Nữ sinh 15 tuổi học nhanh chương trình đại học trực tuyến
Trần Bảo Ngân (TP HCM) lên kế hoạch hoàn thành chứng chỉ hai tại FUNiX trong hai tháng, tranh thủ thời gian nghỉ tránh dịch.
Theo học chương trình công nghệ thông tin lấy bằng đại học sớm tại FUNiX từ giữa năm 2019, Trần Bảo Ngân, lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong vừa hoàn thành Chứng chỉ một – Công dân số.
“Đây mới là một phần tám của chương trình đại học nhưng nó chứng minh tôi học được chương trình đại học song song với chương trình THPT”, Bảo Ngân chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Sau Chứng chỉ một, Ngân đã viết được website, phần mềm đầu tiên. Website viết về du lịch, giới thiệu thành phố Cần Thơ – quê ngoại của nữ sinh. Phần mềm là to – do – list cơ bản, giúp quản lý công việc, thời gian.
Nữ sinh cho biết sẽ tranh thủ kỳ nghỉ dài tránh dịch để đẩy nhanh tiến độ học lập trình, trước mắt là hoàn thành chứng chỉ hai – Lập trình viên Ứng dụng Mobile.
Trần Bảo Ngân nhận được lời khen, chúc mừng của Tiến sĩ Trần Nam Dũng – Phó Giám đốc Titan Education, mentor FUNiX sau khi hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số.
Mục tiêu dài hạn của Ngân là hoàn thành chương trình đại học cùng lúc với chương trình THPT. “Em dự định học xong FUNiX có thể đi làm ngay rồi xin học bổng thạc sĩ để tiếp tục nghiên cứu. Khi sớm có nghề nghiệp vững chắc, ba mẹ không phải lo lắng nhiều cho em nữa”, nữ sinh 15 tuổi nói.
Để hiện thực hoá mục tiêu, hàng ngày, thay vì lướt Facebook, “tám” chuyện, đọc truyện hay chơi game, Ngân dành hầu hết thời gian cho việc học.
Theo nữ sinh, học FUNiX giúp tiết kiệm thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Hàng ngày, Ngân cân đối việc học trên trường và học trực tuyến sao cho hiệu quả. Ngoài ra, em còn chủ động tận dụng cơ hội mà trường trực tuyến mang lại để trau dồi kiến thức, kỹ năng, như hỏi – đáp với mentor, tham gia các sự kiện xDay để học hỏi, giao lưu cùng các “đồng môn”, các anh chị đã đi làm hoặc học trước mình.
Video đang HOT
“Với mentor, em thường hỏi thêm những vấn đề thực tế. Khi học về virus trên máy tính, em thắc mắc liệu có bao giờ hacker và người làm bảo mật bắt tay với nhau để làm chuyện xấu hay không? Có bao giờ một người cố tình viết ra virus rồi lại viết phần mềm để chống virus đó?”, nữ sinh lớp 10 chia sẻ.
Ngân còn mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình thực tập sớm tại Doanh nghiệp do FUNiX tổ chức với mong muốn có thêm kiến thức thực tế cho các bài học.
“Một số công ty từ chối vì tuổi em còn nhỏ quá, họ e ngại vấn đề bảo mật. Song cũng có công ty chào đón. Hiện tại, em nhận nhiệm vụ hỗ trợ Marketing cho một công ty – đối tác của FUNiX. Công việc chưa có gì nhiều, nhưng em vẫn thực hiện và báo cáo đều đặn mỗi ngày”, Ngân cho biết.
Đối với cô gái 15 tuổi, ba mẹ là những người quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc học của em. Từ nhỏ, nữ sinh đã được ba mẹ dạy tự học tại nhà nên gần như không đi học thêm, không phải chịu áp lực về thành tích hay điểm số. Nền tảng này giúp Ngân dễ dàng bắt nhịp với mô hình học tập trực tuyến ở FUNiX.
Không chỉ tin tưởng vào bản thân, Trần Bảo Ngân cũng tin tưởng rằng, nhiều học sinh THPT khác cũng có thể lựa chọn học chương trình đại học CNTT của FUNiX. Việc học sinh THPT ở các nước phát triển đi làm thêm, rồi học trước một số môn của đại học là chuyện thường tình, học sinh Việt Nam cũng làm được.
Trần Bảo Ngân (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) thường xuyên tham gia các sự kiện do FUNiX tổ chức để giao lưu, học hỏi cùng các anh chị đi trước và mentor…
“Thần tượng” của Bảo Ngân tại FUNiX là Nguyễn Vũ Khánh Linh – nữ sinh hoàn thành 7 Chứng chỉ tại FUNiX trong vòng 20 tháng. Ngân phấn đấu có thể học nhanh, chất lượng như chị Khánh Linh, để sớm chạm vào mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Chứng kiến quá trình học tập của cô gái 15 tuổi, Tiến sĩ Trần Nam Dũng, Phó Giám đốc Titan Education – mentor FUNIX, người đồng hành với Bảo Ngân từ khi học cấp hai cho rằng nữ sinh là một cô bé nhỏ nhắn cá tính.
“Bảo Ngân có tố chất tốt, quyết tâm cao trong học tập. Ngân đã tham gia nhiều cuộc thi dành cho lứa tuổi học sinh và đạt giải thưởng. Ngoài học tập, Ngân còn chơi thể thao rất tốt”, Tiến sĩ Trần Nam Dũng nhận xét. Mentor Dũng tin tưởng cô học trò của mình sẽ sớm đạt những thành tích tốt trong hướng học tập mới mà em đang theo đuổi này.
Quỳnh Anh
23 học bổng Rumani diện Hiệp định Chính phủ năm 2020
Cục Hợp tác quốc tế thông báo tuyển sinh đi học tại Rumani năm 2020 theo diện Hiệp định Chính phủ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia và Nghiên cứu khoa học Rumani giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, Chính phủ Rumani cấp 20 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; 1 học bổng thực tập chuyên ngành và nghiên cứu; và 2 học bổng thực tập ngôn ngữ. Thời gian đào tạo chuyên ngành chương trình đại học từ 3-4 năm học; Chương trình thạc sĩ 2 năm; Chương trình tiến sĩ 3-4 năm; Chương trình thực tập sinh từ 3-9 tháng.
Chính phủ Rumani miễn học phí cho quá trình học tập, chỗ ở, chăm sóc y tế và học bổng hàng tháng theo mức quy định của Chính phủ Rumani. Phía Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và một lượt về, lệ phí làm hộ chiếu, visa, phí đi đường và cấp bù sinh hoạt phí theo mức quy định của Chính phủ Việt Nam đối với lưu học sinh diện Hiệp định tại Rumani.
Ứng viên dự tuyển, ngoài những yêu cầu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung như có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để học tập; cam kết sẽ trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu Nhà nước; ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học; chỉ được đăng ký 1 ngành học... Và yêu cầu về ngoại ngữ, đối với dự tuyển đi học thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập bằng tiếng Rumani cần có bằng đại học/thạc sĩ học tại Rumani bằng tiếng Rumani; trường hợp ứng viên đăng ký dự tuyển nếu chưa biết tiếng Rumani sẽ được bố trí học 1 năm dự bị tiếng Rumani trước khi vào học chuyên ngành.
Ảnh: Viajarabucarest.com
Ứng viên cũng cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
Đối với học bổng đại học: sinh viên năm thứ nhất của các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam (hệ chính quy tập trung) có kết quả 3 năm học THPT và học kỳ I năm thứ nhất đại học đạt từ 7,0 trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương); Học sinh đang học lớp 12 đã đạt giải tại các kỳ thi quốc tế, quốc gia thuộc đối tượng được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành có kết quả học tập ở bậc THPT đến hết năm học 2019-2020 đạt từ 7,0 trở lên.
Học bổng thạc sĩ: Người có trình độ đại học đạt loại khá trở lên đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học (biên chế hoặc hợp đồng loại dài hạn từ 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 35 tuổi (tính đến 31/5/2020), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển; Sinh viên mới tốt nghiệp đại học với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Rumani hoặc đạt loại giỏi tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước
Học bổng tiến sĩ: Người có trình độ thạc sĩ và có điểm trung bình chung học tập bậc thạc sĩ đạt từ 7,0 trở lên (theo theo điểm 10 hoặc tương đương) đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học (biên chế hoặc hợp đồng loại dài hạn 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 40 tuổi (tính đến 31/5/2020), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển; Người mới tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Rumani hoặc đạt có điểm trung bình chung học tập đạt từ 8,0 trở lên tại Việt Nam (theo thang điểm 10 hoặc tương đương) trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, không quá 35 tuổi (tính đến 31/5/2020), chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.
Học bổng thực tập: Người có trình độ đại học trở lên đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học (biên chế hoặc hợp đồng 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), có thời gian công tác tối thiểu 24 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, không quá 45 tuổi (tính đến 31/5/2020).
Để chuẩn bị, ứng viên cần nộp hồ sơ trực trực tuyến tại website của Cục Hợp tác quốc tế: http://tuyensinh.vied.vn/ và chuyển 3 bộ hồ sơ giấy (1 bộ tiếng Việt và 2 bộ tiếng Anh) đăng ký dự tuyển bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Ha Nôi. Thời hạn cuối cùng Cục Hợp tác quốc tế nhận hồ sơ là ngày 15/4/2020 (tính theo dấu bưu điện và thời gian hoàn thành đăng ký online).
Bộ GDĐT cho biết, sẽ chỉ xem xét ứng viên dự tuyển có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và căn cứ các tiêu chí tuyển chọn sẽ sơ tuyển ứng viên để đề cử với phía Rumani. Kết quả sơ tuyển sẽ được thông báo đến ứng viên qua email trong tháng 5/2020.
Ứng viên đạt yêu cầu, được cơ sở đào tạo phía Rumani tiếp nhận và Chính phủ Rumani cấp visa đi học sẽ được hướng dẫn làm thủ tục cử đi học trong tháng 9 hoặc tháng 10/2020.
P.Anh (toquoc.vn)
Nên tổ chức nhiều đợt thi THPT quốc gia? Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng là dịp để nhìn lại việc tổ chức thi THPT quốc gia, nên chăng tổ chức thành nhiều đợt trong năm? Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2020 tại Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TÂN Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm thu hút gần 1 triệu thí sinh cả nước tham dự để xét...