“Nữ hoàng cá tra” lao đao
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã và đang phả hơi nóng lên hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, khiến Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) lao đao.
Trong ngành thủy sản Việt Nam, không chỉ có “Vua cá tra” Dương Ngọc Minh- Chủ tịch HĐQT CTCP Hùng Vương (HVG), mà còn có một danh xưng khác là “ Nữ hoàng cá tra” được mặc nhiên gắn với bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT VHC.
Từ phong độ ổn định…
Nếu như Thủy sản Hùng Vương đang “mắc cạn”, còn Thủy sản Hùng Cá khá “im hơi lặng tiếng”, thì VHC được xem là doanh nghiệp có phong độ kinh doanh ổn định. Điều đó được chứng minh qua chiến lược phát triển thị trường ở Mỹ, EU, Trung Quốc và nhiều năm tăng trưởng của VHC. Trong giai đoạn 2016-2018, doanh thu của VHC đạt mức tăng trưởng khá đều (hơn 7.303 tỷ đồng năm 2016; hơn 8.151 tỷ đồng năm 2017; hơn 9.271 tỷ đồng năm 2018).
Trong khi đó, cũng trong giai đoạn nói trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Thủy sản Hùng Vương lại vô cùng bấp bênh, nếu không muốn nói là đi theo đồ thị “phú quý giật lùi” với hơn 18.000 tỷ doanh thu năm 2016, còn hơn 15.000 tỷ đồng năm 2017 và chỉ còn khoảng 8.000 tỷ đồng năm 2018.
Đáng chú ý, trong khi Thủy sản Hùng Vương liên tục gây hoang mang cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HVG với các con số lỗ lũy kế lên tới gần 900 tỷ đồng dù nỗ lực vẫy vùng tái cấu trúc, thì VHC có vẻ kinh doanh ổn định với chỉ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất thấp, tồn kho thấp, đầu tư chuỗi khá đầy đủ và giữ được thị trường.
981 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của VHC, giúp doanh nghiệp này hoàn thành được 80 kế hoạch năm.
… đến tín hiệu suy thoái
Nhưng đó là chuyện của năm 2018 trở về trước. Đến 2019, lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã và đang không ngừng bộc lộ những khó khăn mới, khiến những doanh nghiệp được điều hành bởi những cái đầu lạnh, ít phiêu lưu nhất – như VHC cũng khó tránh tác động tiêu cực.
Trong một thống kê công bố tháng 7/2019, TS. Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright, cho biết, danh mục mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thay thế Trung Quốc vào Mỹ có giá trị được tính khoảng 13 tỷ USD, trong đó nông thủy sản chiếm khoảng 22,1%.
Tuy nhiên, tính toán trên chưa bao gồm yếu tố dự trữ và thị trường Mỹ suy giảm nhập khẩu, dù rằng thủy sản vẫn nằm trong danh mục thay thế cho hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Tại VHC, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp đã sụt liên tiếp trong quý III/2019. Trong đó, giá trị xuất khẩu tháng 7 đạt 28 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái; Giá trị xuất khẩu tháng 8 giảm xuống còn 27 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, trong quý 3, doanh thu của VHC chỉ đạt 1.882 tỷ đồng, giảm 25,5% và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 253 tỷ đồng, giảm tới 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, VHC ghi nhận doanh thu thuần 5.696 tỷ đồng, giảm 13% và lợi nhuận sau thuế 981 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
VHC lý giải rằng, thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ đang chiếm tới 60% giá trị xuất khẩu của VHC, đã và đang suy giảm nhu cầu là do các nhà nhập khẩu đã có sự dự trữ sẵn trước thương chiến Mỹ- Trung. Giả định quy mô dự trữ này dài lâu hơn dự đoán, và Mỹ- Trung ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, thì giá cá tra có thể không phục hồi nhanh như mong đợi. Theo đó, ngôi nữ vương cá tra xuất khẩu của VHC chắc chắn sẽ bị “lung lay”. Điều đó một lần nữa cũng nói lên rằng, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ bị tác động bởi thị trường quốc tế, nếu không có kịch bản dự báo đúng, sẽ luôn hứng chịu rủi ro.
Lê Mỹ
Theo Enternews.vn
Cổ phiếu giảm 30% từ đỉnh, triển vọng nào cho 'nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn?
Việc sản lượng cũng như doanh thu của Vĩnh Hoàn có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2019 và tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 7 và tháng 8 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về triển vọng phát triển của "nữ hoàng cá tra".
Cổ phiếu giảm 30% từ đỉnh, triển vọng nào cho 'nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn?
Khoảng gần 1 năm trở lại đây, cổ phiếu VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn liên tục suy giảm sau thời kỳ tăng giá mạnh trước đó.
Tính toán cho thấy, thị giá của VHC đã giảm 30% từ đỉnh. Cụ thể, trong khi thị giá chốt phiên ngày 23/11/2018 là 110.080 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh sau 2 lần chia cổ tức) thì đến phiên 12/9/2019, thị giá VHC chỉ còn 77.000 đồng/cổ phiếu.
Thị giá cổ phiếu VHC suy giảm nhìn chung liên quan đến 2 nguyên nhân. Thứ nhất, VHC đã ghi nhận thời kỳ tăng giá rất mạnh trước khi đạt đỉnh vào ngày 23/11/2018 và việc điều chỉnh sau đó là diễn tiến không lạ.
Thống kê cho thấy, thị giá VHC đã tăng gấp đôi sau 8 tháng, từ mức khoảng 51.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 4/2018.
Nguyên nhân thứ hai đến từ việc sản lượng cũng như doanh thu của Vĩnh Hoàn có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2019 và tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 7 và tháng 8. Đà tăng lợi nhuận theo đó cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái cũng như so với quý liền trước.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của Vĩnh hoàn giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận gộp vẫn tăng 19% do diễn biến thuận lợi của giá vốn. Cộng thêm với nguồn thu đột biến, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Vĩnh Hoàn vẫn tăng mạnh 64%.
Tuy nhiên, tình hình kém khả quan hơn nhiều nếu xét riêng quý II/2019. Theo đó, doanh thu thuần của "nữ hoàng cá tra" giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp giảm 7,1%. Lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 19%, thấp hơn nhiều mặt bằng tăng trưởng từ quý I/2019 đổ về trước.
Theo thông tin mới nhất từ Vĩnh Hoàn, giá trị xuất khẩu trong tháng 8/2019 của công ty đạt 27 triệu USD, giảm tới 31% so với tháng 8/2018.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp Vĩnh Hoàn ghi nhận giá trị xuất khẩu giảm. Trước đó, tháng 7/2018, giá trị xuất khẩu của công ty này đạt 28 triệu USD, giảm 23% so với tháng 7/2018.
Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu của "nữ hoàng cá tra" giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu VHC đã giảm 30% từ đỉnh
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giai đoạn khó khăn hiện tại của Vĩnh Hoàn chỉ mang yếu tố mùa vụ ngắn hạn và phần nào cũng chịu ảnh hưởng bởi những bất ổn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
BVSC cho hay, nhập khẩu cá tra 7 tháng đầu năm vào thị trường Mỹ đã giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái, do mức tồn kho cao và tâm lý chờ đợi kết quả cuối cùng của kỳ POR14 (tháng 05/2019).
Ngoài ra, công ty chứng khoán này cho rằng diễn biến từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam trong ngắn hạn, khi các nhà nhập khẩu Mỹ chủ động dự trữ thủy sản Trung Quốc trước ngày các mức thuế trừng phạt có hiệu lực.
Dài hạn hơn, bối cảnh ở các thị trường xuất khẩu đang ghi nhận những tín hiệu tích cực cho Vĩnh Hoàn.
Tại thị trường Mỹ, năm 2019, Vĩnh Hoàn tiếp tục duy trì được lợi thế cạnh tranh khi tiếp tục được hưởng mức thuế CBPG 0 USD/kg.
Cùng với đó, triển vọng sẽ trở nên tích cực hơn vào các tháng cuối năm 2019, khi mức tồn kho đông lạnh tại thị trường này giảm.
Trong dài hạn, việc Trung Quốc bị đánh thuế bởi chiến tranh thương mại là cơ hội cho thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần của mình. BVSC kỳ vọng cá tra Việt Nam sẽ gia tăng được sản lượng của mình tại thị trường Mỹ, thay thế thị phần của cá rô phi của Trung Quốc trong những năm tới.
Bản thân ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn cũng kỳ vọng lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ phục hồi vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng hai con số, sau một năm 2019 khó khăn.
Tại thị trường EU, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm liên tục từ năm 2012 đến 2017 với mức giảm trung bình 13,6%/năm do cá tra Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng cá khác, mà còn vấp phải các chiến dịch tẩy chay trên truyền thông, tuy nhiên, nhờ tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng cường các chiến dịch marketing hiệu quả mà xuất khẩu sang thị trường này đã bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc.
Nối liền với mức tăng 20% của năm 2018, 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh khó khăn từ các thị trường khác.
BVSC cho rằng nguồn cung cá nguyên liệu dồi dào của năm nay cũng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là Vĩnh Hoàn với thị phần lớn nhất ở EU, khai thác hiệu quả hơn thị trường tiềm năng này.
Đối với thị trường Trung Quốc, Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiện đang ảnh hưởng rất mạnh vào nguồn cung lương thực của Trung Quốc. Tính đến tháng 8, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng đàn lợn của quốc gia này đã giảm gần 1/3, trong khi đó Rabobank cũng đồng thời đưa ra dự báo mức giảm có thể lên đến 50% vào cuối năm nay.
Việc này đã đẩy giá bán lẻ thịt lợn tăng lên rất cao trong thời gian qua.
BVSC đánh giá đây là cơ hội cho cá tra Việt Nam, khi người dân có xu hướng chuyển sang các loại thịt khác nhằm thay thế cho thịt lợn. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc hiện đang đi ngang so với năm 2018 và được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm.
Mặc dù khá lạc quan vào triển vọng dài hạn nhưng trong ngắn hạn, BVSC vẫn đưa ra dự báo thận trọng cho kết quả kinh doanh năm 2019 của Vĩnh Hoàn.
Theo đó, công ty chứng khoán này dự báo doanh thu Vĩnh Hoàn đạt 8.861 tỷ đồng trong năm 2019, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế dự báo đạt 1.390 tỷ đồng, giảm 3,6%.
Dự báo này dựa trên ước tính cả năm 2019, sản lượng xuất khẩu của Vĩnh Hoàn giảm 10,5% so với năm 2018. Cùng với đó, ước tính giá bán trung bình fillet cá tra đông lạnh giảm 10%; giá cá nguyên liệu thu mua trên thị trường giảm bình quân 21,2%.
Thanh Long
Theo vietnamfinance
'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn chưa thể thoát 'mùa nước cạn' Mặc dù giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn có thể cải thiện từ quý IV/2019 và tăng trong năm 2020 giúp tăng doanh thu nhưng lợi nhuận ròng của "nữ hoàng cá tra" được dự báo sẽ giảm trong cả năm 2019 và năm 2020. 'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn chưa thể thoát 'mùa nước cạn' Công ty Cổ phần Vĩnh...