Nữ sinh 18 tuổi người Mỹ tốt nghiệp trung học và đại học cùng lúc
Lễ tốt nghiệp trung học và đại học của Raven Osborne chỉ cách nhau 17 ngày.
Raven Osborne, nữ sinh gốc Ấn Độ mới 18 tuổi nhưng sắp nhận bằng cử nhân xã hội học, trước khi nhận bằng tốt nghiệp trung học trong vài tuần tới, theo Huffington Post ngày 5/5.
Trường trung học 21st Century Charter ở Gary, Indiana (Mỹ) mà Raven đang theo học yêu cầu tất cả học sinh tham gia các khóa đại học, thường bao gồm vài tín chỉ trước khi kết thúc thời trung học.
Tuy nhiên, Raven – người từng bị một giáo viên đánh giá sẽ không bao giờ thành công, quyết định thực hiện yêu cầu này một cách nghiêm túc hơn.
Raven sắp trở thành giáo viên tại trường trung học của mình vào năm học tới.
“Mẹ luôn nói rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trong đời”, Raven chia sẻ. Nhờ lời động viên này, nữ sinh 18 tuổi đã hoàn thành một số khóa học trực tuyến, một năm ở trường đại học cộng đồng và hai năm ở Đại học Purdue Northwest trước khi tốt nghiệp trung học. Điều tuyệt vời nhất là cô không tốn bất kỳ chi phí nào cho các lớp đại học.
Năm học tới, Raven sẽ bắt đầu giảng dạy tại chính ngôi trường trung học của mình.
Theo VNE
Video đang HOT
Trường đại học lo thí sinh ảo: Nên lập nhóm ngay
Do thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, các trường đều lo vấn đề thí sinh ảo tăng vọt. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga nói rằng các trường nên lập nhóm chống ảo.
- Ông có nhận xét gì về đợt nhận hồ sơ, mở đầu cho mùa thi, mùa tuyển sinh 2017 này? Bộ đã rút ra kinh nghiệm gì để chuẩn bị cho đợt chỉnh sửa dữ liệu và lọc ảo giúp các trường ĐH sắp tới?
- Đến nay có thể nói việc đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 và nhập dữ liệu thi/tuyển sinh lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của bộ đã diễn ra suôn sẻ.
Thông tin về kỳ thi được cung cấp từ sớm nên ngay từ những ngày đầu tiên tiếp nhận đăng ký xét tuyển đã có khá nhiều thí sinh nộp đăng ký dự thi. Các sở GD&ĐT cũng đã nhập dữ liệu ngay từ đầu nên không xảy ra tình trạng dồn ứ dữ liệu vào những ngày cuối.
Năm nay, tỷ lệ thí sinh chọn xét tuyển ĐH tăng 8% so với 2016. Ảnh: Tiền Phong.
Trong những ngày gần kết thúc thời gian đăng ký vừa rồi, lưu lượng nhập dữ liệu có lúc tăng cao, nhưng bộ phận công nghệ thông tin đã có phương án máy chủ dự phòng để tăng cường khi cao điểm.
Các sở GD&ĐT cũng đã phân tán việc nhập dữ liệu về các trường THPT nên không xảy ra tình trạng nghẽn mạng. Đây là kinh nghiệm tốt để chuẩn bị giải pháp công nghệ thông tin cho các công đoạn sắp tới của kỳ thi và tuyển sinh ĐH.
- Năm nay, lần đầu tiên kể từ thời "3 chung", bộ cho phép thí sinh được đăng ký không giới hạn số trường, không giới hạn nguyện vọng (NV). Ông nhận định có những thuận lợi, khó khăn gì mà các trường và thí sinh sắp tới sẽ phải đối mặt?
- Thực tế cho thấy dù năm nay không giới hạn số lượng NV đăng ký xét tuyển, thí sinh cũng không đăng ký quá nhiều NV. Phần đông thí sinh chỉ chọn lựa 4-5 NV xét tuyển. Thậm chí, 13% thí sinh chỉ đăng ký 1 NV xét tuyển duy nhất, 30% thí sinh chỉ đăng ký 2 NV. Điều này cho thấy thí sinh rất có bản lĩnh, xác định được ngành nghề mình yêu thích và quyết tâm theo đuổi.
Đồng thời, các em cũng đã biết phân tích, tính toán phương án đăng ký xét tuyển một cách khoa học để không cần phải điều chỉnh NV sau khi có kết quả thi.
Việc cho phép đăng ký NV không giới hạn giúp cho thí sinh chọn được ngành mình yêu thích ở các trường có mức điểm trúng tuyển khác nhau.
Những năm trước, trong đợt 1, thí sinh chỉ được đăng ký vào 2 trường với 4 NV. Do đó, các em không thể đăng ký cả 4 NV này cùng một ngành được. Đối với các trường khi cho phép thí sinh đăng ký nhiều NV, số thí sinh ảo sẽ lớn nên việc xác định điểm chuẩn trúng tuyển sẽ phức tạp hơn. Bộ đã có giải pháp hỗ trợ các trường xử lý việc này.
- Hiện các trường ĐH đang rất lo lắng khi chạy dữ liệu tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển, Bộ GD&ĐT có nhận được phản ánh này không? Quan điểm của bộ về vấn đề này?
- Việc xác định điểm chuẩn vào các ngành, xác định danh sách thí sinh trúng tuyển do các trường chủ động thực hiện. Bộ sẽ hỗ trợ kỹ thuật bằng cách cung cấp tất cả dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh để các trường cân nhắc quyết định điểm chuẩn phù hợp nhất.
Sau khi có danh sách dự kiến, các trường cập nhật lên cổng tuyển sinh của bộ. Phần mềm thống kê NV sẽ loại bỏ những NV thấp của thí sinh đã trúng tuyển nhiều NV để đảm bảo mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một NV cao nhất (nếu có) trong tất cả các danh sách mà các trường gửi lên.
Để xử lý vấn đề thí sinh ảo hiệu quả, các trường nên phối hợp nhau thành nhóm để xét tuyển như nhóm GX năm ngoái do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì. Khi đó, nhóm có thể loại bỏ trước những thí sinh trúng tuyển NV thấp trong nhóm để khi đưa lên cổng tuyển sinh chỉ còn lọc những thí sinh trúng tuyển ngoài nhóm.
Khi tham gia nhóm, các trường có thể ngồi lại với nhau để xác định điểm chuẩn phù hợp. Khi không có nhóm, các trường phải tự phán đoán nên việc xác định điểm chuẩn sẽ khó khăn hơn.
- Bộ GD&ĐT chỉ giúp các trường lọc ảo, có trường cho rằng đến đợt lọc cuối cùng vẫn chưa hết ảo, ông nghĩ sao?
- Quy trình lọc ảo theo quy chế tuyển sinh năm nay được thực hiện 3 lần. Qua 3 lần này, các trường có thể xác định được điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành phù hợp nhất.
Dĩ nhiên không thể nào tuyệt đối chính xác do đây là hệ thống liên thông, khi một trường điều chỉnh cả hệ thống thay đổi. Chính vì vậy, các trường lập nhóm xét tuyển sẽ thuận lợi hơn nhiều.
- Số lượng thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT năm nay thấp hơn năm ngoái, ông lý giải việc này như thế nào? Ông có sợ rằng như thế chúng ta không đạt được mục tiêu phân luồng mà chỉ tạo điều kiện để thi sinh đỗ ĐH?
- Năm nay, khoảng 25% thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT, thấp hơn năm ngoái (khoảng 33%). Phân luồng hiệu quả phải được thực hiện từ sau khi kết thúc trung học cơ sở. Khi học sinh đã tiếp tục học trung học phổ thông là các cháu đã có định hướng vào ĐH, CĐ.
Lý do dễ hiểu lý giải tỷ lệ đăng ký xét tuyển ĐH năm nay tăng so với năm ngoái là bộ chỉ tổ chức một loại cụm thi do sở GD&ĐT chủ trì, không phân biệt cụm thi để xét tốt nghiệp THPT và cụm thi vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa để lấy kết quả tuyển sinh ĐH như năm trước nữa.
Các điểm thi năm nay được tổ chức ở ngay trường THPT các em đang theo học nên thuận lợi cho việc dự thi dù với bất cứ mục tiêu gì.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
40 tỉnh, thành phố đã nhập xong dữ liệu đăng ký thi THPT quốc gia 40 tỉnh, thành phố hiện hoàn thành nhập dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đến 18h hôm nay (19/4), đã có trên 842.000 hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017 được nhập lên hệ thống phần mềm quản lý thi qua Internet. Hiện có 40 tỉnh, thành phố hoàn...