Nữ phóng viên Australia kể về cuộc đối đầu ở giàn khoan 981
Samantha Hawley, phóng viên của hãng tin Australia ABC, là một trong nhiều nhà báo nước ngoài có cơ hội ra Hoàng Sa bằng tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam.
Nữ phóng viên Australia kể về cuộc đối đầu ở giàn khoan 981
Samantha Hawley, phóng viên của hãng tin Australia ABC, là một trong nhiều nhà báo nước ngoài có cơ hội ra Hoàng Sa bằng tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam. Nữ phóng viên cho hay cô cảm thấy lo lắng bởi không chỉ đang tiến ra một trong những vùng biển căng thẳng nhất trên thế giới mà còn bởi điều kiện liên lạc trên tàu cũng rất hạn chế.
Sau khi xuất phát từ Đà Nẵng và trải qua một đêm trên biển, Hawley được chuyển sang tàu cảnh sát biển 8003 lớn hơn với trọng tải 1.600 tấn và đưa đến vùng biển cách giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép chỉ khoảng 10 hải lý.
“Ngay lập tức chúng tôi bị các tàu Trung Quốc vây quanh”, cô kể. Cô được thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng cho hay có 17 tàu Trung Quốc quanh đó.
Các tàu Trung Quốc bám theo phía sau tàu Việt Nam. Có thời điểm, khi tàu Trung Quốc tiến sát, Hawley và các phóng viên được các cảnh sát biển yêu cầu vào bên trong tàu để tránh nguy hiểm. Đứng ở hành lang mạn tàu, Hawley cho biết nhiều lúc cô ra ngoài để có thể quay được cảnh những gì đang diễn ra.
Video đang HOT
Vào ngày thứ tư trên tàu, Hawley được tiếp cận vùng nước chỉ cách giàn khoan 8 hải lý.
Hai lần một ngày, tàu 8003 nhảy múa với các tàu Trung Quốc. Khi con tàu đến gần giàn khoan, tàu hải cảnh Trung Quốc bỗng nhiên trở nên hung tợn như một con chó gác nhà bị đánh thức.
Từ loa phóng thanh, những lời tuyên truyền của Việt Nam vang lên bằng ba thứ tiếng: Việt, Trung và Anh, khẳng định đây là vùng nước thuộc quyền chủ quyền Việt Nam và người Trung Quốc không có quyền ở đây.
“Ngay lập tức các tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện và vây quanh tàu Việt Nam. Đó là một tình thế rất căng thẳng, phía Việt Nam lặp lại yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cuộc rượt đuổi lại bắt đầu”, cô kể. “Nó thật sự giống như trò mèo đuổi chuột nhưng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn”.
Theo Hawley, tình hình trên thực địa cho thấy rõ ràng Trung Quốc có số lượng tàu áp đảo gấp nhiều lần so với Việt Nam.
Vào ngày cuối cùng trên biển, tàu của Hawley bị 10 tàu Trung Quốc vây quanh. Các tàu này vờn quanh tàu CSB 8003 và có lúc tiến sát như chuẩn bị đâm vào. Trong khi đó, cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên trì dùng loa để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc ngừng hành động xâm phạm chủ quyền và rút khỏi vùng biển Việt Nam.
Sau 5 ngày, Hawley được chuyển sang một tàu cảnh sát biển nhỏ hơn và quay trở về Đà Nẵng.
“Chuyến đi này không dễ dàng gì nhưng rất quan trọng, bởi những gì đang diễn ra có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với khu vực và thế giới”, nữ phóng viên Australia nói.
Theo Xahoi
Quốc tế nói gì về giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc ở Biển Đông?
Xung quanh vụ việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ hai vào Biển Đông, dư luận quốc tế cũng đã có những bình luận trên các trang báo.
Ngày 18/6, website của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này đưa giàn khoan Nam Hải 9 vào Biển Đông. Đây là giàn khoan thứ hai mà Trung Quốc đưa ra biển thăm dò, khai thác dầu khí trong thời gian rất ngắn.
Hầu hết các tờ báo lớn của thế giới đều đưa tin về vụ việc này, cụ thể như hãng tin AP, hãng tin Reuters, tờ ABC News của Mỹ, tờ Japan Times của Nhật Bản, tờ Wall Street Journal, Tờ Epouch Times,...
Vị trí mà giàn khoan Nam Hải 9 thứ hai của Trung Quốc hạ đặt.
Đặc biệt, một số tờ cũng đã bình luận thêm về giàn khoan Nam Hải 9 với thái độ khá thận trọng, tuy nhiên nhìn chung đều đưa đến kết luận rằng Trung Quốc đang có những động thái đáng chú ý trong thời điểm căng thẳng do hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Theo đó, Trung Quốc muốn khẳng định tham vọng trong hoạt động khai khoáng của họ ở cả vùng biển tranh chấp lẫn không tranh chấp.
Tờ Channel News Asia của Singapore bình luận: "Việc di chuyển giàn khoan được thực hiện ngay khi các quan chức Việt Nam và Trung Quốc cho biết không có tiến bộ nào trong các cuộc đàm phán cấp cao về việc giải quyết giàn khoan trước đó của Bắc Kinh".
Tờ New York Times bình luận: "Tọa độ được cho là vị trí cuối cùng mà giàn khoan mới (Nam Hải 9) được quyền hạ đặt là trên hoặc gần đường cách đều giữa bờ biển Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc), bà Holly Morrow, một thành viên dự án Địa chính trị và Năng lượng tại Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế thuộc Đại học Harvard, cho biết.
Bà Morrow cũng nhận định sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cố tình hạ đặt giàn khoan trong cả vùng biển tranh chấp lẫn không tranh chấp để nhấn mạnh quan điểm của họ, rằng tất cả các giàn khoan (mà quốc gia này hạ đặt) "đều hoạt động bình thường".
Tạp chí Đối Ngoại (The Diplomat) nhận định: "Giàn khoan này sẽ không khiêu khích Việt Nam như Hải Dương 981 đã làm. Tuy nhiên, thời gian tuyên bố đưa giàn khoan thứ hai này gây ra sự tò mò lớn cho dư luận khi nó trùng với thời điểm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có mặt ở Hà Nội để thảo luận với quan chức Việt Nam một số vấn đề nhằm giảm bớt căng thẳng song phương".
Theo Infonet
Sau Nam Hải 9, Trung Quốc đưa thêm 3 giàn khoan vào Biển Đông Sau chưa đầy 2 tháng đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đang điều thêm 3 giàn khoan tới Biển Đông để khai thác dầu mỏ và khí đốt, gây bất ổn an ninh trong khu vực. Hãng tin Reuters cho hay theo thông tin đăng tải trên website của Tổng cục An toàn...