Nụ hôn động viên con trước giờ thi vào chuyên Trần Đại Nghĩa
Chỉ có 360 suất học ở trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) trong khi có gần 5.000 em dự thi nên cuộc đua vào trường rất khốc liệt khiến nhiều phụ huynh và học sinh căng thẳng.
Trong hai ngày 29 và 30/6, gần 5.000 học sinh tiểu học ở TP.HCM bắt đầu cuộc đua vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP HCM) để tranh 360 suất học. Đây là trường chuyên duy nhất ở TP.HCM được hưởng đặc quyền đào tạo hệ THCS và tổ chức thi tuyển lớp 6. Ở ngày thi cuối cùng (môn Toán), hầu hết phụ huynh đã đưa con tới trường từ 6h30, dù 8h mới bắt đầu làm bài.
Những nụ hôn cha mẹ dành cho con trước khi bước vào giờ thi cằng thẳng. Năm nay trường nhận được 4.843 hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 6. Với tỷ lệ chọi 1/13,5, để giành được một suất vào trường, thí sinh căng thẳng hơn cả thi ĐH.
Nhiều em có mặt ở trường từ sớm nên cha mẹ phải tranh thủ cho con ăn sáng, uống nước ngay khi vừa tới cổng trường.
Phụ huynh kiểm tra lại sách vở, tài liệu và động viên con trước khi vào phòng thi.
Video đang HOT
Một phụ huynh ngóng theo con đến khi vào tới trong sân trường.
Theo quy định, học sinh muốn thi vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa phải hoàn thành chương trình cấp tiểu học tại TP.HCM và hai môn tiếng Việt và Toán đạt loại Giỏi. Ngoài ra các em phải trên 11 tuổi.
Một bà mẹ vẫy tay chào, cùng lời chúc cho con thi tốt.
Học sinh xem lại lịch thi dán ngay trước cổng trường. Thí sinh dự thi 3 môn Tiếng Việt; tiếng Anh và Toán trong đó thời gian môn Tiếng Việt và Toán 90 phút, môn Tiếng Anh 60 phút.
Nét mặt đầy lo lắng của học sinh.
Trong sân trường, nhiều em cũng tỏ ra căng thẳng
Bên ngoài sân trường, phụ huynh với ánh mắt lo âu, mệt mỏi.
Gần 8h, chuẩn bị làm bài, một số học sinh vội vàng chạy vào phòng thi.
Theo zing
"Con cứ vững vàng giữ lấy biển đảo"
Hơn 1 năm trước, cuộc truy lùng con tàu bị cướp và trận chiến bắt sống 11 tên cướp biển quốc tế có trang bị vũ khí nóng của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã thành công. Trong số những chiến sỹ Cảnh sát Biển Vùng 3 tham gia trấn áp nhóm cướp biển nguy hiểm ấy có Trung úy Trần Trường Giang.
Và hôm nay đây, khi anh đang cùng đồng đội làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương, chúng tôi mới có dịp qua thăm gia đình anh, nơi có bố mẹ và em gái anh ngày ngày nén lại nhớ thương để động viên con trai - anh trai mình cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó.
1. Chúng tôi có mặt trước căn nhà cấp 4 đơn sơ ở khu tập thể Công ty Cổ phần Cơ khí Đại Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Nơi đây chính là tổ ấm của Trung úy Trần Trường Giang, người đang trực tiếp thực thi nhiệm vụ trên tàu Cảnh sát Biển mang số hiệu CSB 8001. Trong căn nhà nhỏ, bà Đào Kim Anh, mẹ của Trung úy Trần Trường Giang (SN 1985) đang tất bật chuẩn bị quà cáp để gửi ra ngoài Biển Đông cho con trai và đồng đội. Tất cả những món quà gửi ra đều là sản vật từ quê nhà như vải, nem chua, những quả ớt tươi... Bên cạnh mẹ Trung úy Trần Trường Giang còn có bà con hàng xóm, các bà, các chị trong tổ dân phố Nhuệ Giang, họ đến mỗi người một chút muốn góp thêm tinh thần cho con trai bà khi biết bà sắp ra thăm con đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương.
Trong căn nhà có phần tuềnh toàng là một không khí khác hẳn, thật đông những người hàng xóm, láng giềng họ đến để thăm hỏi, động viên gia đình, tất cả như xích lại gần nhau hơn để hướng về nơi con em mình ngày đêm chiến đấu, mong sao những người lính trẻ ấy cũng đồng đội sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó. Và dù đã rất cố gắng nhưng người mẹ này - bà Kim Anh vẫn không thể ngăn nổi nước mắt. "Tôi xác đinh đặt vé đi Đà Nẵng. Và hơn tất thảy tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cho bản thân mình, là một người mẹ, nếu may mắn được ra thăm con cùng đồng đội của con là điều tuyệt vời nhất; còn nếu không gặp được con thì tôi sẽ gửi ít quà quê hương tuy đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều tình cảm để sẻ chia đến các chiến sĩ nơi con tôi đang công tác. Riêng với Giang, tôi lúc nào cũng mong con cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng giữ lấy biển đảo", bà Kim Anh tâm sự.
2. Trung úy Trần Trường Giang thi đỗ vào Học viện Khoa học Quân sự năm 2009. Ra trường, Trần Trường Giang được điều động về công tác tại Phòng Pháp luật, Vùng 3, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Tại đây Trung úy Trần Trường Giang và đồng đội đã lập được nhiều chiến tích trong đó phải kể chiến công anh cùng đồng đội dũng cảm mưu trí bắt sống 11 tên cướp biển quốc tế ngày 22-11-2012, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương, khen ngợi.
Cho đến một ngày đầu tháng 5-2014, bà Đào Kim Anh, mẹ Trung úy Trần Trường Giang liên lạc với con trai nhưng không có tín hiệu trả lời. Nỗi lo lắng của một người mẹ trào dâng, bà đã gọi điện tới đơn vị con trai mình đang công tác mới biết được thông tin: con trai bà được đã lên đường nhận nhiệm vụ mới. Bà bảo biết vậy nhưng nghe xong cuộc điện thoại đó cứ bần thần cả người. Tối ngày hôm đó, cũng đúng là chương trình truyền hình công bố Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bà mới hiểu và thông suốt hai tiếng "nhiệm vụ" mà con trai mình cùng đồng đội đang phải gánh vác. Và cũng kể từ ngày hôm đó, bà Kim Anh chỉ biết dõi theo mọi dòng thời sự trên báo đài hàng ngày như cách duy nhất để hy vọng nhìn thấy hình ảnh thân thương của con trai mình. "Đến khi trên tivi phát sóng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam tôi mới à lên rằng con mình đã đi công tác. Thế là tôi òa lên khóc nức nở, nguyên do là vì tôi chưa chuẩn sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cho bản thân mình trước, mặc dù biết con đi làm nhiệm vụ đấy. Thế là cứ mỗi khi đài, tivi phát chương trình thời sự là tôi lại ngồi dán mắt vào màn hình, "ôm" lấy cái tivi như thể ôm chính con trai mình vậy!"...
Vốn là một gia đình có truyền thống cách mạng, ông Trần Văn Bộ, bố của Trung úy Trần Trường Giang khi biết tin con trai mình đang làm nhiệm vụ ở xa cũng không khỏi lo lắng và thương con. Tuy nhiên đã từng là một người lính tham gia chiến đấu, ông rất đỗi tự hào về người con trai của mình. "Nếu nói về tự hào thì trước kia con phải tự hào về bố, nhưng nay thì bố mẹ rất tự hào về con cùng đồng đội - những người lính trẻ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, tiếp bước truyền thống cha ông. Con hãy yên tâm, cố gắng cùng đồng đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng của cha ông mình đã dành được", ông Trần Văn Bộ nói với chúng tôi mà như thể muốn gửi lời nhắn nhủ, dặn dò tới con trai mình...
3.Bà Đào Kim Anh cho biết dịp về thăm nhà gần đây nhất của Trung úy Trần Trường Giang cũng hơn nửa năm rồi. Đó là đợt nghỉ phép cuối năm 2013, anh chỉ kịp sửa lại cho mẹ mái nhà bị dột, mua những tấm xốp để ốp xung quanh nhà cho mùa hè tới bố mẹ và em gái ở đỡ bị nóng. Có đến, có tận mắt chứng kiến mới thấy trái ngược với sự đơn giản trong ngôi nhà là tình cảm gia đình dành cho nhau. "Hai vợ chồng tôi đều là bộ đội nghỉ hưu, thu nhập cũng chỉ đủ nuôi hai con ăn học, Giang là vậy, còn cháu gái thứ hai hiện vẫn đang học văn bằng hai hệ đại học. Từ ngày Giang đi xa, cháu gái thứ hai thay anh chăm sóc bố mẹ theo đúng lời nhắn gửi của anh...", bà Kim Anh tâm sự.
Là một người phụ nữ dễ xúc động, thường trực rơi nước mắt, nhưng thi thoảng bà cũng ánh lên niềm vui trong khi trò chuyện, đó là về những câu chuyện riêng tư của cậu con trai: "Dịp về nghỉ phép vừa rồi, Giang khoe đã có người yêu khiến cả nhà mừng lắm! Mọi dự định đã được lên kế hoạch, đó là đón Tết Nguyên đán xong cả gia đình sẽ vào TP.HCM gặp con dâu tương lai, cũng là để hợp phép xin gia đình nhà gái cho hai cháu được tìm hiểu nhau. Rồi mọi chuyện lại chẳng được như ý, khi vào đến nơi, Giang đã cùng đơn vị đi thực hiện nhiệm vụ ngoài biển rồi, thôi đành để dịp khác" - bà Kim Anh kể - "Lần thứ hai đúng vào dịp 30-4, hai mẹ con hẹn nhau mang cơi trầu đến dạm ngõ nhà gái. Vậy mà cũng như lần trước, khi tôi vào cũng chỉ tranh thủ thời gian gặp Giang cùng đồng đội của con ở trên tàu, mẹ con ăn bữa cơm vội rồi Giang lại ra khơi làm nhiệm vụ đột xuất. Quyết không để dịp khác giống lần đầu, tôi đành một mình đến nhà gái hỏi vợ cho con. Nhiều lúc nghĩ cũng tội chúng nó, nhưng khó khăn biết mấy cũng phải biết vượt qua, bền lòng, thông cảm, chia sẻ với nhau bởi nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng "...
Khi nghe tình hình Biển Đông căng thẳng, bà Kim Anh đã gọi điện cho Trần Nguyễn Nhật Linh (SN 1990), người yêu của Trung úy Trần Trường Giang nói rằng: Mẹ cảm ơn con đã dành tình yêu cho Giang. Nhưng bây giờ, Giang đang ở nơi nguy hiểm, chưa biết ngày nào mới trở về, hay con cứ gọi mẹ là bác thôi... Ở đầu bên kia, bà Kim Anh nghe thấy tiếng khóc nghẹn ngào của Linh. Sau hôm ấy, ngày nào Linh cũng gọi điện, nhắn tin động viên bà nhiều hơn. "Chúng con yêu nhau, do nhiệm vụ, anh Giang không sợ hiểm nguy, kiên cường bám biển. Việc làm của anh và đồng đội đang được cả dân tộc mình dõi theo, cảm phục. Mẹ ơi, chính sự cách xa, không sợ hy sinh gian khổ ấy càng làm con tự hào, trân trọng và yêu anh Giang hơn..." - Vậy đó, đó là những lời bộc bạch của cô con dâu tương lai khiến bà Kim Anh ấm lòng. Trong chiếc điện thoại di động của bà thật nhiều tin nhắn mà người gửi đến là của cô gái Trần Nguyễn Nhật Linh - "Mẹ ơi! Mẹ ăn cơm chưa? Mẹ hãy cố gắng ăn nhiều cho khỏe để chờ ngày anh Giang về còn lo đám cưới cho chúng con"; "Mẹ ơi! Con nhớ anh Giang lắm!"; "Mẹ ơi! Thời tiết thay đổi mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!"...
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với bà Kim Anh, mẹ Trung úy Trần Trường Giang vô cùng xúc động. Tự hào về con, ngắm nhìn mãi bức ảnh của con bà bảo: Sinh con ra và đặt tên là Trường Giang cũng không thể nghĩ được xa đến vậy, đó là ngày con trưởng thành sẽ gắn cuộc đời với khơi xa, sóng biển Biển Đông. Thế nhưng, bà hiểu nhiệm vụ của một người lính khi Tổ quốc cần nên đã nén nỗi nhớ thương lại để gửi tới con và đồng đội của con lời nhắn nhủ: Các con hãy yên tâm công tác, con cùng đồng đội tiếp tục bám biển, kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi tin rằng, Trung úy Trần Trường Giang nơi biển xa sẽ càng vững tin khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bởi hậu phương đang có người mẹ, người thương một lòng thủy chung son sắt, dành hết tình cảm cho anh. Chính tình cảm, tấm lòng của hậu phương, và đặc biệt là những tấm lòng, những sẻ chia của hơn 90 triệu nhân dân trong đất liền luôn hướng về biển đảo sẽ tiếp thêm sức mạnh, khiến tất cả những người lính sẽ vững tâm thực hiện nhiệm vụ. Tổ quốc luôn là tất cả!
Theo ANTD
"Muốn giữ con tàu làm bằng chứng tội ác của Trung Quốc" "Với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, nếu đủ khả năng tôi sẽ đóng lại tàu mới; còn chiếc tàu kia tôi sẽ giữ nguyên, không sửa chữa làm bằng chứng tố cáo tội ác của Trung Quốc", bà Huỳnh Thị Như Hoa nói. Chiều 2/6, Thành ủy, UBND, UB MTTQVN TP Đà Nẵng đã đến thăm hỏi, động viên...