Nữ sinh 15 tuổi trúng tuyển ĐH hàng đầu thế giới
Ngày 1/9 vừa qua, một cô gái sinh đến từ Hồ Nam đã chính thức trở thành tân sinh viên chuyên ngành Hệ thống Thông tin và Quản lý Thông tin của trường của Đại học Bắc Kinh.
Nữ sinh này tên là Khuất Thi Dĩnh, đạt 696 điểm trong kì thi đại học năm 2020. Sự xuất hiện của tân sinh viên này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người, bởi Khuất Thi Dĩnh sinh năm 2005, chỉ mới vừa 15 tuổi.
Khuất Thi Dinh khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi theo bảng xếp hạng QS2021 và bảng xếp hạng THE 2020, Đại học Bắc Kinh xếp thứ 23 trong số các trường ĐH hàng đầu thế giới.
ĐH Bắc Kinh được thành lập năm 1898 được ví như ĐH Cambridge của Trung Quốc. Hàng năm, số lượng sinh viên được nhận vào học tại ĐH Bắc Kinh rất hạn chế.
Xuất thân từ gia đình thuần nông lại có thể đỗ vào ĐH Bắc Kinh, nhất là khi tuổi còn rất nhỏ, Khuất Thi Dĩnh khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ.
Khuất Thi Dĩnh là người Triệu Dương (tỉnh Hồ Nam), là con gái lớn trong một gia đình bình thường thuần nông có 5 người. Bố cô làm việc tự do, là lao động chính của gia đình. Mẹ cô ở nhà nội trợ và chăm sóc các con.
Dưới Khuất Thi Dĩnh còn có 2 người em gái. Trong đó, em gái lớn của cô đang theo học tại trường Tân Thiệu Nhất, với thành tích học tập luôn trong top 5 của lớp.
Khi đi học phổ thông, Khuất Thi Dĩnh đạt được rất nhiều giải thưởng, thành tích xuất sắc như giải Ba cấp quốc gia và giải Nhất cấp tỉnh kỳ thi Học sinh giỏi Toán; Giải nhì Olympic Hóa học cấp tỉnh; giải Ba cấp tỉnh kỳ thi năng lực Vật lý dành cho học sinh trung học toàn quốc; Giải nhất cấp tỉnh kỳ thi năng lực Tiếng Anh dành cho học sinh toàn quốc.
Video đang HOT
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá Khuất Thi Dĩnh là một cô bé ngoan và rất hiểu chuyện, không khiến bố mẹ phải lo lắng. “Trong kì học đầu tiên của năm cấp 3, Dĩnh đã nhận được học bổng 1.500 NDT (khoảng 5 triệu đồng). Với số tiền này, ngoại trừ lấy 200 NDT (khoảng 700 trăm nghìn) để mua tài liệu phục vụ cho việc học tập, còn lại em đều đưa cho mẹ”.
“Số điểm xuất sắc mà Khuất Thi Dĩnh có được là nhờ vào quá trình chăm chỉ, nỗ lực học tập trong suốt một thời gian dài. Hy vọng em ấy sẽ có được một tương lai tốt đẹp, một thế giới rộng lớn hơn để thỏa sức thể hiện tài năng của mình” – cô giáo nói.
Năm 2020, có khoảng 10,7 triệu học sinh tham dự kỳ thi Gaokao, nhưng chỉ 2% được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Trong số đó, chỉ có 0,05% thí sinh (5.000 người) được theo học tại 2 ngôi trường danh tiếng bậc nhất là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh – được ví như là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc.
'Xưởng' luyện thi có hàng trăm học sinh đỗ ĐH hàng đầu thế giới
Trường Trung học Hành Thuỷ (Hành Thuỷ, Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là "siêu xưởng luyện thi đại học" khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước.
Trong kì thi đại học năm 2020, ở ban khoa học xã hội, trường có tới 8/10 học sinh đạt điểm cao nhất của toàn tỉnh Hà Bắc, 24 học sinh đạt trên 667 điểm - chiếm 80% của toàn tỉnh. Tương tự, ở ban khoa học tự nhiên, 8/10 em có điểm cao nhất của toàn tỉnh là học sinh của trường. 75 học sinh ban tự nhiên đạt 700 điểm trở lên, chiếm 69,4% toàn tỉnh.
Không chỉ vậy, theo trang thông tin chính thức của trường, tới nay đã có 73 học sinh được tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, và tổng cộng 214 học sinh của trường trúng tuyển vào hai ngôi trường hàng đầu này sau kì thi tuyển sinh đại học năm nay.
Theo bảng xếp hạng QS2021, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 15, Đại học Bắc Kinh xếp thứ 23 trong số các trường ĐH hàng đầu thế giới.
Còn theo bảng xếp hạng THE 2019 - 2020, Đại học Thanh Hoa xếp thứ 23, Đại học Bắc Kinh xếp ở vị trí số 24.
Thành tích này khiến Trường Trung học Hành Thuỷ trở thành ngôi trường có số lượng học sinh nhập học vào 2 trường nói trên thuộc diện nhiều nhất toàn quốc.
Tuy nhiên, đây không phải là điều quá ngạc nhiên, bởi Trường Trung học Hành Thuỷ từ lâu đã được mệnh danh là một trong những ngôi trường chuyên khắc nghiệt nhất Trung Quốc.
Học sinh Trường Trung học Hành Thủy
Thời gian một ngày mới của học sinh Hành Thuỷ bắt đầu từ 5h30, 5h45 tập thể dục, 6h đọc bài buổi sáng, tới 6h30 ăn sáng.
Các tiết học buổi sáng bắt đầu từ 7h45 tới 12h trưa, và các tiết học buổi chiều bắt đầu từ 14h05 đến 18h45.
Sau 45 phút dành cho bữa tối, học sinh có 20 phút xem tin tức và bước vào 3 tiết tự học buổi tối, tới 21h50 thì đi tắm và tắt điện đi ngủ.
Do đó, trong mắt của nhiều người, Trường Trung học Hành Thuỷ là "công xưởng luyện thi đại học" và các học sinh của trường là "những cỗ máy thi cử". Nhiều chuyên gia giáo dục của Trung Quốc đã từng lên tiếng chỉ trích mô hình giáo dục của ngôi trường này.
"3 Chuyển - 5 Nhường"
Cách đây vài chục năm, Trung học Hành Thuỷ (Hành Trung) vốn chỉ là một ngôi trường bình thường của tỉnh Hà Bắc, cơ sở vật chất nghèo nàn, lương giáo viên thấp, quản lí yếu kém.
Trường bắt đầu được chú ý từ năm 1992, khi tỉ lệ học sinh được lên lớp tăng và đặc biệt là số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường đại học nổi tiếng như ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh.
Theo lãnh đạo nhà trường, kết quả trên là do trường không ngừng đẩy mạnh cải cách giáo dục và dạy học, chuẩn hoá các chương trình giảng dạy phù hợp với mô hình giáo dục đào tạo như thực hiện "3 Chuyển" và "5 Nhường".
Trong đó, "3 Chuyển" là chuyển từ phương pháp giảng dạy học thuộc ghi nhớ tới phương pháp gợi ý khai mở, chuyển việc lắng nghe thụ động của học sinh sang chủ động tham gia, chuyển việc truyền thụ kiến thức thuần tuý sang chú trọng đồng đều về kiến thức và khả năng.
"5 Nhường" là nhường cho học sinh quan sát, suy nghĩ, biểu đạt, chủ động thực hiện và tổng kết trong phạm vi các em có thể.
Hiệu trưởng trường Trung học Hành Thuỷ, ông Hi Hội Toả cho biết nếu chỉ học thêm và làm đề, quan tâm tới điểm số thì tỉ lệ lên lớp chắc chắn không đạt. Đó chỉ là một chỉ số cụ thể trong giáo dục, đằng sau là văn hoá, đội ngũ, tinh thần, triết lí, thương hiệu của trường.
"Tỉ lệ lên lớp cao không có nghĩa là chất lượng giáo dục cao và ngược lại. Nhưng chất lượng giáo dục có thể cải thiện tỉ lệ này. Chất lượng giáo dục cao thì không có lý do gì mà tỉ lệ lên lớp lại giảm".
Còn theo ông Khang Tân Cương, Phó hiệu trưởng nhà trường, thì "ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa mỗi năm đều nhận rất nhiều học sinh Hành Thuỷ. Họ nhìn thấy được tiềm lực phát triển của học sinh Hành Thuỷ, bởi vì trường tổ chức rất nhiều hoạt động, học sinh được tiếp cận toàn diện và rộng rãi, từ đó bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho học sinh, theo đuổi những phẩm chất tài hoa, xuất sắc".
Năm 2020, có khoảng 10,7 triệu học sinh tham dự kỳ thi Gaokao, nhưng chỉ 2% được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Trong số đó, chỉ có 0,05% thí sinh (5.000 người) được theo học tại 2 ngôi trường danh tiếng bậc nhất là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh - được ví như là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc.
(Còn nữa)
Sự bất an của các thí sinh chuẩn bị thi ĐH tại ổ dịch Bắc Kinh Sau khi Bắc Kinh bùng dịch, các học sinh lớp 12 Trung Quốc lại càng suy sụp khi không được tới trường ôn thi đại học. Trong khi đó, kỳ gaokao lần này tỉ lệ chọi rất khốc liệt. Zing trích dịch bài đăng Sixth Tone, đề cập đến nỗi lo lắng dịch bệnh xen lẫn sự căng thẳng thi cử của các...