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản và Hà Lan. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Video đang HOT
MEXT là học bổng lớn nhất của chính phủ Nhật Bản, bao gồm chi phí vé máy bay, học phí, sinh hoạt phí và các hỗ trợ khác với trị giá 1,6 tỉ đồng cho 4 năm học.
Linh chia sẻ kinh nghiệm, có 3 điều quan trọng nhất để nhận được học bổng MEXT đó là thành tích học tập, bài luận và vòng phỏng vấn.
Có 3 bài luận, mỗi bài 500 từ. Chủ đề lần lượt là: Tại sao lại chọn chương trình này tại Đại học Kyushu, tự nói về bản thân và tại sao bạn lại phù hợp với học bổng.
Với Linh, bài luận thứ 2 là bài “khó nhằn” nhất. Linh đã nói về quá trình mà Linh quay lại nghiên cứu khoa học, và kết thúc bài luận bằng câu nói “I want to be a scientist” (Tôi muốn trở thành nhà khoa học).
Ngoài ra, ở vòng phỏng vấn, theo Linh, nên chuẩn bị những câu hỏi kinh điển như “tại sao lại xin học bổng này, tại sao lại thấy mình phù hợp”, nên các bạn cứ chuẩn bị trước.
Ngoài ra, khi phỏng vấn phải tự tin, trả lời rõ ràng rành mạch. Trước khi phỏng vấn, các bạn nên vận động nhẹ nhàng để có trạng thái hưng phấn, giảm stress, tự tin sẵn sàng trước mỗi câu hỏi…
Nhớ lại hành trình 4 năm tại Nhật Bản, Linh Thùy tâm sự, đó là khoảng thời gian khó quên với nhiều trải nghiệm.
Lớp học của Linh có khoảng 30 người đến từ những quốc gia khác nhau, vì vậy nên cách nói chuyện, làm việc cũng khác nhau.
Thành phố Fukuoka, nơi Linh sinh sống, có thời tiết khá tương đồng so với Việt Nam và là nơi có khả năng xảy ra nguy cơ bị động đất thấp hơn so với các vùng khác. Vào mùa Đông, tuyết rơi rất dày, tuy nhiên cảm giác lại vô cùng dễ chịu và thích thú.
Nghiên cứu khoa học là đam mê và ước mơ ngay từ những ngày học cấp 3 của Linh. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Giành học bổng Thạc sĩ toàn phần tại Hà Lan
Tháng 7/2020, Linh tốt nghiệp Đại học Kyushu. Trước đó, Linh đã đăng kí và nhận được học bổng toàn phần Erasmus Mundus cho chương trình International Master in Innovative Medicine (IMIM) – Thạc sĩ quốc tế về y học sáng tạo.
Cô gái sinh năm 1996 đăng kí với mong muốn được nâng cao kiến thức trong lĩnh vực Y Sinh, đồng thời là cơ hội thực tập trong môi trường công nghệ.
Linh chia sẻ, trước đây chuyên ngành sinh học cơ bản nghiên cứu về động vật, thực vật, sinh thái, môi trường còn hiện nay Linh học thiên về y học (về thuốc, về bệnh, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân), học sâu hơn về nghiên cứu.
Học bổng Erasmus Mundus bao gồm chi phí vé máy bay, học phí, sinh hoạt phí và các hỗ trợ khác với trị giá 1,4 tỉ đồng cho 2 năm học.
Tuy nhiên, sinh viên sẽ được đăng kí 2 trường học khác nhau cho 2 năm, đây cũng là một trải nghiệm khác biệt với các học bổng.
Vì vậy, Linh theo học 2 trường là Đại học Groningen (Hà Lan) và Đại học Uppsala (Thụy Điển).
Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ kĩ càng, Linh cho hay, mọi người nên chuẩn bị các giấy tờ thật sớm. Khi xin thư giới thiệu (LoR) cũng phải chuẩn bị sớm. Linh lựa lời dặn trước các thầy, cô khoảng 1 tháng là mình cần thư giới thiệu, và trước hạn nộp 2 tuần sẽ “nhắc khéo” thầy, cô. Các giáo sư có lịch trình làm việc vô cùng bận rộn nên đôi khi nếu nói sớm quá thì họ có thể bận và quên mất.
Gần 5 tháng sinh sống và học tập tại Hà Lan, Linh đã dần quen với cuộc sống nơi đây. Hiện nay, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên Linh chỉ lên lớp từ thứ 2 đến thứ 6, còn lại các ngày học online.
Những ngày này, Hà Lan đang trong trạng thái phong tỏa. Đặc biệt có luật giới nghiêm từ 21h đến 4h30 hôm sau mọi người không được ra khỏi nhà, vì vậy việc học tập cũng có sự thay đổi.
Linh chia sẻ: “Nghiên cứu khoa học là ước mơ và niềm đam mê của mình. Vì vậy, mình sẽ cố gắng học tập, trau dồi hơn nữa để phát triển bản thân ngày một hoàn thiện hơn”.
Thủ khoa, Á khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận học bổng du học toàn phần
Tại Lễ khai giảng năm học mới 2020 - 2021, 4 sinh viên là Thủ khoa, Á khoa tuyển sinh ĐH năm 2020 nhận được học bổng toàn phần du học tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Sáng ngày 16/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021, với sự tham gia của hơn 5.000 tân sinh viên khoá 65.
Phát biểu khai giảng năm học mới, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đánh giá cao tinh thần giảng dạy, nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộ, viên chức, giảng viên nhằm đảm bảo nhiệm vụ năm học, truyền đạt tri thức cho sinh viên.
GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai giảng năm học mới 2020 - 2021.
Trong năm học vừa qua, Học viện cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của năm học với nhiều thành tích đáng ghi nhận trên các mặt công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng đội ngũ; phát triển chuyên môn, đặc biệt là xây dựng chương trình, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo; uy tín của Học viện không ngừng được nâng lên; đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ, viên chức và sinh viên được cải thiện. Tỷ lệ sinh viên của Học viện thường đạt tỷ lệ trên 90% có việc làm sau một năm tốt nghiệp. GS. TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.
Năm 2020, Học viện đang tuyển sinh và đào tạo 48 ngành đào tạo trình độ đại học, 22 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 18 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có nhiều ngành truyền thống giữ vị trí tiên phong như Thú y, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ thông tin, Quản trị Kinh doanh, Kế toán...; có nhiều ngành mới mở đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ CMCN 4.0 như Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Nông nghiệp công nghệ cao, Quản lý và phát triển du lịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao tặng 4 suất học bổng du học toàn phần dành cho Thủ khoa, Á khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2020.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2020, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tuyển sinh được hơn 5.000 sinh viên hệ chính quy khoá 65.
Nhân dịp này, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trao 4 suất học bổng du học toàn phần dành cho Thủ khoa, Á khoa đầu vào tuyển sinh đại học của Học viện năm 2020.
Cụ thể, Thủ khoa sẽ được học bổng du học toàn phần tại ĐH Nông nghiệp Tokyo (Nhật Bản). Ba sinh viên Á khoa sẽ đi du học với học bổng toàn phần tại ĐH Khoa học - Công nghệ (Tây Nam, Trung Quốc).
Tốt nghiệp xong không chịu đi làm vì bận ở nhà mở công ty Ra trường, thay vì bận rộn gửi CV đi xin việc thì một số bạn trẻ lại chọn cách ở nhà khởi nghiệp. Giấc mơ làm ông, bà chủ tưởng như xa vời với những cô, cậu cử nhân vừa tốt nghiệp, nhưng lại được nhiều SV ĐH FPT biến thành sự thật. Không cần có số vốn khủng, nhiều sinh viên ĐH...