Nữ sinh 19 tuổi lập công ty, nhận giải thưởng của Anh
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (20 tuổi) được trao giải thưởng Diana Award của Anh nhờ những đóng góp tích cực cho học sinh, sinh viên.
Ngày 1/7, đúng sinh nhật của Công nương Diana (Anh), gia đình, bạn bè của Ánh Tuyết biết tin Tuyết nhận Diana Award – một trong những giải thưởng danh giá ở Anh dành cho người trẻ trong độ tuổi 9-25.
Nhưng thực tế, nữ sinh đã nhận tin từ ban tổ chức từ hồi tháng 5. Cô cố gắng giữ bí mật để thông báo đến người thân vào ngày đặc biệt.
“Giải thưởng Diana được lập ra với mục đích tôn vinh những bạn trẻ có cống hiến tích cực cho xã hội. Em nghĩ rằng lý do lớn nhất giúp em nhận được giải thưởng này là em đã nỗ lực tạo ra hệ sinh thái để hỗ trợ các học sinh, sinh viên dựa trên các sản phẩm nghiên cứu khoa học”, Ánh Tuyết nói với Zing.
Ánh Tuyết được trao giải thưởng Diana Award nhờ đóng góp tích cực cho học sinh, sinh viên.
Lập công ty từ năm 19 tuổi
Ánh Tuyết được đề cử giải thưởng Diana Award thông qua MiYork Organization – dự án nữ sinh thành lập khi mới chỉ là sinh viên năm nhất. Dự án gồm ba nhánh chính là MiYork Research, MiYork Network và MiYork Education. Ban đầu, Tuyết cùng bạn thành lập dự án MiYork Research với mục đích gây quỹ vaccine Covid-19.
Sau đó, nữ sinh nhận thấy dự án cần thêm một nguồn quỹ để thực hiện các nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Em quyết định thành lập MiYork Education. Công ty này ra đời khi Ánh Tuyết mới chỉ 19 tuổi.
Chia sẻ thêm về những dự án đang thực hiện, Ánh Tuyết cho biết MiYork Research là một nhánh chuyên hỗ trợ học sinh THPT thực hiện nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Những đề tài nghiên cứu chủ yếu xoay quanh 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Kết quả nghiên cứu của MiYork Research sẽ được áp dụng cho những dự án của MiYork Network.
Ngoài ra, MiYork Network cũng là nhánh chuyên hỗ trợ về mặt bảo trợ pháp lý, bảo trợ truyền thông, chuyên môn và tài chính cho các dự án xã hội do học sinh, sinh viên thành lập. Những dự án này sẽ được củng cố để ứng dụng và phục vụ cộng đồng theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.
Trong khi đó, MiYork Education lại hỗ trợ học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật và thực tập tại các doanh nghiệp lớn hoặc xây dựng các dự án xã hội có sức ảnh hưởng.
Thông qua sự hỗ trợ của MiYork Education, nhiều học sinh tại Việt Nam giành được học bổng toàn phần tại các đại học danh tiếng trên thế giới. Đây cũng là điều nữ sinh 19 tuổi cảm thấy tự hào và tâm đắc nhất.
Video đang HOT
“Suốt thời gian qua, dự án của em đã hướng dẫn trực tiếp 1:1 dài hạn với hơn 70 học sinh và khoảng 90 học sinh khác theo hệ ngắn hạn. Ngoài ra, em đã thành lập một nhóm về du học sinh với 13.000 thành viên”, nữ sinh tự hào chia sẻ.
Được phụ huynh yêu quý như con
Đối với Ánh Tuyết, một yếu tố khó khăn khi thành lập công ty năm 19 tuổi chính là tìm nguồn tài chính và xây dựng lòng tin cho học sinh, phụ huynh. Ở độ tuổi mới bước vào ngưỡng cửa đại học, nữ sinh không có đủ vốn để thuê văn phòng hay nhân sự làm việc toàn thời gian như các công ty khác. Vì thế, nữ sinh quyết định làm việc online.
Điều hành một chuỗi dự án khi còn quá trẻ cũng khiến nữ sinh bị nhiều phụ huynh nghi ngờ về năng lực làm việc. Dù đã hướng dẫn cho nhiều học sinh thành công nộp hồ sơ và nhận học bổng toàn phần, không ít phụ huynh vẫn bán tin bán nghi với khả năng tư vấn, hỗ trợ của nữ sinh 20 tuổi.
“Một lý do nữa là em học ở nước ngoài. Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi liệu em có thực sự làm việc hiệu quả hay không”, Tuyết tâm sự.
Khi vượt qua những khó khăn bước đầu, Tuyết dần tạo được “chỗ đứng” trong lòng phụ huynh. Nữ sinh chia sẻ dù chỉ là người hướng dẫn, không phải giáo viên, em vẫn được nhiều phụ huynh nhắn tin chúc mừng vào ngày 20/11. Một người coi Ánh Tuyết như con gái, thường xuyên nhắn tin hỏi thăm và đăng ký cho nữ sinh một lớp thiền để cải thiện sức khỏe, tinh thần.
Trong hơn một năm phát triển dự án, nữ sinh không ít lần gặp chuyện dở khóc dở cười khi tiếp xúc với phụ huynh, đặc biệt là về vấn đề xưng hô. Nhiều phụ huynh quan niệm Tuyết chính là giáo viên của con, nên phải gọi là cô Tuyết. Nhiều lần xưng hô lẫn lộn khiến nữ sinh bối rối, nhưng cũng mang lại cho em những trải nghiệm khó quên.
Ánh Tuyết được thực tập tại công ty kiểm toán khi mới chỉ là sinh viên năm nhất.
Điều hành MiYork Organization mang lại cho Ánh Tuyết nhiều trải nghiệm mới mẻ nhưng cũng khiến em phải vật lộn với việc quản lý thời gian. Ngoài việc quản lý công ty và các dự án, nữ sinh cần dành thời gian để hoàn thành chương trình ở trường đại học, đồng thời chuẩn bị những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
Dù mới chỉ là sinh viên năm nhất tại ĐH Minerva (Mỹ), Tuyết đã trở thành thực tập sinh của phòng Thu mua và Sáp nhập tại một công ty hàng đầu thế giới về kiểm toán. Để thực tập thuận lợi hơn, nữ sinh đã học qua kiến thức của sinh viên năm 3 – phần lớn đều là kiến thức chuyên ngành nặng và khó.
Khối lượng công việc dồn dập khiến Ánh Tuyết nhiều lần cảm thấy quá tải và kiệt sức. Đỉnh điểm là vào những ngày thi cuối kỳ như tháng 4 vừa qua, Tuyết vừa học, tham gia cuộc thi ngoài trường, đồng thời dành thời gian hướng dẫn cho học sinh trong dự án. Nữ sinh gần như không ngủ đủ giấc.
Do làm nhiều công việc cùng lúc, Tuyết phải ghi lại mọi việc cần làm để tránh bỏ lỡ hoặc chậm giờ. Lịch làm việc hàng tháng của nữ sinh luôn trong tình trạng dày đặc, gần như không có ngày nghỉ.
Ánh Tuyết thường dành buổi sáng cho việc học ở trường đại học, buổi chiều học thêm những kỹ năng mới và làm bài tập. Đến tối, nữ sinh lại tiếp tục xử lý công việc của dự án, làm việc ở công ty thực tập và làm nghiên cứu khoa học. Nửa đêm, em mới có thời gian trả lời tin nhắn và lướt đọc tin tức trên mạng.
Làm nghiên cứu vẫn là đam mê lớn nhất
Dù bận rộn với các dự án, Ánh Tuyết vẫn trích một phần quỹ thời gian để làm nghiên cứu khoa học. Trước đây, nữ sinh đã có 5 nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế.
Hiện, Tuyết lại cùng các học sinh THPT thực hiện nghiên cứu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý ở Việt Nam. Nghiên cứu này được Tuyết thực hiện theo phương pháp mới nên em hy vọng bản thân sẽ học được thêm kỹ năng có ích cho các hoạt động sau này.
Nữ sinh thông tin thêm em đang chuẩn bị làm thêm một đề tài nghiên cứu mới với mục đích học hỏi thêm và vun đắp cho ước mơ từ thời trung học – trở thành một nhà nghiên cứu, giáo sư để tạo ra những nghiên cứu về phát triển bền vững.
Ngoài ra, Ánh Tuyết tự đặt mục tiêu cho bản thân là mở một quỹ đầu tư tác động. Đây là định hướng dài hạn mà nữ sinh đang ấp ủ thực hiện.
“Em hy vọng sau này có thể dùng những kết quả bản thân nghiên cứu để ứng dụng vào thực tế, giúp các doanh nghiệp xã hội phát triển hiệu quả hơn. Em cũng mong muốn đóng góp nhỏ của mình có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho các bạn trẻ tại Việt Nam”, nữ sinh nói.
Bí quyết đạt điểm tuyệt đối ở đại học của nữ sinh Ngoại thương
Bị điểm thấp ngay môn học đầu tiên ở đại học, Khánh Linh nhanh chóng vực dậy tinh thần và quyết giành GPA 4.0.
Nguyễn Khánh Linh (sinh năm 2003), đang là sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương, đồng thời cũng là cán bộ lớp Anh 03 chuyên ngành Kinh tế đối Ngoại chương trình chất lượng cao. Sau một năm học tập tại Hà Nội, cựu học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Thái Bình đạt được GPA tuyệt đối 4.0/4.0 (9.24/10). Trong đó, môn Toán cao cấp đạt điểm phẩy 10/10.
Khánh Linh đạt GPA 4.0 sau 1 năm theo học tại Đại học Ngoại thương. (Ảnh: NVCC)
Cấp 3, Linh đặt mục tiêu đỗ Ngoại thương. Thành tích học tập của em luôn thuộc top đầu lớp. Em cũng đầu tư thời gian học IELTS và đạt 7.5 trong lần thi đầu tiên. Năm 2021, em nhận "trái ngọt" khi đỗ đại học mơ ước theo phương thức xét tuyển kết hợp học bạ và IELTS. Điểm thi ban D01 của em cũng lên tới 28 điểm (trong đó Toán: 9.2; Văn: 8.75; Anh: 9.8 và 0.25 điểm vùng).
Với thành tích ở những năm cấp 3, Linh tự tin khi bước vào cánh cổng đại học. Tuy nhiên, nữ sinh dần "vỡ mộng" khi không hòa nhập và thích ứng kịp với môi trường học tập mới. Trong khi ở cấp 3, việc học thường thụ động, chủ yếu nhờ sự đốc thúc và ôn luyện của giáo viên thì lên đại học, việc học tập hoàn toàn chủ động. Bên cạnh đó, thời gian học mỗi môn ở đại học khá ngắn, chỉ từ 1-2 tháng. Vậy nên, ở môn học đầu tiên - môn Kinh tế vi mô, nữ sinh bị "lệch nhịp" và nhận về điểm thấp trong bài kiểm tra giữa kì.
Sau kỷ niệm "hú hồn" ở môn Kinh tế vi mô, Linh vạch ra kế hoạch học tập chi tiết hơn. Linh chuyển chỗ ngồi lên bàn đầu, đối diện giảng viên. Em chăm chỉ phát biểu, ghi chép đầy đủ nhằm giữ thái độ nghiêm túc đối với môn học và tạo ấn tượng tốt với giảng viên.
Linh không cho phép bản thân rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy". Trước mỗi bài thi, em chủ động ôn tập, làm thêm bài tập, hỏi thầy cô những kiến thức chưa nắm vững và xin đề cương của anh chị đi trước để có thể làm bài thi hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, em cũng có một hội bạn thân cùng học tập, chia sẻ tài liệu cũng như động viên tinh thần lẫn nhau. Với những môn đòi hỏi học thuộc lòng với lượng kiến thức lớn, em học bằng phương pháp nhớ ý chính, vẽ sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức để nhớ lâu và sâu hơn.
"Ban đầu GPA 4.0 đối với em là một điều xa vời. Thế nhưng sau một năm học đại học, em tin chỉ cần bản thân đặt ra mục tiêu và cố gắng hết sức thì không gì là không thể", Linh chia sẻ.
Ngoài niềm yêu thích về ngành kinh tế, một lý do khác khiến Linh quyết tâm theo học tại Ngoại thương là khát khao bứt phá, bước ra khỏi vùng an toàn. Linh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm trau dồi kỹ năng mềm và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ - điều mà một cô gái hướng nội như em chưa từng làm trước đây. Bên cạnh đó, em cũng tích cực tham gia các cuộc thi chuyên môn nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện bản lĩnh trước đám đông.
"Quanh em rất nhiều bạn đạt thành tích học tập xuất sắc. Thay vì tự ti hay áp lực đồng trang lứa, em lại cảm thấy may mắn khi được gặp gỡ những người giỏi . E m mong muốn được học hỏi và lấy họ làm động lực để cố gắng. Đối với em, tập trung vào chính bản thân mình quan trọng hơn là nhìn vào bề nổi của người khác", 10x chia sẻ.
Khánh Linh (thứ 3 từ trái sang) và các thành viên trong nhóm nhận giải Á quân 1 Cuộc thi Medical and Pharmaceutical Innovations - Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo ngành Sức khỏe. (Ảnh: NVCC)
Ngoài học tập và hoạt động ngoại khóa, Linh còn đam mê khác, là đi làm thêm. Em không đặt nặng vấn đề tài chính mà mong muốn đi làm để tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.
Trước đây, với lợi thế về tiếng Anh, em từng làm gia sư bộ môn này. Hiện em làm về mảng truyền thông - đối ngoại trong một chuỗi hội thảo quy mô Quốc tế. Công việc của em chủ yếu là làm online nên em có thể sắp xếp thời gian, cân bằng giữa học tập - làm thêm và tham gia hoạt động ngoại khóa.
Lên năm 2, Linh dự định tham gia chương trình trao đổi sinh viên của trường tại nước ngoài. Bên cạnh đó, em có kế hoạch học thêm một ngôn ngữ mới và duy trì kết quả học tập tốt tại Đại học Ngoại Thương.
Giải thưởng của Khánh Linh:
- Á quân 1 Cuộc thi Medical and Pharmaceutical Innovations - Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo ngành Sức khỏe.
- Giải ba kỳ thi Olympic Đại Số Trường Đại Học Ngoại Thương
- Hiện đang tham gia chung kết Cuộc thi Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo
- Top 20 Cuộc thi Rocket to Business Development - Cuộc thi về ngành Phát triển Kinh doanh dành cho sinh viên đầu tiên tại Việt Nam.
Giải thưởng danh giá cho nữ sinh gốc Việt Trang Luu là một trong ba sinh viên từ Viện Công nghệ MIT (Mỹ) đã nhận hỗ trợ tài chính từ quỹ Paul và Daisy Soros năm 2022 vì đóng góp của cô trong lĩnh vực học thuật. Trang Luu (giữa) là một trong ba sinh viên nhận hỗ trợ tài chính từ Paul & Daisy Soros Fellowships for New America. (Nguồn: MIT...