Nữ sinh 18 tuổi được 5 đại học danh giá chào đón
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc Khuất Minh Thu Giang là sự trưởng thành hiếm có của cô gái 18 tuổi.
Đang là học sinh lớp 12 Trường quốc tế Singapore (Hà Nội) – SIS nhưng Thu Giang đã cầm chắc trong tay học bổng của 2 trường đại học nằm trong top 100 trường tốt nhất của Mỹ: Clark University – với mức học bổng 80.000 USD và Northeastern University với mức học bổng 60.000 USD.
Cầm chắc hai học bổng 140.000 USD
Tuy nhiên, 2 trường của Mỹ chỉ là một sự thử sức với em. Mục tiêu chính của Giang là học luật ở các trường đại học của Anh – một ngành học rất cạnh tranh ngay cả với sinh viên bản địa.
Mặc dù không được cấp học bổng nhưng Thu Giang đã được cả 3 đại học Anh quốc mà em nộp hồ sơ cùng chấp thuận, gồm: Queen Mary University of London, University of Warwick, University of Exeter, Newcastle University – những trường nằm trong top 10-20 của Anh.
Giang cho biết, học Luật ở Anh thực sự là thách thức khi học bổng dành cho sinh viên quốc tế không nhiều, chưa kể sau khi hoàn thành chương trình học ở trường 3 năm, bạn phải đi làm thêm 2 năm lấy kinh nghiệm để thi lấy bằng chứng chỉ hành nghề luật sư. Cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế ở ngành luật là không nhiều.
Đây cũng là lý do mà em đang phải suy nghĩ để đưa ra lựa chọn học kinh tế ở Mỹ hay học luật ở Anh.
Khuất Minh Thu Giang . Ảnh: VietNamNet.
Để đạt được kết quả này, cô gái năng động sở hữu bảng thành tích đáng nể: Tổng thư ký hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc Việt Nam năm 2015 và 2016, đạt giải Đại biểu tiêu biểu tại Mô phỏng Liên Hợp Quốc của Harvard, đại biểu lãnh đạo trẻ châu Á tại Singapore….
Đặc trưng của chương trình A level (chương trình tốt nghiệp phổ thông của Anh) mà Giang đang học ở SIS là chỉ tập trung học 3-4 môn để chuẩn bị cho chuyên ngành ở đại học. Mặc dù chưa tốt nghiệp, nhưng mức điểm mà các thầy cô dự đoán cho Giang là 2 điểm A*, 1 điểm A (với các môn Kinh tế học, Xã hội học và Văn học Anh); trong khi điểm TOEFL của em là 110/120.
Xin học bổng: Điểm số rất quan trọng
Video đang HOT
Giang cho rằng nếu các bạn muốn đi du học, tốt nhất hãy định hướng từ sớm để chuẩn bị cho các bài thi chuẩn hóa, hoàn thiện hồ sơ càng sớm càng tốt. Các trường đại học của Anh ưu tiên những bạn theo học chương trình A level. Ở Anh, các trường chọn sinh viên dựa trên 80% điểm số, 20% hoạt động ngoại khóa – Thu Giang cho biết.
Trong khi đó, trường Mỹ thì đòi hỏi các yếu tố đồng đều và linh hoạt hơn. “Các hoạt động ngoại khóa nên &’vừa tròn vừa nhọn’, nghĩa là bạn tham gia nhiều hoạt động nhưng nên có một hoạt động nổi bật mà bạn làm tốt nhất và tâm huyết nhất. Đừng làm gì chỉ để đánh bóng hồ sơ, mà hãy làm những cái bạn thực sự thích. Làm những thứ không thích, bạn sẽ thấy tù túng, mệt mỏi và không bao giờ có kết quả tốt nhất” – cô gái sinh năm 1998 chia sẻ về quá trình nộp hồ sơ.
Về bài luận, nữ sinh này cho rằng không nên kể lể dài dòng về những hoạt động từ thiện vì đó là điểm rất phổ biến trong các bài luận. Thay vào đó, ứng viên nên tập trung những trải nghiệm ấn tượng, khiến cuộc sống của bạn thay đổi. Cách viết cũng nên chân thật, đồng thời thể hiện được hết mong ước, cá tính và những ước muốn cho tương lai của mình.
Mục tiêu chọn trường của Giang không phải là những trường tốp đầu, mà là ngôi trường phù hợp với mình nhất. Khi mà chương trình phổ thông đã khá nặng, Giang muốn chọn những trường “dễ thở” hơn để có thời gian trải nghiệm cuộc sống, nâng cao kỹ năng sống. “Chỉ khi bạn tìm được nơi phù hợp nhất với mình thì bạn mới có thể tỏa sáng”.
Lên kế hoạch cuộc đời từng phút
“Sáng nào em cũng dậy từ 5h, tập gym 1 tiếng rồi mới đi học. Mỗi tuần em tập 5 buổi – đó cũng là những ngày em đi học, cần nhiều năng lượng nhất”- Giang chia sẻ.
Không chỉ tập thể thao ở nhà, Giang còn là đội trưởng đội bóng đá và là thành viên đội bóng rổ của trường. “Bạn phải cho người ta thấy ngoài học ra, bạn còn có cuộc sống của mình. Chỉ học thôi thì bạn sẽ mất đi trải nghiệm cuộc sống trong những năm tháng tuổi trẻ”.
Ít ai biết cô gái 18 tuổi này mỗi ngày đều tự lập một thời gian biểu: giờ học, giờ chơi, giờ tập… tới từng phút. “Ai cũng có 24 tiếng một ngày. Em phải tự nghiêm khắc với bản thân để không bị lãng phí mỗi phút trôi qua. Lên kế hoạch giúp em chơi thoải mái, học tập trung và sống được nhiều hơn”.
Nói về tương lai 5-10 năm nữa, Thu Giang bật mí mơ ước về một “start-up” của riêng mình với tham vọng cải thiện cuộc sống con người, mang đến sự thay đổi ở quy mô vượt tầm quốc gia.
“Start-up là một thứ rất cần thiết với Việt Nam hiện nay. Nó đang là xu hướng của thế giới, và nếu bạn không làm thì bạn sẽ bỏ phí cơ hội của mình”.
Theo Nguyễn Thảo/ Vietnamnet
Học bổng: Đừng xin, hãy cạnh tranh
"Để giành suất học bổng du học mơ ước, bạn hãy mãnh liệt ước mơ, mãnh liệt tìm kiếm và cạnh tranh", Trần An, người giành học bổng nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh, khuyên.
Hãy chiến đầu để giành lấy xuất học bổng mà bạn mơ ước
Ngay từ cách nói quen thuộc "xin học bổng" đã khiến con đường "săn" học bổng của nhiều bạn trẻ gặp những trở ngại tâm lý. Đáng lẽ tự tin thể hiện những ưu điểm, chứng minh mình xứng đáng, các bạn lại biến mình thành mong chờ sự "từ thiện" ngay từ trong ý nghĩ.
"Săn học bổng là cuộc chiến thật sự, mà đối thủ thay đổi mỗi ngày. Lúc đầu sẽ là trận địa thông tin, sau đó là hồ sơ học bổng nhiều bước, hay những ứng viên khác với những ưu điểm nổi bật... Hãy gạt bỏ tư duy xin - cho để có thể chiến thắng", Trần An đưa lời khuyên.
Tự đánh giá năng lực bản thân
Nhiều người nghĩ rằng nói về bản thân là phô trương, em sợ "thùng rỗng kêu to". Nhưng với các nhà tuyển sinh, một ứng viên không đủ tự tin để nói lên những ưu điểm của bản thân thì không thể thuyết phục họ đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Thương, chuyên viên Văn phòng Bộ GD&ĐT cho biết, những tổ chức trao học bổng muốn tìm ra người phù hợp nhất. Họ muốn sinh viên thể hiện rằng, sự đầu tư của họ là không uổng phí.
Hội đồng xét duyệt luôn muốn nhìn thấy rõ con người của ứng viên, muốn biết sinh viên có ý thức về bản thân cao hay thấp. "Những nhà lãnh đạo tiềm năng đều có nhận thức rất sâu sắc về chính con người họ. Các tổ chức luôn muốn trao học bổng cho người đánh giá chính xác được năng lực bản thân", bà Thương nói thêm.
Các sinh viên du học bằng học bổng nhà nước tại thành phố Vorognez, Nga. Ảnh: Thanh Hải.
Tìm kiếm học bổng phù hợp
Nhiều bạn trẻ hăm hở lao vào tìm kiếm học bổng để rồi lạc bước trong vô số website chỉ dẫn trên mạng. Hãy hiểu rằng, bạn phải tốn hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, thậm chí cả năm để săn tìm cho được học bổng mình mong đợi. Không phải tất cả học bổng đều trao cho sinh viên có điểm số xuất sắc, mà là những người phù hợp.
Bạn hãy xem xét những yếu tố sau: Quốc gia (đối với học bổng cho các nước đang phát triển), độ tuổi (học bổng cho giới trẻ), yêu cầu ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo (học bổng lãnh đạo), từng chiến thắng một cuộc thi, có giấy khen ở một lĩnh vực (học bổng tài năng).
Trần Minh Trang, sinh viên giành học bổng 100% của Đại học La Trobe (Victoria, Australia) cho rằng: "Việc tự đánh giá năng lực sẽ giúp bạn trẻ tìm được điểm mạnh của bản thân, xác định học bổng phù hợp, tránh tốn thời gian, công sức hay hy vọng vào một học bổng không thỏa đáng.
"Có những học bổng chỉ cấp cho sinh viên ở quốc gia đang phát triển như các nước Đông Nam Á, hay nhiều tổ chức, chính phủ muốn trao học bổng cho nữ giới...", Minh Trang chia sẻ và cho biết thêm, những ứng viên đáp ứng tiêu chí của học bổng sẽ có thế mạnh nhất định.
Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice Giống như thi The Voice, cuộc chiến giành học bổng tiến sĩ cũng có vòng giấu mặt, đối đầu... Nhưng bạn không nhất thiết phải là quán quân để có một sự nghiệp thành công.
Cuộc chiến với bộ hồ sơ
Bạn từng nghĩ hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục hành chính là lằng nhằng và rắc rối? Các "cao thủ săn học bổng" sẽ cho bạn câu trả lời khác.
"Làm hồ sơ du học không phải điền vào giấy tờ đăng ký theo mẫu có sẵn. Bất cứ loại hồ sơ nào cũng yêu cầu bạn có những thứ cần làm như passport, công chứng giầy tờ, điền theo form, bẳng điểm, chứng nhận tốt nghiệp, chọn hãng chuyển phát nhanh... Và thứ khó nhất chính là SOP (Statement of Purpose)", Minh Trang cho hay.
SOP là thư giới thiệu bản thân, làm sao tạo sự vượt trội so với những ứng viên khác, phù hợp những điều tổ chức học bổng đang kiếm tìm.
Thành Huân, sinh viên giành học bổng Xã hội và Truyền thông tại Đại học Otago, New Zealand, cho rằng, SOP phải không được dựa vào mẫu sẵn có, khẳng định được mối liên hệ cá nhân với học bổng, tìm ra chi tiết đắt giá, độc đáo, thú vị ở bản thân để thêm tính thuyết phục và cuốn hút.
"Khi đăng ký học bổng ngành Xã hội và Truyền thông, mình đã sử dụng kinh nghiệm nhiều năm làm cộng tác viên cho các đài truyền hình và báo mạng", nam sinh chia sẻ.
Có những điều bạn không viết vào SOP thì ban tuyển sinh không bao giờ biết, ví dụ như nhiều năm làm cán sự lớp (nói về khả năng lãnh đạo), chăm chỉ, thường ở lại lớp hỏi bài thầy giáo, hay từng tham gia dự án tình nguyện, có khả năng làm việc nhóm... SOP chính là bài tiểu luận để "khoe sao cho khéo".
"Hãy chia ra phần học tập, hoạt động và sự phù hợp của bạn đối với học bổng, viết cụ thể, cấu trúc rõ ràng, từ ngữ và câu văn không cần hoa mỹ, đơn giản nhưng phải thật nổi bật và không lẫn với các ứng cử viên khác", Thành Huân đưa ra lời khuyên.
Theo Zing
Học bổng không phải để xin Tâm lý xin - cho khi nộp hồ sơ xét tuyển học bổng khiến ứng viên thiếu tự tin, tự đánh trượt mình từ những vòng đầu, vì không gây được ấn tượng với giám khảo. Chỉ cần lướt qua một số trang web hướng dẫn làm hồ sơ du học, hay tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả...