Nữ sinh 14 tuổi bị bắt vì đùa dại, tự nhận mình là…khủng bố
Một nữ sinh 14 tuổi người Hà Lan đã đăng lên Twitter cá nhân của mình một dòng đe doạ khủng bố hãng hàng không American Airlines như một trò đùa, tuy nhiên cảnh sát lại không nghĩ vậy và đã bắt giữ cô ở Rotterdam, Hà Lan.
Kênh truyền hình Hà Lan BNO News cho hay, cô gái này có tên Sarah đã bị tạm giữ sau một cuộc điều tra riêng của cảnh sát Rotterdam, Hà Lan, chứ không phải từ yêu cầu của tổ chức Mỹ nào.
Dòng cập nhật của Sarah trên Twitter có nội dung nói đến việc cô là một thành viên của tổ chức al-Qaeda và đang lên kế hoạch làm một điều gì đó rất lớn vào ngày 6/1.
Hãng hàng không American Airlines đã vô cùng nghiêm túc với việc này và định thông báo cho cơ quan FBI.
Sau khi bị cảnh báo, cô gái đã vô cùng hoảng loạn và gửi hàng loạt lời giải thích lên Twitter để chứng minh đó chỉ là trò đùa: “Tôi chỉ đùa thôi và đó là do bạn tôi đăng lên chứ không phải tôi, địa chỉ IP là của cô ấy, không phải của tôi. Tôi rất sợ hãi, tôi chỉ là một cô gái da trắng 14 tuổi không phải một kẻ khủng bố”.
Người đại diện hãng hàng không American Airlines cho biết: “Ở Mỹ, an toàn của hành khách là điều quan trọng nhất. Chúng tôi vô cùng nghiêm túc trong vấn đề an ninh”.
“Trò đùa” của Sarah đã khiến cô tự làm hại mình và nó cũng nhanh chóng trở thành một chủ đề nóng hổi trên mạng. Cô gái này đã nhận được hàng trăm tin nhắn lạm dụng trên mạng xã hội và phải khoá tài khoản của mình.
Theo ANTD
Video đang HOT
Những vụ tai nạn máy bay tồi tệ nhất lịch sử thế giới
Số phận của 239 người trên chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia đến nay vẫn chưa thể xác định, sau khi mất tích vào sáng 8/3. Nhưng vụ việc cũng khiến người ta không khỏi buồn khi nhớ lại những các vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất thế giới.
Ngày 3/6/2012, một chiếc McDonnell Douglas MD-83 của hãng hàng không Dana Air đã lao xuống một khu dân cư tại thành phố Lagos lớn nhất nước này, khiến toàn bộ 153 người trên khoang thiệt mạng. Các cuộc điều tra sau đó xác định, sai sót của phi công là nguyên nhân gây ra thảm họa, khi các bơm nhiên liệu không được bật lên, làm cho hai động cơ ngừng hoạt động.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay của Dana Air năm 2012
Ngày 20/4/2012, một chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Bhoja Air đã lao xuống một cách đồng lúa mỳ gần thủ đô Islamabad, Pakistan trong lúc đang cố hạ cánh trong gió bão, làm 127 người thiệt mạng.
Ngày 9/1/2011, 77 người đã thiệt mạng khi một chiếc Boeing 727 của hãng hàng không Iran lao xuống đất và vỡ ra từng mảnh, trong lúc đang hành trình từ Tehran tới thành phố Orumiyeh. 27 người trên chuyến bay may mắn sống sót. Trước khi gặp nạn, phi công của máy bay đã thông báo về trục trặc kỹ thuật trước khi tìm cách hạ cánh.
Ngày 12/5/2010, một chiếc Airbus A330 của Afriqiyah Airways trên đường từ Johannesburg, Nam Phi đã lao xuống sa mạc khi chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Tripoli, Libya, khiến 103 người trên khoang tử nạn, duy nhất còn 1 người sống sót. Nguyên nhân được cho là do phi công gặp sai sót trong thao tác hạ cánh.
Máy bay của Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski bị rơi tại Smolens, Nga
Ngày 10/4/2010, Máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski đã bị rơi tại thành phố Smolensk của Nga, khiến toàn bộ 96 người trên khoang thiệt mạng. Vụ tai nạn đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về khả năng xảy ra ám sát, nhưng kết luận chính thức của giới chức Ba Lan và Nga khẳng định sương mù và sai sót của phi công là nguyên nhân chính.
Ngày 30/6/2009, một chiếc Airbus A310 của hãng hàng không quốc gia Yemen chở theo 153 người, trong đó có 66 người Pháp, đã lao xuống Ấn Độ Dương, gần đảo Comoros, sau hai lần hạ cánh không thành công. Duy nhất một bé gái trên khoang 14 tuổi sống sót.
Ngày 1/6/2009, nước Pháp đã bàng hoàng khi chiếc Airbus A330 của hãng Air France đang trên hành trình từ Brazil tới Paris đã lao xuống biển, làm toàn bộ 216 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Mãi đến tháng 5/2011 mảnh vỡ cùng hộp đen của máy bay mới được vớt lên từ Đại Tây Dương. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là phi công mỏi mệt và gặp sai sót trong quy trình bay.
Lực lượng cứu hộ trục vớt mảnh vỡ chiếc Airbus A330 của Air France
Ngày 25/5/2002, chiếc Boeing 747 của hãng hàng không China Airlines đã vỡ tung trên bầu trời, chỉ 20 phút sau khi cất cánh, và lao xuống eo biển Đài Loan. Tổng cộng 225 người chết, và nguyên nhân tai nạn được xác định do phi công bị mệt mỏi về tinh thần và máy bay bị nứt trên thân.
Ngày 12/11/2001, 265 người đã thiệt mạng, bao gồm cả những cư dân trên mặt đất, khi một chiếc Airbus A300 của American Airlines bị rơi sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy ở New York. Theo điều tra, cơ phó của chuyến bay đã phản ứng sai khi máy bay gặp nhiễu động, khiến đuôi máy bay bị gãy.
Ngày 31/10/1999, 217 người đã thiệt mạng khi chiếc Boeing 767 của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir đã bị rơi tại Nantucket, Mỹ không lâu sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy, New York. Điều tra của Ban an toàn giao thông hàng không Mỹ nhận định, cơ phó của chuyến bay đã quyết định tự sát. Người này đã nói những lời cầu nguyện rằng "con phó thác số phận mình trong bàn tay Chúa", không lâu trước khi máy bay lao xuống một góc 40 độ. Người này cũng đã tắt động cơ máy bay.
Lực lượng cứu hộ tới hiện trường vụ chiếc Airbus A300 của American Airlines bị nạnnăm 2001
Ngày 2/9/1998, chiếc McDonnell-Douglas của hãng hàng không Thụy Sỹ Swissair đã lao xuống Đại Tây Dương, gần Nova Scotia, Canada, làm toàn bộ 229 người chết. Nguyên nhân là do có lửa cháy trong khoang lái và cơ trưởng không thể rập lửa, khiến máy bay mất độ cao.
Ngày 12/11/1996, 349 người đã thiệt mạng khi một chiếc Boeing 747 của Ả rập xê út đã đâm phải một máy bay chở hàng của Kazakh Airlines trên bầu trời gần sân bay New Delhi.
Ngày 26/4/1994, một chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Đài Loan China Airlines đã bị rơi trong lúc hạ cánh xuống sân bay Nagoya, của Nhật, làm 264 trong tổng số 271 người trên khoang thiệt mạng.
Ngày 27/3/1977, vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không thương mại thế giới đã xảy ra trên đảo Tenerife, nằm ngoài khơi bờ biển Tây Phi làm 583 người thiệt mạng. Hai chiếc Boeing 747 đã lao vào nhau trên đường băng trong điều kiện thời tiết sương mù dày đặc tại sân bay Los Rodeos.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Bắc Kinh thẳng thừng từ chối đề nghị của Thủ tướng Nhật Bắc Kinh và Seoul ngày 6/12 đã phản ứng lạnh nhạt với lời đề nghị trước đó của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Trung Quốc và Hàn Quốc. Thủ tướng Nhật Abe trong chuyến thăm đền Yasukuni sáng 26/12. "Ông Abe liên tục cho rằng ông nỗ lực cải thiện quan...